Quản trị kinh doanh tài chính là gì

Ngành quản trị kinh doanh là ngành học đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, ngành của những con người có tính cách mở, hướng ngoại, dám làm dám chịu trách nhiệm. Vậy ngành này học những gì? Ra trường bạn sẽ làm gì? Giải đáp được những câu hỏi này chính là bước đầu tiên trong việc định hướng nghề nghiệp sau này.

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh và những lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính và tiếp thị.

Quản trị kinh doanh là một trong những ngành nghề "lên ngôi" trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành cho nhóm ngành quản trị và kinh doanh. Thông thường khi nhắc đến ngành quản trị kinh doanh là nhắc đến chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, ngoài ra còn nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại…

Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp

Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp là một chuyên ngành được cung cấp tất cả các nội dung cần quản trị trong một doanh nghiệp từ quản trị nhân lực, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị logistic…Quản trị kinh doanh tổng hợp sẽ thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, giám sát các nội dung công việc nhằm thực hiện tốt mục tiêu.

Mục tiêu của ngành là đào tạo ra các cử nhân có khả năng quản trị trong tương lai với kiến thức được đào tạo đầy đủ, bài bản và toàn diện, sinh viên được tiếp cận những kiến thức mới, được cung cấp kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Được bồi dưỡng lòng tự tin, sự yêu nghề và tinh thần trách nghiệm đối với công việc.

Ngành sẽ đào tạo ra những nhà lãnh đạo trong tương lai, tự thân lập nghiệp, quản trị các dự án, quản trị các mảng và các hoạt động của tổ chức, giám sát hoạt động kinh doanh. Sinh viên khi ra trường sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng trong công tác quản trị của doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh là ngành học thu hút sự quan tâm và là lựa chọn của rất nhiều bạn trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Chuyên ngành quản trị nhân lực 

Quản trị nhân lực là quá trình khai thác, đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức, công ty, hay một tập đoàn, một quốc gia. Đây được xem là một bộ phận quan trọng góp phần xây dựng một bộ máy tổ chức bền vững, một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Với những kiến thức, kỹ năng đã được trau dồi kỹ lưỡng khi ngồi trên ghế nhà trường, thì những tân cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị nhân lực có thể lựa chọn cho mình những công việc và vị trí phù hợp như:

Chuyên viên đào tạo và quản lý nhân lực, chuyên viên tuyển dụng cho đến các chức danh quản trị cấp cao như Trưởng hoặc Phó phòng nhân sự, Giám đốc nhân sự,...

Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở rất nhiều vị trí trong các công ty, doanh nghiệp.

Chuyên ngành Digital Marketing

Chuyên ngành Digital Marketing hiện nay được nhiều công ty quan tâm và không ngại đầu tư chi phí dành cho kênh marketing online. Khi công nghệ số và công nghiệp 4.0 bùng nổ thì các hoạt động marketing truyền thống sẽ được thay thế bằng công nghệ digital. Chuyên ngành này đòi hỏi sự sáng tạo, lên kế hoạch, viết bài và sử dụng các công cụ công nghệ thành thạo. Người học Digital Marketing sau khi tốt nghiệp sẽ đủ năng lực đảm nhận những vai trò khác nhau, từ chuyên viên cho đến quản lý. Bạn có khả năng cạnh tranh ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương hiệu

  • Giảng dạy, nghiên cứu về Quản trị Marketing, Marketing

  • Nhân viên chăm sóc khách hàng, quan hệ công chúng

  • Chuyên viên tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực Marketing

  • Trưởng/phó phòng kinh doanh, phòng marketing

  • Giám đốc marketing

Tại sao nên học quản trị kinh doanh?

Trong thời điểm hiện nay. Có nên học ngành quản trị kinh doanh?

Sự đa dạng của ngành học mang lại nhiều cơ việc làm sau khi tốt nghiệp, tính ứng dụng của ngành học cao khiến cho bạn có nhiều lợi thế trong thị trường lao động. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức tự lập nghiệp cũng như có đủ kiến thức nền tảng để làm tại các vị trí quản trị và kinh doanh.


 

  •  Phát triển kỹ năng toàn diện:

Chương trình học được thiết lập trên nền tảng phát triển chuyên sâu, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được năng lực chuyên môn. Các chương trình trải nghiệm thực tế giúp phát triển kỹ năng như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, tư duy làm giầu...

  • Có thể tự kinh doanh riêng:

Ngành học giúp các cử nhân quản trị kinh doanh tương lai tích lũy được kiến thức và kỹ năng cần thiết để quản lý công việc kinh doanh. Mọi doanh nghiệp lớn nhỏ đều dựa vào nguyên tắc quản trị kinh doanh để duy trì và phát triển. Chính vì thế, nếu có ước mơ làm chủ thì bạn hoàn toàn có thể tự tin phát triển ước mơ của chính mình.

Là ngành học năng động, phù hợp với người thích làm việc trong môi trường cạnh tranh, phát huy năng lực của bản thân. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có chiến lược rõ ràng thì đây chính là ngành học giúp bạn có được vị trí cao nhất trong công ty.

Thầy trò Khoa QTKD Trường ĐH Đại Nam tại chương trình trải nghiệm kỹ năng mềm cho 10.000 học sinh THPT năm 2019.

Lợi ích của ngành quản trị kinh doanh

Một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là cả một quá trình vận hành phức tạp, bị ảnh hưởng và tác động từ nhiều yếu tố khác nhau. Để doanh nghiệp phát triển tốt đòi hỏi sự kiểm soát nghiêm ngặt và hợp lý. Chính vì thế ngành quản trị kinh doanh ra đời và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa hệ thống, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu,...Với sự phát triển của nền kinh doanh thế giới, ngành quản trị kinh doanh trở thành một trong những ngành đào tạo truyền thống và hiện đại một cách bền vững. Và nghề quản trị kinh doanh trở thành nghề cần thiết hiện nay.

Những ai nên học quản trị kinh doanh?

  • Có đam mê quyền lực

  • Có đam mê kiếm tiền

  • Nhanh nhẹn, hoạt bát, tích cực

  • Có tư duy logic, quyết đoán, xử lý tình huống tốt

  • Bản lĩnh, trải nghiệm

  • Chấp nhận rủi ro

  • Kiên định và linh hoạt

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tìm hiểu các điểm giống và khác nhau của ba ngành học Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh trong bài viết dưới đây sẽ góp phần giúp bạn chọn đúng ngành cho hành trình du học sắp tới cũng như có định hướng về sự nghiệp tương lai rõ ràng hơn.

Các điểm giống nhau của Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh

1. Xoay quanh đồng tiền

Cách nhìn nhận về tiền sẽ khác nhau trong mỗi ngành nhưng về cơ bản thì cả ba đều dựa trên nền tảng chung là đồng tiền. Cái gì liên quan đến tiền đều cần sự nguyên tắc, quyết đoán và rõ ràng nên ba ngành học này sẽ không phù hợp với những bạn có tính cách bay bổng, tự do hay phóng khoáng.

2. Sự hiện diện của tính toán

Cấp độ Toán học trong mỗi ngành cũng khác nhau nhưng ít nhiều đều có sự góp mặt của các con số và những phép tính. Nếu bạn chỉ thích làm việc với chữ nghĩa hay tranh ảnh thì nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn học ba ngành này vì không phải ai cũng phù hợp với việc xử lý các con số, nhất là việc nhập sai một con số thường dẫn đến tổn thất lớn.

3. Sự liên hệ qua lại

Ba ngành này đều có chịu sự tác động lẫn nhau nên thường xuất hiện chung. Nếu bạn chọn học một trong ba ngành thì thể nào cũng sẽ ít nhiều biết đến hai ngành còn lại để có góc nhìn toàn cảnh.

Các điểm khác nhau giữa Kinh tế, Tài chính và Quản trị Kinh doanh

1. Định nghĩa

  • Quản trị Kinh doanh: Đây là ngành học dễ hình dung nhất vì đúng như tên gọi, ngành học này giúp bạn hiểu về cách thành lập và vận hành của một doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể áp dụng các kiến thức được học để quản lý hoạt động kinh doanh của chính mình hoặc chọn một khâu trong hoạt động kinh doanh của người khác để làm việc.
  • Tài chính: Từ Hán Việt “tài” có nghĩa là “tiền của” nên ngành học này sẽ tập trung đào sâu về tiền nhiều hơn hai ngành còn lại. Khi chọn học Tài chính, bạn sẽ thu nạp các kiến thức liên quan đến tiền như ngân hàng, các khoản đầu tư, hình thức cho vay, quỹ tín dụng, bảo hiểm, nợ và các loại hình khác.
  • Kinh tế: Đây là ngành khoa học xã hội chuyên nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. Bạn sẽ được học cách phân tích và đánh giá sự tương quan và ảnh hưởng của tất cả mọi hoạt động kinh doanh lên nền kinh tế chung của xã hội.

2. Phạm vi ảnh hưởng

Dựa vào ba định nghĩa trên, bạn có thể thấy Quản trị Kinh doanh là ngành học có phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất vì nội dung được học chỉ gói gọn trong việc vận hành một công ty hay doanh nghiệp. Tài chính sẽ có phạm vi tìm hiểu rộng hơn vì dòng tiền không chỉ chảy trong một doanh nghiệp mà có mặt trong khắp mọi ngành nghề và lĩnh vực. Cuối cùng, Kinh tế là ngành học có độ phủ kiến thức rộng nhất khi đánh giá không chỉ một mà toàn bộ hoạt động kinh doanh của mọi người và tiền chỉ là một trong các yếu tố để đánh giá.

3. Hình thức đào tạo

Quản trị Kinh doanh mang tính thực hành nhiều còn Tài chính hay Kinh tế lại thiên về lý thuyết và số liệu.

4. Chuyên ngành

Quản trị Kinh doanh có các chuyên ngành như Nhân sự, Marketing, Sales, Kế toán,…. Tài chính lại phân ra thành ba mảng như tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công. Kinh tế thì lại có hai chuyên ngành là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô.

5. Tương lai nghề nghiệp

Khi chọn học Quản trị Kinh doanh, bạn có thể tự mở công ty hoặc tập trung theo đuổi một chuyên ngành nhất định như nhân sự hay marketing. Khi học Tài chính, bạn có thể chọn theo đuổi công việc chuyên gia phân tích tài chính, nói cách khác là hướng dẫn sử dụng tiền cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ. Đối với ngành Kinh tế, vì bạn được học cả tổng thể lẫn chi tiết nên vừa có thể đầu quân vào làm vị trí phân tích kinh tế cho chính phủ hoặc doanh nghiệp.

Nhìn chung, với các kỹ năng học được trong cả ba ngành thì bạn có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp bởi ngành nào cũng đóng vai trò quan trọng trong xã hội. Chẳng hạn như bạn hoàn toàn có thể dùng các kiến thức mình học được để trở thành phóng viên chuyên về mảng kinh doanh, tài chính và kinh tế của một tòa soạn nào đó.

>> Bạn phù hợp với Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh?

Du học ngành Tài chính, Kinh tế hay Quản trị Kinh doanh ở đâu?

Hotcourses khuyên bạn nên du học các ngành kinh tế tại các nước nói tiếng Anh và có nền kinh tế phát triển vững mạnh như Mỹ, Anh, Úc, Canada, New Zealand và Ireland. Như vậy, bạn sẽ được lợi thế rèn luyện ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu và học được những kinh nghiệm làm kinh tế thành công đã qua kiểm chứng thực tế. Các trường được nhiều sinh viên lựa chọn du học cho cả 3 chuyên ngành kinh tế trên là:

1. Anh Quốc - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • University of Sussex

  • University of Nottingham

  • Lancaster University

  • King’s College London

  • Aston University

2. Mỹ - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • University of Maryland

  • University of North Carolina At Chapel Hill

  • Texas A&M University

  • Washington University in St Louis

  • Rice University

3. Úc - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • University of New South Wales

  • University of Queensland

  • Monash University

  • Queensland University of Technology

  • The University of Sydney

4. Canada - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • McGill University

  • Western University

  • University of Alberta

  • York University

  • Simon Fraser University

5. New Zealand - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • University of Auckland

  • University of Canterbury

6. Ireland - Bạn vào link này và tìm khóa học tại các trường sau:

  • Trinity College Dublin

  • University College Dublin

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các lựa chọn khác thì có thể liên hệ với IDP để được các chuyên viên giáo dục giàu kinh nghiệm giúp đỡ hoàn toàn miễn phí.

Tạm kết

Trong giới hạn của bài viết này, Hotcourses Vietnam chắc chắn không thể đào sâu phân tích rõ ràng từng ngành học cho bạn mà chỉ có thể đưa ra các điểm giống và khác dễ thấy nhất để mọi người tham khảo. Cách tốt nhất để phân biệt ba lĩnh vực này một cách sâu sắc là bạn hãy chủ động dành thời gian tìm hiểu từng ngành một. Cả ba ngành đều có liên quan mật thiết với nhau nên nếu bạn có thể làm chủ tất cả thì cơ hội thành công trong sự nghiệp sẽ cao hơn.

Bài được viết lại bởi Do An Khang vào ngày 12 tháng 8 năm 2019.

Nguồn tham khảo: Investopia, The Classroom

Muốn biết chương trình học nào phù hợp với bạn nhất?

Sử dụng ngay "Công cụ tìm khóa học" của Hotcourses Vietnam nhé!

BẮT ĐẦU

Video liên quan

Chủ Đề