Ung thư đại tràng giai đoạn 4 sống được bao lâu

Người bệnh ung thư đại tràng vào giai đoạn cuối thường có tâm lý vô cùng tuyệt vọng, lo lắng. Ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu và những phương án điều trị khi bệnh đã vào giai đoạn cuối là gì? - những thông tin này sẽ được Ths.Bs Quách Thanh Dung, bác sĩ nội ung bướu bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City chia sẻ trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu giai đoạn ung thư đại tràng di căn
Ung thư đại tràng có thể khởi phát từ bất kỳ vị trí nào trên đại tràng, từ lớp trong cùng của thành ruột, rồi xâm lấn ra phía ngoài qua các lớp của thành ruột, gây phá vỡ thành ruột, sau đó lan đến các mô xung quanh khối u. Sau đó tế bào ung thư bắt đầu lây lan sang các cơ quan khác của cơ thể [hay còn gọi là di căn xa]. Ung thư đại tràng thường di căn tới các cơ quan, bộ phận như gan, phổi, xương, não, đặc biệt là gan.

2. Ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu?
Ung thư đại tràng phát hiện ở giai đoạn muộn đã có di căn sang các cơ quan ngoài gan, khi đó việc áp dụng các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng hạn chế, kìm hãm sự phát triển thêm của tế bào ung thư, chứ không còn khả năng điều trị triệt căn. Cách chữa trị chủ yếu ở giai đoạn này là hóa trị nhằm tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống. Phẫu thuật cũng được cân nhắc tùy thuộc vào vị trí khối u, mức độ xâm lấn của ung thư ra các cơ quan xung quanh cũng như thể trạng, tinh thần và các bệnh lý phối hợp của bệnh nhân. Phẫu thuật ở giai đoạn di căn là một điều vô cùng khó khăn, phần lớn các trường hợp phẫu thuật chỉ là tạm thời nhằm giải quyết các biến chứng của bệnh.

Khi ung thư đại tràng chưa di căn, được phẫu thuật và điều trị hóa chất bổ trợ thì tiên lượng bệnh rất cao. Nhưng khi đã di căn vào nội tạng [như gan, phổi...] thì không quá 20% bệnh nhân có thể sống được trên 5 năm.

Ngoài ra thời gian sống của bệnh nhân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Thể trạng của bệnh nhân
  • Các bệnh lý đi kèm như phổi, cao huyết áp, tim mạch,...
  • Chế độ dinh dưỡng
  • Tâm lý và hợp tác điều trị của người bệnh

Chúng ta có thể dựa vào một số yếu tố sau để giải đáp thắc mắc về vấn đề ung thư đại tràng di căn sống được bao lâu.

  • Dựa vào độ tuổi mắc bệnh: Những người lớn tuổi thường dễ gặp ung thư đại tràng giai đoạn cuối hơn khi phát hiện. Tuy nhiên, cũng có những người trẻ tuổi vẫn mắc phải ung thư. Với người trẻ, khả năng phát triển khối u, tốc độ di căn được nhận xét là nhanh hơn so với người già. Mặt khác, người trẻ tuổi nếu được điều trị hợp lý và có tâm lý tích cực thì tình trạng bệnh khả quan hơn. Thời gian sống có thể kéo dài hơn.
  • Dựa vào tình trạng bệnh: mức độ xâm lấn đến các cơ quan khác càng nhiều, điều trị càng khó khăn và tiên lượng càng xấu
  • Dựa vào mức độ biệt hóa của tế bào; tế bào biệt hóa kém thì tiên lượng xấu hơn tế bào biệt hóa cao.

Các giai đoạn phát triển của ung thư đại tràng


3. Điều trị ung thư đại tràng di căn có hiệu quả không?
Như đã đề cập ở trên, việc điều trị ung thư đại tràng di căn nếu hiệu quả thì bệnh nhân có thể sống trên 5 năm. Trường hợp này chỉ chiếm 10 đến 20%. Tức là cứ 100 người điều trị ung thư đại tràng thì chỉ có khoảng 10 đến 20 người có thể sống sau 5 năm.

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, có nhiều phương pháp điều trị ung thư đại tràng di căn như:

  • Phẫu thuật: Trường hợp ung thư di căn tới một cơ quan duy nhất thì các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trường hợp khối u đã lan rộng gây biến chứng như chảy máu, tắc ruột thì phẫu thuật chỉ là tạm thời.
  • Xạ trị: Thường không sử dụng trong ung thư đại tràng, chủ yếu dùng để giảm đau trong các trường hợp có di căn xương.
  • Hóa trị: Dùng các chất gây độc tế bào để tiêu diệt khối u. Trường hợp khối u đã di căn sang 1 cơ quan khác như gan chẳng hạn, hóa trị có tác dụng thu nhỏ khối u để các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ. Tuy nhiên, mức độ thành công còn phụ thuộc vào thể ung thư, thể trạng người bệnh, khả năng đáp ứng với hóa chất..
  • Điều trị bằng các thuốc kháng thể đơn dòng: bevacizumab, cetuximab [trong trường hợp không có đột biến gen RAS, BRAF].
  • Điều trị bằng các thuốc phân tử nhỏ: Regorafenib
  • Điều trị bằng liệu pháp miễn dịch: Pembrolizumab [trong trường hợp có bộc lộ MSI cao]...

Nhìn chung, nếu ung thư đại tràng di căn đến chỉ một cơ quan đơn độc thì việc điều trị cũng khả quan hơn. Thời gian sống của bệnh nhân cũng dài hơn

Trường hợp ung thư di căn đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể thì tiên lượng xấu, tỉ lệ sống sau 5 năm rất thấp - dưới 11%. Chính vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng. Do đó khi có bất kỳ dấu hiệu nào của ung thư đại tràng, bạn cần đến bệnh viện uy tín để kiểm tra vàsàng lọc ung thư. Tâm lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư đại tràng. Những bệnh nhân bị ung thư đại tràng di căn rất cần giữ cho mình tâm lý nhẹ nhàng, lạc quan.

Ung thư đại tràng nếu được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh có thể lên tới 90%. Ngược lại, nếu người bệnh chỉ đi khám khi bệnh đã tiến triển nặng thì sao, ung thư đại tràng giai đoạn cuối liệu có chữa được không?

1. Ung thư đại tràng và các giai đoạn phát triển

Dựa vào cấu trúc của đại tràng cũng như mức độ lây lan của tế bào ung thư tới các cơ quan khác trong cơ thể, ung thư đại tràng được phân chia thành 4 giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn 1

Ung thư đại tràng giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất, với các tế bào ung thư nằm hoàn toàn trong đại tràng. Các vị trí mà tế bào ung thư tập trung nhiều nhất để phát triển là các lớp như niêm mạc và cận niêm mạc.

1.2. Giai đoạn 2

Khi tế bào ung thư bắt đầu lan dần ra ngoài đại tràng thì ung thư đã phát triển đến giai đoạn 2. Lúc này, các tế bào ung thư có thể lan ra những vị trí ở ngay gần hoặc xa đại tràng và được phân biệt thành ba giai đoạn nhỏ hơn là 2A, 2B và 2C.

1.3 Giai đoạn 3

Ung thư đại tràng giai đoạn 3 đánh dấu sự xâm lấn của tế bào ung thư tới hệ thống hạch bạch huyết lân cận. Tùy thuộc số lượng hạch bạch huyết bị ảnh hưởng, người ta sẽ chia nhỏ ung thư thành các giai đoạn 3A, 3B và 3C.

1.4. Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cùng trong quá trình phát triển của ung thư đại tràng. Lúc này tế bào ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan như gan, phổi hay các vị trí xa hơn nữa.

2. Ung thư đại tràng giai đoạn cuối có chữa được không?

Sau khi đánh giá giai đoạn ung thư một cách chính xác, bác sĩ sẽ kết hợp với những thông tin khác như độ tuổi và khả năng đáp ứng của bệnh nhân để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thông thường, ung thư đại tràng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Khối u cũng như các mô và tế bào xung quanh sẽ được cắt bỏ hoàn toàn. Tới giai đoạn 3, ngoài phẫu thuật thì người bệnh có thể được chỉ định hóa trị kết hợp để hạn chế sự lây lan của tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư tái phát.

Riêng giai đoạn 4, việc điều trị cho bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ phức tạp hơn rất nhiều vì đã xảy ra tình trạng di căn. Mục tiêu điều trị lúc này không phải là chữa khỏi bệnh hoàn toàn mà để giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ, giảm bớt các triệu chứng và cải thiện chất lượng sống. Theo đó, ung thư đại tràng giai đoạn cuối sẽ được điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp sau:

2.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư đại tràng di căn giúp giảm bớt các triệu chứng như xuất huyết hay tắc nghẽn đại tràng. Nếu sức khỏe của bệnh nhân ổn định, khả năng đáp ứng tốt thì bác sĩ có thể chỉ định thêm hóa trị hoặc xạ trị tại chỗ vào trước hoặc sau khi phẫu thuật.

Phẫu thuật là một trong những phương pháp đầu tiên được cân nhắc khi điều trị ung thư đại tràng

2.2. Hoá trị

Với ung thư đại tràng di căn, hóa trị là phương pháp rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào khối u trong cơ thể và không chỉ giới hạn ở đại tràng. Hóa trị có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp cả trước và sau phẫu thuật.

– Hóa trị ung thư đại tràng trước phẫu thuật làm thu nhỏ kích thước khối u, giúp quá trình cắt bỏ khối u diễn ra thuận lợi hơn.

– Hóa trị ung thư đại tràng sau phẫu thuật giúp loại bỏ nốt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, giảm thiểu nguy cơ ung thư tái phát.

Bên cạnh đó, hóa trị cũng có thể được chỉ định cùng xạ trị nhằm xử lý các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan ngoài đại tràng.

2.3. Xạ trị

Không phổ biến như phẫu thuật hay hóa trị nhưng ung thư đại tràng giai đoạn 4 cũng có thể được điều trị bằng xạ trị. Nhờ sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao ngay tại các vị trí bị ảnh hưởng, xạ trị sẽ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư này.

Trong trường hợp người bệnh được tiến hành xạ trị trước khi phẫu thuật, việc cắt bỏ khối u sẽ dễ thực hiện hơn vì kích thước đã nhỏ hơn so với lúc đầu. Ngoài ra, những bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật có thể kết hợp phương pháp xạ trị với hóa trị để giảm bớt các triệu chứng gây ra bởi ung thư.

2.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Điều trị đích là phương pháp sử dụng các loại thuốc đặc trị, tập trung vào các bất thường của tế bào ung thư để ngăn chặn sự tăng sinh và tiêu diệt chúng. Phương pháp này chính là bước tiến mới cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối nhờ khả năng hạn chế hạn chế các tác dụng phụ hiệu quả hơn so với hóa trị đơn thuần.

Điều trị đích còn được ví như “phao cứu sinh” cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn cuối

2.5. Liệu pháp miễn dịch

Khi tế bào ung thư tấn công cơ thể người bệnh, hệ thống miễn dịch có thể đã bị làm “mù” nên không nhận ra và phản ứng lại chúng ngay lập tức. Bằng cách sử dụng các loại thuốc trong liệu pháp miễn dịch, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ được kích thích để chủ động nhận diện và tiêu diệt các tế bào gây ung thư.

Tuy nhiên, trước khi chỉ định thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cần lấy mẫu xét nghiệm tế bào ung thư để đánh giá khả năng đáp ứng cũng như hiệu quả điều trị.

Dù chỉ định bất cứ phương pháp điều trị nào, bác sĩ cũng đều trao đổi trước với người bệnh

Ngoài những phương pháp điều trị kể trên, người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối cũng cần được chăm sóc giảm nhẹ nhằm giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái để sống lâu hơn. Cũng đừng quên thường xuyên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn và quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề