Tại sao ăn hải sản bị dị ứng

Hải sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng rất dễ gây dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng hải sản cũng rất khác nhau tùy theo cơ địa của từng người, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Để ăn hải sản đúng cách, khám phá nguyên nhân và cách chữa trị cùng VinID ngay nhé!

1. Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Triệu chứng dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của cơ thể [sốc phản vệ] khi hấp thụ một lượng lớn protein trong hải sản. Các triệu chứng này không thuộc vào khẩu phần ăn mà tùy thuộc vào độ nhạy cảm của cơ địa từng người.

Dị ứng hải sản đến từ sốc phản vệ với các chất histamin

Những phản ứng nhạy cảm này có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân:

  • Lượng protein bổ dưỡng trong hải sản đôi khi khác lạ với cơ thể, hệ miễn dịch coi đó là chất có hại, sẽ kích hoạt phản ứng gây dị ứng.
  • Hoặc lượng đạm trong hải sản là kháng nguyên không đầy đủ, khi kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có trong cơ thể gây nên các triệu chứng dị ứng.
  • 1 số loại hải sản nhất định có chứa hợp chất histamin, khi hấp thụ vào cơ thể gây dị ứng. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến ngộ độc histamin.

2. Các triệu chứng khi bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản biểu hiện ở nhiều triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chất histamin và các hóa chất giải phóng từ hải sản dẫn đến các triệu chứng dị ứng như sau:  

Biểu hiện dị ứng khác nhau tùy cơ địa tùng người
  • Biểu hiện ngoài da phổ biến: mẩn đỏ, môi/mặt sưng, phát ban, ngứa ran hoặc chàm,…
  • Biểu hiện thần kinh: đau đầu, choáng, thậm chí là ngất xỉu, hôn mê,…
  • Biểu hiện tổn thương niêm mạc: phù nề, niêm mạc mắt, mũi,… 
  • Biểu hiện hô hấp: chảy nước mũi, thở khò khè hay co thắt thanh quản.
  • Biểu hiện đường tiêu hóa: đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Đặc biệt, các triệu chứng tối cấp có thể xảy ra như da tái đi, nổi vân tím, tụt huyết áp. Trong trường hợp khẩn cấp như vậy, nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu gia đình đã có người bị dị ứng với hải sản, khả năng cao các thế hệ sau này có thể có những phản ứng dị ứng tương tự. Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em.

3. Cách xử lý khi bị dị ứng hải sản

Những cơ địa nhạy cảm với các chất có trong hải sản cần lưu ý 1 số biện pháp tạm thời để xử lý khi cần thiết.

  • Nếu bạn dị ứng với loại hải sản nào, tốt nhất bạn nên ngừng ăn loại đó ngay lập tức.
  • Khi gặp người thân hoặc người có biểu hiện dị ứng hải sản, việc cấp thiết cần làm là thực hiện các kích thích gây nôn để nhanh chóng đẩy các phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể.   
Nước chanh mật ong ấm giúp giảm các biểu hiện dị ứng
  • Nếu có những biểu hiện dị ứng từ nhẹ đến vừa, bạn có thể pha chút mật ong nguyên chất cùng nước ấm. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, các vitamin giúp giảm mẩn ngứa từ dị ứng hữu hiệu. Nếu bạn dị ứng với tôm, chỉ cần 1 cốc nước chanh ấm, tình trạng dị ứng sẽ giảm nhanh chóng.
  • Nếu có những triệu chứng ngoài da như nổi mẩn đỏ, phát ban hay đầy bụng, tiêu chảy khi ăn hải sản, hãy thái vài lát gừng nhỏ pha cùng nước nóng để các tinh chất trong gừng tỏa ra. Để nguội bớt 1 chút rồi uống, biểu hiện mẩn ngứa sẽ dịu đi nhanh chóng.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày [từ 1.5 lít đến 2 lít nước/ngày] để thanh lọc cơ thể, thải độc, làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản hữu hiệu.
  • Triệu chứng dị ứng ngoài da nhẹ đến vừa, chỉ cần sử dụng kem bôi ngoài da chứa các chất menthol, phenol, sulfat kẽm. Kết hợp uống kèm thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlorpheniramine, loratadin… để giảm nhẹ tình trạng mẩn ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi,…
  • Khi bị dị ứng hải sản, không nên gãi hoặc chà xát vào các vết mẩn sẽ làm tình trạng ngứa, sẩn nề nghiêm trọng hơn.
  • Đối với các biểu hiện dị ứng nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các địa chỉ y tế hay bệnh viện gần nhất để uống các loại thuốc chống dị ứng phù hợp. Không được tự ý uống thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Các trường hợp tối cấp cần kết hợp cùng thuốc kháng histamin hoặc tiêm, truyền nước theo chỉ định của bác sĩ để triệu chứng dị ứng giảm nhanh chóng. 

4. Lưu ý ăn hải sản đúng cách, an toàn

  • Không nên ăn hải sản tái sống: Tuyệt đối không được ăn tôm, mực hay các loại cá biển tái, chưa chế biến chín hoặc đã chế biến quá lâu. Hải sản để lâu, lượng histamin càng cao, ăn vào dễ bị ngộ độc hơn.
  • Tuyệt đối không kết hợp ăn hải sản với vitamin C: Hàm lượng lớn asen pentavenlent trong hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ bị biến chất, chuyển hóa thành ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Chỉ nên ăn hải sản uy tín và được nấu chín hoàn toàn
  • Không ăn hải sản kèm các nguồn thực phẩm tính hàn: Không nên chế biến hải sản cùng thực phẩm tính hàn như rau muống, dưa leo hay đồ uống có gas, trái cây như lê, dưa hấu. Ăn vào sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Không nên ăn hải sản ở vùng có thủy triều đỏ: Ở khu vực này, hải sản rất có thể mang tảo độc, dễ gây ngộ độc mạnh. Đặc biệt, với những loại hải sản lạ, bạn hãy thử từng chút một để xem phản ứng.
  • Cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản: Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non trẻ, yếu nên nguy cơ ngộ độc cũng khá cao. Các phụ huynh nên tập cho bé ăn hải sản từng chút một để bảo đảm an toàn.
  • Lựa chọn hải sản chất lượng tại điểm bán uy tín: Tránh mua hải sản tại các nhà hàng không uy tín hoặc các chợ thủy hải sản, nhất là các loại hải sản lạ. Cẩn trọng và tỉnh táo khi đọc nhãn thực phẩm chứa thành phần không rõ ràng.

5. Giải đáp xoay quanh vấn đề dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Phản ứng dị ứng của mỗi người rất đa dạng tùy theo cơ địa từng người cũng như cách chăm sóc sau dị ứng. Các biểu hiện thường kéo dài trong 1 vài tiếng hoặc nhiều hơn từ 2 – 3 ngày, nặng hơn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy tình trạng.

Ăn uống gì khi bị dị ứng hải sản?

Lựa chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa khi bị dị ứng

Nên lựa chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa như khoai tây, bánh mì thay vì các loại thịt, cá, trứng, sữa dễ gây nguy cơ dị ứng cao. Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, các đồ uống kích thích.

Đối với tình trạng nôn mửa, bạn nên hấp thu nhiều nước, các chất điện giải bằng cách uống oresol để giảm kích thích dạ dày.

Hải sản giàu đạm, giàu dinh dưỡng tuy nhưng đây cũng là nhóm thực phẩm khiến nhiều người dị ứng hơn cả. Dị ứng hải sản là hiện tượng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý kịp thời. Hy vọng những kiến thức chia sẻ cùng VinID sẽ giúp bạn ăn hải sản khoa học, đúng cách.

Hải sản được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể mà không gây tăng cân. Đây là thực phẩm mà rất nhiều người yêu thích, nhưng lại rất dễ gây dị ứng. Tình trạng dị ứng xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Cần có những biện pháp can thiệp ngay sau khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường sau khi ăn hải sản.

Vì sao hải sản thường gây dị ứng?

Hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cũng là nhóm thức ăn gây ra dị ứng nhiều nhất. Dị ứng hải sản xảy ra khi cơ thể có những phản ứng bất thường đối với protein của một số loại hải sản, đặc biệt là hải sản có vỏ như tôm, hàu, sò điệp, mực, bạch tuộc…

Trường hợp có nguy cơ cao bị dị ứng hải sản là trẻ em, người già, người mắc các bệnh dị ứng như: hẹn suyễn, chàm, phát ban, viêm xoang mũi dị ứng, viêm da cơ địa…, hoặc gia đình có người thân có cơ địa dị ứng. Tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người mà phản ứng có thể từ nhẹ, tới nặng thậm chí đe dọa tới tính mạng con người nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nguyên nhân gây dị ứng do hải sản có chứa nhiều loại protein bổ dưỡng nhưng cũng có những protein “lạ”. Khi ăn vào cwo thể sẽ là những kháng nguyên thực sự. Những kháng nguyên này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể gây dị ứng. Chất dị ứng có trong hải sản, khi dung nạp vào cơ thể có thể gây ra phản ứng quá mẫn.

Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể chống lại chất gây dị ứng trong thức ăn. Nếu vẫn tiếp tục ăn, chất dị ứng sẽ thúc đẩy kháng thể này, kết hợp với các tế bào miễn dịch của cơ thể tạo ra histamin. Histamin sinh ra trong các cơ quan, tổ chức khác nhau sẽ gây ra những bệnh lý khác nhau. Ví dụ, histamin phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng gây hắt hơi, ngạt mũi, khó nuốt, khó thở… Nếu phóng ra ở ruột dễ dẫn tới đau bụng, tiêu chảy; phóng ra ở da gây ngứa da, mề đay…

Dấu hiệu dị ứng hải hản

Biểu hiện của dị ứng hải sản rất da dạng, thường xảy ra nhanh chỉ sau khi ăn vài giờ, có người chỉ tầm chục phút. Phản ứng dị ứng này không phụ thuộc vào số lượng bạn ăn nhiều hay ít mà phụ thuộc vào độ mẫn cảm của từng cá thể.

Đối với trường hợp dị ứng nhẹ:

  • Nổi mề đay
  • Ngứa
  • Nôn nao khó chịu

Bình thường, chỉ sau vài giờ là các triệu chứng sẽ giảm và hết dần. Cũng có trường hợp có các biểu hiện thần kinh như đau đầu, chóng mặt, ngất.

Đối với trường hợp nặng:

Ngoài dấu hiệu nổi ban, ngứa còn phù nề mặt, khó thở, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đau bụng… Các dấu hiệu hô hấp như hắt hơi, ngạt, chảy nước mũi, khó thở kiểu hen, co thắt thanh quản. Dấu hiệu trên đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Đặc biệt là sốc phản vệ khi có trụy tim mạch với các triệu chứng sốc như:

  • Da tái lạnh
  • Mạch nhanh nhỏ
  • Nổi vân tím
  • Tụt huyết áp…

Các trường hợp tối cấp như co thắt thanh quản, sốc phản vệ có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi phát hiện các dấu hiệu của sốc phản vệ, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời trước khi tình trạng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

☛ Tham khảo thêm: Nguyên nhân tiêu chảy nhiều lần trong ngày và cách chữa

Nên làm gì khi bị dị ứng hải sản?

Dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số ít người có cơ địa không tiếp nhận loại thực phẩm này. Tuy nhiên, để phòng các triệu chứng của dị ứng hải sản với loại nào, bạn nên tránh sử dụng. Nếu có các biểu hiện của dị ứng, bạn cần thực hiện theo các điều sau đây:

Gây nôn:

Điều này rất cần thiết nhằm loại bỏ các chất gây dị ứng trong thức ăn không phóng thích vào cơ thể nữa. Bạn có thể dùng lông gà [đã rửa sạch bằng nước muối] hoặc ngón tay ngoáy họng để kích thích gây nôn. Sau khi nôn xong, người bệnh có thể uống nước trà đường ấm hoặc nước ấm giúp bù nước, cầm đi lỏng.

Tới cơ sở y tế:

Ngay sau khi gây nôn, hãy đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được kiểm tra và theo dõi tình trạng sức khỏe. Đặc biệt, những trường hợp nặng cần thiết phải tới ngay bệnh viện để được dùng các thuốc chống dị ứng và điều trị thích hợp.

Không sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để làm giảm các triệu chứng về dị ứng, đặc biệt là dị ứng hải sản. Nước còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp bạn khỏe mạnh và tươi tắn hơn mỗi ngày.

Dùng thuốc:

Dùng thuốc khi bị dị ứng hải sản nhằm giảm nhẹ hoặc mất đi các triệu chứng dị ứng, quan trọng nhất nhằm chống phản ứng phản vệ.

Với phản ứng dị ứng nhẹ [triệu chứng như mày đay cấp, ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi…], chỉ cần sử dụng thuốc kháng histamin như: phenergan, cetirizin, chlopheniramin, loratadin… để giảm triệu chứng. Với các triệu chứng ngoài da, có thể bôi kem dịu da, chống ngứa có methol, phenol, sulfat kẽm. Người bệnh không nên gãi vì càng gãi càng tăng ngứa, tăng sẩn nề.

Với người có biểu hiện nặng hơn, cần phối hợp thuốc kháng histamin như trên để loại bỏ nhanh các triệu chứng dị ứng. Kết hợp với loại thuốc uống, tiêm, truyền theo chỉ định của bác sĩ.

☛ Thông tin chi tiết: Hướng dẫn xử trí khi bị dị ứng hải sản

Mẹo chữa dị ứng hải sản bằng những nguyên liệu thiên nhiên

Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể khắc phục tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm.

Mật ong:

Mật ong được biết tới là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng sát khuẩn và chống viêm khá cao. Khi bị dị ứng hải sản, bạn có thể uống một ly mật ong nguyên chất pha cùng nước ấm. Các chất có trong mật ong giúp tiêu diệt các vi khuẩn làm hại, làm giảm tình trạng mẩn ngứa, dị ứng, làm dịu cơ thể.

Nước chanh:

Trong chanh có axit ascorbic tự nhiên có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C trong chanh còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì các mô liên kết, phòng ngừa vi khuẩn và ngăn ngừa dị ứng.

Khi có dấu hiệu dị ứng như phát ban, mẩn ngứa bạn hãy uống một ly nước ấm pha nước cốt chanh tươi. Đây là mẹo chữa dị ứng hải sản rất hiệu nghiệm.

Gừng:

Gừng có tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, giải độc và chống oxy hóa hiệu quả. Do đó, đây là nguyên liệu cực kỳ tốt được nhiều người sử dụng để chữa dị ứng hải sản.

Khi bị dị ứng hải sản, bạn có thể nấu trà gừng hoặc áp dụng bài thuốc dân gian từ gừng sau đây:

  • Gừng sống 10g
  • Lá tía tô 15g
  • Rễ cây lau 15g

Giã nát các nguyên liệu trên rồi vắt lấy nước. Vo sạch 100g đậu xanh rồi cho vào nồi, thêm nước và cho nước thuốc vừa vắt vào đậu xanh ninh cho nhừ rồi ăn nóng.

Uống nước ép rau củ quả:

Nước ép từ các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt đối với cơ thể. Không chỉ giúp giải nhiệt mà còn thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố ra bên ngoài và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Khi bị dị ứng hải sản, bạn có thể uống 1 ly nước ép củ cải, cà rốt, dưa leo, cần tây, cam, chanh, dứa,… Chúng giúp bạn giảm thiểu một số triệu chứng dị ứng như mẩn ngứa, mề đay.

☛ Tham khảo thêm: Sôi bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, là bệnh gì?

Cách phòng ngừa dị ứng hải sản

Cách phòng ngừa dị ứng hải sản tốt nhất, trước khi ăn hải sản bạn cần lưu ý một số điểm sau đây nhé.

  • Thực hiện ăn chín uống sôi, tuyệt đối ăn cá mực hoặc các loại cá biển còn sống, tái, chưa nấu chín như cá hồi, cá mòi, cá thu…
  • Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu, không ăn các loại tôm, cua, sò, hến chết. Đặc biệt, cua chết càng lâu thì lượng histamin sinh ra càng nhiều, khi ăn vào càng dễ bị dị ứng, ngộ độc.
  • Không ăn hải sản cùng với các thực phẩm giàu vitamin C bởi hải sản chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng khi ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide [thường gọi là thạch tín] gây ngộ độc thạch tín cấp tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.
  • Hải sản có tính hàn nên khi ăn cần tránh ăn kèm với thực phẩm mang tính hàn khác như dưa hấu, dưa chuột, lê, rau muống, đồ uống có ga, nước lạnh… dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
  • Không nên ăn hải sản đánh bắt ở vùng biển có thủy triều đỏ vì có thể mang tảo độc, gây ngộ độc đặc biệt là các loại động vật thân mềm và có hai mảnh vỏ [như trai, sò, ngao,…].
  • Nếu ăn hải sản lạ cần thử từng chút một. Đặc biệt cẩn trọng với trẻ em do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ cao dị ứng, ngộ độc. Không cho bé thử hải sản lạ, ngay cả những loại hải sản thông thường cũng nên cho bé ăn từng chút một, sau đó an toàn mới cho ăn tăng lên.
  • Người có cơ địa dị ứng cần cẩn trọng khi ăn hải sản.

Hãy thực hiện ăn chín uống sôi, không nên ăn hải sản còn tái sống.

Xử trí đúng cách khi bị dị ứng hải sản giúp bạn giảm thiểu nguy cơ sức khỏe không mong muốn. Nếu có dấu hiệu dị ứng nặng, bạn cần sử dụng thuốc chống dị ứng được kê toa của bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được tiêm thuốc chống dị ứng. Hi vọng những chia sẻ của Trangphuclinh.vn giúp bạn đọc không bị nguy hiểm khi bị dị ứng hải sản.

Video liên quan

Chủ Đề