Học viện Tư pháp TPHCM điểm chuẩn

  • Giáo dục
  • Tuyển sinh
  • Đại học

Thứ năm, 16/9/2021, 16:45 [GMT+7]

Ngày 15/9, Học viện Tòa án thông báo lấy điểm chuẩn từ 23,15 đến 28,25, Đại học Kiểm sát dao động 20,1-29,25.

Năm 2021, Học viện Tòa án tuyển 360 chỉ tiêu ngành Luật, phân bố dựa vào các tiêu chí như phương thức tuyển sinh, vùng tuyển sinh [phía Nam gồm các tỉnh từ Quảng Trị trở vào; phía Bắc gồm các tỉnh từ Quảng Bình trở ra]; giới tính [nam, nữ] và tổ hợp xét tuyển.

Điểm chuẩn với thí sinh nữ, phía Bắc tại tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] cao nhất - 28,25, tăng 1 điểm so với năm ngoái. Tổ hợp D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh] với thí sinh nam tại miền Nam thấp nhất - 23,15. Các tổ hợp còn lại 24-27 điểm.

Học viện Tư pháp thông tin tuyển sinh

Chức năng và nhiệm vụ: 

  • Chức năng:
  • Đào tạo nghiệp vụ xét xử, kiểm sát, thi hành án dân sự. Đào tạo nghề luật sư, công chứng, đấu giá và các chức danh tư pháp. Bổ trợ tư pháp khác thuộc quản lý của Bộ Tư pháp cho các đối tượng đã có bằng cử nhân luật và cử nhân chuyên ngành phù hợp chức danh đào tạo sau đại học.
  • Tư vấn luật.
  • Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho chức danh tư pháp. Bổ trợ tư pháp cho công chức, viên chức thuộc quản lý của Bộ Tư pháp và các đối tượng khác theo nhu cầu xã hội.
  • Nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng, bổ trợ các chức danh tư pháp.
  • Nhiệm vụ: 
  • Lên kế hoạch, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chiến lược phát triển dài hạn 5 năm.
  • Hàng năm, Học viện tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Tư pháp.
  • Tham gia xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp. 
  • Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, tham gia xây dựng đối với quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
  • Lên kế hoạch và trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện quy kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Học viện Tư pháp.

Logo của Học viện Tư Pháp

Cơ cấu của Học viện Tư pháp:

  • Hội đồng học viện.
  • Giám đốc và phó giám đốc.
  • Các đơn vị chức năng thuộc Học viện Tư pháp, bao gồm:
  • Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư.
  • Khoa Đào tạo Luật sư.
  • Khoa Đào tạo Các chức danh thi hành án dân sự.
  • Khoa Đào tạo Công chứng viên và các chức danh khác.
  • Phòng Tổ chức cán bộ.
  • Phòng Hành chính, tổng hợp và Đối ngoại.
  • Phòng Đào tạo và Công tác học viên.
  • Phòng Tài chính – Kế toán.
  • Phòng Quản trị.
  • Phòng Quản lý khoa học và Trị sự Tạp chí Nghề luật.
  • Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ.
  • Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo.
  • Trung tâm Thông tin – Thư viện.
  • Trung tâm Tư vấn pháp luật.
  • Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị – xã hội, bao gồm:
  • Đảng bộ Học viện.
  • Công đoàn Học viện.
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Học viện.
  • Chi hội Cựu chiến binh Học viện.
  • Chi hội Luật gia Học viện.

Những thông tin về học viện các bạn cần biết

Nhân sự và đội ngũ giảng viên:

Trường có 47 giảng viên. Trong đó có 2 Giảng viên cao cấp, 11 Giảng viên chính, 34 Giảng viên. Số giảng viên có chức danh tư pháp như Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên là 8 người.

Về trình độ đào tạo, Học viện Tư pháp có 2 Phó Giáo sư – Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 29 Thạc sĩ, 8 cử nhân.

Ngoài ra, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trường đã xây dựng được đội ngũ khoảng hơn 600 giảng viên thỉnh giảng.

Giảng viên tham gia giảng dạy đều rất nhiệt tình, có chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn và có phương pháp giảng dạy khoa học. Nhiều người có học hàm, học vị, là những chuyên gia đầu ngành trong hoạt động nghề.

Học viện Tư pháp tuyển sinh – thông tin mới nhất

Đối tượng tuyển sinh:

  • Ngành thừa phát lại: trình độ cử nhân luật trở lên.
  • Nghiệp vụ luật sư: trình độ cử nhân luật.
  • Nghiệp vụ thi hành án: trình độ cử nhân luật trở lên [bao gồm người đang làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát].

Phạm vi tuyển sinh:

Trường tuyển sinh trong cả nước. Chỉ tiêu tuyển sinh:

  • Nghiệp vụ thi hành án: 150
  • Nghiệp vụ luật sư: 950
  • Nghiệp vụ công chứng: 130
  • Nghiệp vụ đấu giá: 100

Trường đạt được rất nhiều danh hiệu tốt

Học phí và chính sách hỗ trợ của Học viện Tư pháp:

  • Học viên đóng học phí mức: 15.330.000 đồng/sinh viên/khóa học. Năm 2019 có thể thay đổi, nhưng không quá 10%.
  • Học viên có thể đóng toàn bộ học phí hoặc chia ra làm 2 đợt. Đợt 1: 8.650.000 đồng ngay khi nhập học, tương đương 22 tín chỉ. Đợt 2: 6.680.000 đồng, tương ứng 17 tín chỉ.
  • Giảm học phí cho học viên đối tượng chính sách:
  • Miễn 100% học phí đối với người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Giảm 50% học phí đối với những học viên thuộc một trong các đối tượng sau: con liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
  • Giảm 30% học phí đối với 1 trong các đối tượng sau: cựu chiến binh, Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con thương binh, bệnh binh. 
  • Học viên thuộc nhiều đối tượng quy định miễn, giảm học phí chỉ được hưởng một ưu đãi cao nhất.
  • Học viên chỉ được hưởng chế độ ưu đãi giảm học phí khi nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định và nộp cho toàn khóa học. Trường hợp nộp hồ sơ sớm nhưng không nộp 100% sẽ không được quyền giảm ưu đãi học phí.

Trên đây là những thông tin về Học viện Tư pháp và cơ cấu tuyển sinh trong những năm qua. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết này.

Tham khảo thêm: Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội – Điểm chuẩn, học phí 2022

Chủ Đề