Hội đồng quốc phòng, an ninh là gì

Ngày 11/4, tại kỳ họp lần thứ 11 của Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước về danh sách Phó chủ tịch, ủy viên Hội đồng quốc phòng và an ninh quốc gia:

 TT Họ & tên Chức vụ Chức danh

Số phiếu
tán thành

Tỉ lệ
phiếu bầu
1 Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng Chính phủ Phó Chủ tịch
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%
2 Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%
3 Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 484  97,98%
4 Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên
Hội đồng quốc phòng và an ninh
 485  98,18%

Theo Điều 89 của Hiến pháp năm 2013, Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam có nhiệm vụ động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc, quyết định việc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao Hội đồng quốc phòngvà an ninh những quyền hạn đặc biệt, quyết định vấn đề sống còn như tuyên bố tình trạng khẩn cấp, ra quyết định hành động cho Chính phủ, quân đội, công an, ngoại giao để bảo vệ Tổ quốc.

Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

Điều 88 Hiến pháp năm 2013 quy định, Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam...

* Cũng trong ngày 11/4, Quốc hội đã phê chuẩn các nhân sự Hội đồng bầu cử quốc gia thay cho các thành viên vừa được Quốc hội miễn nhiệm.

 TT Họ & tên Chức vụ Chức danh

Số phiếu
tán thành

Tỉ lệ
phiếu bầu
1 Trương Hòa Bình  Phó Thủ tướng Chính phủ Phó Chủ tịch
Hội đồng bầu cử quốc gia
 481  97,37%
2 Đặng Thị Ngọc Thịnh Phó Chủ tịch nước Phó Chủ tịch
Hội đồng bầu cử quốc gia
 478  96,76%
3 Đỗ Bá Tỵ Phó Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
4 Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
5 Trần Văn Túy Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 484  97,98%
6 Trần Quốc Vượng Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 483  97,77%
7 Trương Minh Tuấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 483  97,77%
8 Tô Lâm Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 482  97,57%
9 Phùng Quốc Hiển Phó Chủ tịch Quốc hội Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 481  97,37%
10 Lê Vĩnh Tân Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 480  97,17%
11 Phạm Minh Chính Trưởng ban Tổ chức Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 478  96,76%
12 Lê Quốc Phong  Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 470  95,14%
13 Lại Xuân Môn Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 468  94,74%
14 Lê Thị Thu Hà Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 464  93,93%
15 Bùi Văn Cường Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương Ủy viên
Hội đồng bầu cử quốc gia
 447  90,49%

Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam là cơ quan có vị trí, vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp được thành lập tháng 11/2015. Hội đồng bao gồm 21 thành viên là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Chính phủ, có nhiều nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức, lãnh đạo cuộc bầu cử trong cả nước, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định pháp luật về bầu cử Quốc hội.

Đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch do sự đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội bầu. Các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia hiện nay là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Tiền thân của Hội đồng bầu cử Quốc gia là Hội đồng bầu cử Trung ương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập.

Sau khi Hiến pháp 2013 được thông qua nhằm cụ thể hóa Hiến pháp ngày 23/11/2015 tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã quyết định thành lập Hội đồng bầu cử Quốc gia thay thế Hội đồng bầu cử Trung ương.

HẢI YẾN [tổng hợp]

Để hiểu sâu hơn về chức năng, nhiệm vụ của HĐQP & AN, qua đó góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, phóng viên Báo CAND đã trao đổi với Thiếu tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về vấn đề này.

Đồng chí Phó Chủ nhiệm cho biết:

Lĩnh vực quốc phòng, an ninh liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều chủ thể khác nhau như: Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Trong đó, nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt đối với lĩnh vực quốc phòng, an ninh phải được tuân thủ và những quyết sách quan trọng về quốc phòng, an ninh đều thực hiện trên cơ sở Nghị quyết của Đảng, cơ quan, tổ chức căn cứ vào tầm quan trọng của vụ việc đều phải báo cáo Ban Bí thư, Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước khi quyết định.                  

Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan có chức năng lập pháp, xây dựng các luật, pháp lệnh thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Chính phủ được Hiến pháp phân công thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Vậy thử hỏi phân khu hoạt động của HĐQP & AN ở đâu [?]. 

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQP & AN tuy đã đề cập trong Hiến pháp và một số văn bản quy phạm pháp luật như đã nêu, nhưng đang dừng lại ở quy định chung. Chẳng hạn, Hiến pháp và các đạo luật thường lặp lại: “Trong tình trạng chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho HĐQP & AN những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt”. Nhưng chưa ai có thể định hình nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt ấy là gì, có trùng với nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan khác hay không ? Nghiên cứu về quy chế hoạt động của Hội đồng có thể thấy, HĐQP & AN mới chỉ dừng lại ở phép cộng thành viên là Hội đồng gồm những ai, nhóm họp khi nào… chứ chưa có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong Hội đồng và qua nhiều nhiệm kỳ Quốc hội, HĐQP & AN chưa ban hành một quy định nào mang tính pháp lý. Điều đáng lưu ý là cũng chưa ai khẳng định là Hội đồng ban hành loại văn bản gì [Sắc lệnh, Lệnh, Quyết nghị, Quyết định…] khi thực hiện quyền hạn của Hội đồng. 

Từ những phân tích, đánh giá  trên, đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh của Quốc hội đề nghị bổ sung vào Hiến pháp một số nội dung sau:

Thứ nhất, khẳng định việc thành lập HĐQP & AN và giao cho Hội đồng những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt khi có chiến tranh là cần thiết. Vì trong hoàn cảnh chiến tranh, khi các cơ quan Nhà nước không có điều kiện hoạt động bình thường thì cần  phải có một thiết chế đặc biệt tập trung quyền lực Nhà nước, có thẩm quyền quyết định những quyết sách quan trọng, kịp thời.

Thứ hai, ở chế định HĐQP & AN, người đứng đầu Hội đồng luôn gắn với Chủ tịch nước. Chủ tịch nước vừa có quyền đề nghị danh sách thành viên Hội đồng để Quốc hội phê chuẩn, vừa là người điều hành hoạt động của Hội đồng. Cho nên chế định HĐQP & AN được đặt trong chương quy định về Chủ tịch nước như Hiến pháp năm 1992 là hợp lý nhất.

Thứ ba, HĐQP & AN là biểu tượng tập trung quyền lực khi đất nước có chiến tranh. Với thể chế chính trị, phương thức tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay thì việc đặt ra nhiệm vụ, quyền hạn thường xuyên cho HĐQP & AN cũng có nghĩa là bớt đi nhiệm vụ, quyền hạn của một hoặc một số cơ quan Nhà nước. Điều này là không cần thiết. Vì vậy, đề nghị quy định: “HĐQP & AN hoạt động trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp”.

Thứ tư, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQP & AN được quy định trong Hiến pháp năm 1992 chỉ mang tính nguyên tắc, chứ chưa xác định được nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể. Vậy nên Hiến pháp lần này cần quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQP & AN. Trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, thể chế hóa các quan điểm của Đảng có liên quan và khái quát hóa các quy định của Luật Quốc phòng, Luật An ninh quốc gia, Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQP & AN để xác định vị trí Hội đồng QP và AN trong Hiến pháp, từ đó Quốc hội sẽ thể hiện bằng một luật chuyên biệt. Có như vậy, khi xẩy ra sự biến, Hội đồng mới không dẫm chân nhau, mới hoạt động được

Nguyễn Hưng [ghi]

Video liên quan

Chủ Đề