Hướng dẫn chơi đông chu liệt quốc

Read

September 6, 2023

ĐÔNG CHU LIỆT QUỐC- Phùng Mộng Long “Lâu dài hưng thịnh nhờ trung hâu, Thay đổi thăng trầm bởi đảo điên”-Hồ Tằng Phùng Mộng Long[1574-1646] nhà văn, học giả cuối thời Minh. Ông có những cống hiến lớn cho văn học trung đại Trung Quốc với tác phẩm Đông Chu liệt quốc và bộ Tam ngôn. Dựa vào cuốn Liệt quốc chí truyện của Dư Thiệu Ngư cải biên thành Tân liệt quốc chí[ vốn chỉ 28 vạn chữ lên 70 vạn chữ với 108 hồi]. Đến thời Thanh, Sái Nguyên Phóng hiệu đính lại rồi đổi tên Đông Chu liệt quốc chí. Về VN, tên đã được lược gọn thành Đông Chu liệt quốc. Tuy không đến tầm "danh tác" nhưng là 1 tác phẩm chất lượng thời "bùng nổ văn học lịch sử" bên TQ thời Minh. Bộ truyện này cũng chưa quá phổ biến ở VN, doanh số truyện không cao lắm. Cũng ko đc đưa vào SGK như Tam Quốc, mình nhớ chỉ có trích đoạn "Hà Bá lấy vợ" đưa vào SBT cho học sinh cấp 1. Cốt truyện :kể lại hơn 5 thế kỉ bão táp của TQ: Dựa trên các cuốn sử Kinh Xuân Thu, Chiến quốc sách, Sử kí Tư Mã Thiên… với lối kể chân thực và góc nhìn khách quan. Tác giả Phùng Mộng Long lựa chọn những chi tiết, sự kiện tiêu biểu đưa người đọc về thời thời Xuân Thu và Chiến Quốc bên TQ [751TCN- 221TCN], từ khi nhà Tây Chu suy yếu phải rời đô về phía đông nên gọi là Đông Chu đến khi Tần Thủy Hoàng thống thống nhất TQ kết thúc chế độ phong kiến phân quyền, mở ra thời kì phong kiến tập quyền. Thời Xuân Thu[ chiếm 4 phần năm số trang], các nước chư hầu không còn bị Thiên tử kiềm chế, lễ nhạc trở nên đổ nát, các cuộc soán nghịch để chiếm ngôi vua hay mưu lợi[anh giết em, mẹ hại con, con hại cha, quần thần giết vua….] xuất hiện như cơm bữa với nhiều cuộc xung đột giữa các nước không chỉ để lấn đất mà còn gây ảnh hưởng lên nhau để tranh quyền Bá chủ. Nhưng cũng xuất hiện nhiều minh quân ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện thiên hạ ,tiêu biểu là Ngũ bá Xuân Thu: [1] Tề Hoàn công: rộng lượng đặc xá Quản Trọng, mượn danh Thiên tử hiệu triệu chư hầu, lập lại kỉ cương cho toàn TQ nhưng cuối đời lại tin bọn nịnh thần nên kết cục bi thảm [2] Tấn Văn công: đã cao thủ lại còn tranh thủ, 19 năm lưu lạc qua 8 nước hiểu rõ nhân tình thế thái, đánh 1 trận thành Bá chủ.8 năm ở ngôi là đủ giúp nước Tấn hùng mạnh 150 năm [3] Sở Trang vương: " Con chim kì lạ 3 năm không kêu, 3 năm không bay nhưng khi đã bay thì bay tận trời xanh, đã cất tiếng kêu khiến mọi người kinh sợ" [4]Ngô vương Hạp Lư: với tướng quốc Ngũ Tử Tư và quân sư Tôn Vũ[cha đẻ Binh pháp Tôn tử] xây dựng nước Ngô hùng cường, đánh bại nước Sở hùng mạnh, khiến vua Sở lưu vong 6 năm nhưng cuối đời lại thua Việt vương. [5] Việt vương Câu Tiễn: Bá chủ Đông Nam, bị Phù Sai [Ngô] diệt quốc, chịu bao nhiêu tủi nhục, dùng Tây Thi mê hoặc vua Ngô, nếm mật nằm gai đợi thời cơ diệt nước Ngô xong lại tận diệt nhiều công thần. Ngoài ra còn nhiều vị quân chủ lớn khác: Tần Mục công, Sở Thành vuong, Ngô vương Phù Sai, Tề Cảnh công…hay các nhân vật quan trọng như Bách Lý Hề, Án Anh… cũng được kể chi tiết trong truyện. Thời Chiến Quốc: Khởi đầu bằng sự kiện “Tam gia phân Tấn”[ chư hầu mạnh nhất nhì Xuân Thu] thành 3 nước Tam Tấn: Hàn, Triệu, Ngụy; tạo nên cục diện “Chiến Quốc thất hùng” Chia sẻ cá nhân: Bộ Đông Chu liệt quốc mình có đây là boxset 6 cuốn của Nhà phát hành Đông A năm 2018. Bản dịch của cụ Nguyễn Đỗ Mục do Tân Việt Nam thư xã xuất bản[1930-1932], bản dịch chất lượng nhất, NXB Đông A đã mời dịch giả Châu Hải Đường hiệu đính, có chú thích vị trí đc hiệu đính khi bạn đọc. Đồng thời được bổ sung thêm nhiều bài thơ, vịnh, tình tiết còn sót mà bản cũ chưa đưa vào và ảnh minh họa nên bộ sách tăng hơn 400 trang so với bản cũ. Mình khuyên các bạn nên mua phiên bản của NXB này vì nhiều NXB khác vẫn chỉ bán bản cũ lại còn được tặng 2 tấm bản đồ để tham khảo.. Đọc truyện mà như đọc sử:tham khảo nhiều cuốn chính sử, kể thiên hành động không phân tích tâm lí, không theo phe phái hay nhân vật cụ thể nào, rồi các chi tiết được sắp xếp lại theo trình tự thời gian. Nhưng rất cuốn bởi vì vốn đây thời kì có nhiều sự kiện ấn tượng, điển tích đã rất phổ biến trong văn hóa Trung Hoa. Những phân đoạn hoang đường toàn là thân thế vài nhân vật có lớn lẫn nhỏ, chỉ là lời đồn đại ngắn không quá ảnh hưởng đến tiến trình lịch sử. Tuy dung lượng rất lớn nhưng chúng đều đặc sắc, và được sắp xếp chương hồi, thứ tự hợp lí không gây nhàm chán. Ngoài điểm nhấn là các sự kiện, tác giả đưa ngay vào rất nhiều bài thơ của Nghiêm Ông, Hồ Tằng… về các sự kiện vừa diễn ra làm câu văn thú vị hơn, thêm góc nhìn. Nhưng cũng còn nhiều đoạn vẫn khá rối khá rối bởi số nhân vật đề cập đến quá nhiều mà ảnh hưởng đến cốt truyện rất ít. Thời kì Xuân Thu " lễ nhạc đổ nát": các nước không còn bị Thiên tử kiềm chế, nội bộ các nước liên tục xuất hiện những cuộc soán nghịch : con giết cha và ngược lại, mẹ hại con, anh em tương tàn, quần thần âm mưu chọn vua tranh quyền lực…. Phản ánh những tật xấu tầng lớp quý tộc: ham tửu, ham sắc, ham hưởng lạc,nịnh hót, trọng con vật hơn con dân, …[Tề Ý công phóng tiền mua nước, Vệ Ý công cho hạc ăn lộc quan, Tấn Hiến công ham sắc làm nước Tấn loạn, Tấn Huệ công bắt giết người trung, Sở Bình vương tham gái đẹp quên tình cha con, Ngô Vương Phù Sai say đắm Tây Thi dẫn đến mất nước…] làm đất nước loạn lạc, suy yếu thậm chí dẫn đến vong quốc- những hôn quân ấy đến nay vẫn còn bị hậu thế chỉ trích. Nhưng cũng xuất hiện nhiều minh quân như "Ngũ Bá" cùng hiền thần không chỉ làm đất nước yên ổn, giàu mạnh mà ảnh hưởng đến nhiều nước chư hầu, xưng bá thiên hạ, đến nay thành điển tích cho hậu thế học tập. Vốn là thời kì phát triển mạnh mẽ của nền văn minh Hoa Hạ do sự tranh đấu giữa các nước nên quốc gia nào có chính sách cai trị tốt được chọn, không tốt sẽ ra khỏi cuộc chơi. Do đó, xuất hiện nhà chính trị với những tư tưởng tiến bộ như Quản Trọng, Bách Lý Hề, Tôn Thúc Ngao, Án Anh, Văn Chủng…cha đẻ những chính sách đối nội, ngoại kinh điển làm hậu thế đọc lại phải thấy kinh ngạc. Sau này trở thành nhiều điển tích phổ biến mà chúng ta gặp trong các văn bản sau này. Các cuộc giao tranh, thôn tính diễn ra triền miên,quy mô tăng dần lên và nhiều mưu kế quân sự hay ra đời. Thời thế cũng tạo ra nhiều nhà quân sự và lí luận quân sự giỏi như Tôn Vũ cha đẻ cuốn Binh pháp Tôn Tử, Phạm Lãi…. Nhưng vào truyện chưa thực sự “đỉnh cao”: đọc cả bộ này mình thấy được trận Thành Bộc[quân Tấn và Sở] là chi tiết, các trận khác được kể khá nhanh . Có lẽ tác giả không muốn tập trung vào việc chiến tranh mà đi sâu vào cục diện chính trị và nội bộ hơn. Thời Chiến Quốc: Là thời kì từ đồ đồng lên đồ sắt của TQ, các trận chiến lấn đất, thôn tính nhiều hơn, quy mô hơn và cực kì thảm khốc[trận Trường bình với sự kiện Bạch Khởi thảm sát 40 vạn quân Triệu, cuộc chiến Tần diệt Sở quân số tham gia lên đến cả triệu…]. Tác giả vẫn tập trung vào cục diện chính trị hơn, chứ không quá tập trung vào các trận đánh. Nhấn vào những nhà cải cách: Ngô Khởi, Vệ Ưởng rồi đến trường phái “Hợp tung- Liên hoành” làm nên tên tuổi cho Trương Nghi, Tô Tần. Thuyết Nho giáo của Khổng Tử được áp dụng những cuộc soán nghịch ít đi nhưng quy mô hơn: Tam gia phân Tấn, họ Điền cướp ngôi nước Tề, Lao Ái loạn cung Tần…Các trường phái Nhân trị, Pháp trị xuất hiện và được áp dụng và gặt hái thành công bước đầu nổi bật là cuộc “biến pháp” do Thương Ưởng lĩnh xướng không chỉ thay đổi biến nước Tần trở nên vượt trội, đến nay được đánh giá là “thay đổi lịch sử”, ảnh hưởng đến cả xã hội phong kiến Châu Á. Chủ đề chính của truyện đó là bàn về thịnh suy của một đất nước: không đơn thuần là kể những câu chuyện để đọc giải trí, truyền bá lịch sử, những câu chuyện cũ đó mang đến cho chúng ta nhiều bài học, tấm gương trong lĩnh vực "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" trong Nho giáo. Đề cao sức nặng chữ “tín”-một trong những đức tính cần có của con người: sự thành công của các minh quân trong truyện đều lấy chữ "tín", cụ thể là sự nghiệp của “Ngũ bá” với nhiều hành động bỏ cái lợi nhỏ để lấy lòng tin của các nước chư hầu. Phê phán trực diện những tật xấu của giới quý tộc làm đất nước loạn lạc, suy yếu. Mình thấy chủ đề này phù hợp thời đại sáng tác: nhà Minh bên TQ suy yếu do tham nhũng, lạm quyền nặng nề[các bạn có thể đã thấy qua trong bộ phim Thiên hạ- hồi nhỏ hay xem trên VTV]; bộ truyện kể những câu chuyện xưa mà phản ánh thực tại, hay đúng hơn là những vấn đề thời sự của bất kì vương triều nào thế nên nó mới thành công sống cùng với năm tháng. So với bộ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung: 2 bộ này 1 bộ sát sử, 1 bộ thì đã được thêm nhiều mắm muối, nên rất khó so. Nhưng về sự sáng tạo các tình tiết, nhân vật cho cốt truyện li kì, nổi bật chủ đề thì chưa làm được. Bù lại cách kể chuyện của Đông Chu đã hoàn thiện hơn với việc thêm nhiều những bài thơ của các tiền bối đâu đã thể hiện rõ tác giả không chỉ nghiên cứu thời kì này rất kĩ qua mấy cuốn sử, mà còn đọc rất nhiều tài liệu nghiên cứu từ đó chọn ra những câu thơ, tình tiết dân gian phù hợp với ý đồ. Chuyển thể: Bộ truyện đã được chuyển thể thành phim truyền hình Đông Chu liệt quốc:Thời Xuân Thu[1998] và Chiến Quốc[2000].Phần Xuân Thu lược bớt nhiều chi tiết nhỏ, tập trung hẳn vào Ngũ bá, có lược bỏ nhiều nhân vật phụ cho tuyến phim đỡ nặng giúp người xem dễ theo dõi đồng thời mang lại nhiều đoạn đối thoại chất lượng ko còn lời đồn như trong truyện. Phần Chiến Quốc phong cách vẫn vậy. So chất lượng chả thua Tây du 1986 hay Tam quốc 1994, phải khẳng định luôn là xem phim như được xuyên không luôn: dàn dựng cực chất với quần thể cung điện hoành tráng, trang phục với trang điểm chất lượng, kì công- cái này là đặc sản phim tàu, có sự phân hóa giữa mấy ông Trung Hoa “chuẩn” với tộc coi là Man di thời đó; Người dân thì hiện lên như xác sống, phờ phạc, rách rưới, đất đai đi đâu cũng thấy cằn cỗi, chiến tranh loạn lạc đến cỏ không mọc nổi, các trận đánh tuy bày trận không chất nhưng rất khốc liệt. Hiện mình thấy trên youtube có 1 kênh đăng phần Xuân Thu với thuyết minh bác Ngọc Thạch khá chất lượng cho các bạn muốn xem, phần Chiến Quốc thì chỉ có lồng tiếng nên mình chưa xem kĩ. Tổng kết: Rất đáng đọc với các bạn yêu thích văn hóa lịch sử, nhân vật hay các điển tích cổ bên TQ. Có điều dài, không tập trung vào nhân vật,phe phái nào làm truyện khá lan man, rối.

This entire review has been hidden because of spoilers.

Chủ Đề