Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Đơn thư tồn đọng nhiều. Ý kiến, kiến nghị được trả lời chậm, không rõ ràng”. Đó là ý kiến của ông Ngô Văn Minh, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Quảng Nam, tại hội nghị trao đổi kinh nghiệm công tác dân nguyện do Ban Dân nguyện của QH tổ chức tại Đồng Nai. Hội nghị diễn ra trong hai ngày 9 và 10-12 với sự tham dự của đại diện 27 tỉnh, thành phía Nam và ba tỉnh phía Bắc.

Nguyên nhân theo ông Minh là do cơ quan hành chính chưa thực hiện công khai minh bạch trong quá trình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đó là chưa kể cán bộ còn tắc trách.

Thường sau khi đi giám sát thì đại biểu sẽ gửi kiến nghị tới cơ quan hành chính để giải quyết nhưng có nhiều trường hợp kiến nghị xong không có hồi âm, cũng không có chế tài gì với cơ quan hành chính không chịu giải quyết hoặc giải quyết chậm… “Nhiều khi mình cảm thấy bất lực vì không giúp gì được cho dân” – đại biểu Nguyễn Danh, Phó Trưởng đoàn đại biểu QH tỉnh Gia Lai, bày tỏ.

–Vì nước hay vì dân?

Chừng nào đại đa số vẫn chưa yên tâm với cách thức và kết quả giải quyết của nhà nước, thì chừng đó, mọi cố gắng của cơ quan công quyền dù được biện minh bằng động cơ, hứa hẹn tốt đẹp bao nhiêu, người dân vẫn thấy bất an, hoài nghi…

Hầu hết các nước đều coi toà án là cán cân, phán quyết cuối cùng là công lý; mở đầu tuyên án bao giờ cũng bằng câu nhân danh nhân dân, không phải nhân danh nhà nước, bởi họ quan niệm chỉ nhân dân mới trường tồn, nhà nước có thể thay đổi, công lý không thể vì nó mà đổi thay theo.

Nước Đức, nhờ rút được bài học từ trang sử đen tối của chủ nghĩa phát xít độc tài, trở thành mô hình dân chủ nổi tiếng thế giới ngày nay, ấy vậy mà tháng trước dư luận cũng bị bất ngờ, khi nghe chánh án toà án ở Herford, Westfallen, ông Helmut Knöner, 62 tuổi, tuyên hủy quyết định phạt tiền của chính quyền thành phố đối với 4 lái xe quá tốc độ bị ra-đa chụp được. Lập luận được đưa ra là, “máy đo tốc độ nhằm mục đích bảo đảm an toàn tính mạng tài sản cho người dân, chứ không phải công cụ nhà nước kiếm tiền phạt. Mà như vậy thì phải có văn bản luật quy định rõ những chỗ nào được phép đặt, như đường cua gấp, nơi che khuất, hay chỗ thường xảy ra tai nạn chẳng hạn, thông báo minh bạch để lái xe biết phòng tránh. Thay vì điều đó, chính quyền lại nhè đặt ra-đa tại những chỗ có nhiều xe chạy quá tốc độ, nghĩa là kiếm tiền bằng cách trục lợi luật pháp”.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Chánh án toà án ở Herford, Westfallen, ông Helmut Knöner đã gây bất ngờ cho dư luận Đức.

Còn dân thì vốn quen chấp hành chế tài pháp luật nên đã không mảy may ngờ vực động cơ hành xử của nhà nước, nay mới ngớ người, ngộ ra nguyên lý bị vi phạm ẩn náu trong đó: mọi hành xử của cơ quan công quyền, dù có vì nhà nước tới đâu thì trước và trên hết phải vì dân đã – thước đo bản chất đích thực của mọi nhà nước.Cũng từ thước đo này, sách giáo khoa phổ thông tiểu học Đức đã chụp ảnh bức nhật lệnh viết tay cuối cùng của Hitler: “lệnh cho quân đội phá hủy mọi công trình công cộng, cầu cống, hải cảng, sân bay, điện, nước… bởi những người Đức thua trận còn lại đều là hạ đẳng, không đáng được hưởng”, rồi đặt câu hỏi cho học sinh tự trả lời: vậy Hitler thực ra vì dân Đức hay vì nhà nước phát xít của ông ta? Không có bằng chứng này không thể thuyết phục được tuyệt đại bộ phận dân Đức từng cuồng tín, hy sinh vì Hitler và lý tưởng Đức quốc xã thống trị tuyệt đối lúc đó.

Tuy nhiên, thế giới không nhà nước nào có đủ khả năng luôn tìm gặp dân xem cần gì để họ vì “con khóc mẹ mới cho bú”, “chủ có sai thì tớ mới làm”. Nhà nước không hề trên trời rơi xuống, hoàn toàn do dân đẻ ra, phúc hay hoạ đều trước hết do mình.

Cách đây gần 20 năm, sau sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, nạn bán thuốc lá lậu thuế hoành hành Đông Đức. Tại Leipzig, mấy thanh niên người Việt chọn điểm bán nơi đông người qua lại, ngay trên một chiếc cầu vượt qua đường xe hơi chạy nhiều làn, phân công canh phòng 2 đầu, khi bị chặn đầu này sẽ báo động thoát hiểm đầu kia. Cảnh sát nghiệp vụ hơn, chia đội hình, từ 2 phía bất ngờ ập tới tóm gọn, nhưng lập tức bị dân chúng đi đường quây lại, vây chặt, bắt phải thả ra, xỉ vả, chửi rủa, tố cáo cảnh sát hành động thiếu lương tâm và mất nhân tính, đẩy người ta vào thế cùng, ngộ quẫn nhảy liều xuống cầu mất mạng.

Chỉ khi người dân ý thức được lợi ích, quyền sống của đồng loại mình như vậy, mới có thể phán xét, đòi hỏi, yêu sách trước mọi hành xử sai trái, tại đâu, bất cứ lúc nào, của nhà nước do chính họ lập ra. Cả thế giới có đứng về phía họ cũng không thể thay thế được họ. Câu ngạn ngữ Pháp “Dân nào, Chính phủ nấy” hoàn toàn đúng.

Năm 2004, một gia đình một người Việt có 2 con, ở Đức đã 13 năm bị từ chối lưu trú, trục xuất về nước. Lo cho đứa con lớn của họ sang Đức từ lúc lên hai, sắp tốt nghiệp phổ thông, chỉ bập bẹ tiếng Việt, bị trục xuất tương lai sẽ vĩnh viễn chấm dứt, còn đứa con nhỏ thì bị thiểu năng không chịu được hành trình máy bay, nhà thờ Đức tại địa phương đã nhận cả nhà vào tị nạn. Bất chấp, nửa đêm cảnh sát xông vào nhà thờ cưỡng chế cả gia đình ra sân bay. Ngay ngày hôm đó, dư luận Đức sôi sục, nhà trường tất tả ngược xuôi cầu cứu giới hữu trách đình chỉ lệnh, Ủy ban về người lánh nạn kịch liệt phản đối cảnh sát hành xử vi phạm quy chế tị nạn của nhà thờ được pháp luật thừa nhận, vô nhân đạo bất chấp sức khỏe bé thiểu năng, đòi Bộ trưởng Nội vụ phải đón họ trở lại, và gửi đơn lên Viện Kiểm sát đề nghị truy tố hình sự những cảnh sát thực thi.

Chưa hết, nhóm nghị sỹ Đảng Xanh gửi tờ trình khẩn lên Quốc hội yêu cầu họp điều trần Chính phủ. Tại phiên điều trần, Đảng Xanh đặt câu hỏi, nhà thờ đã tiếp nhận một gia đình người Việt tị nạn, cảnh sát đã đe doạ truy tố cha cố nếu can thiệp, và sử dụng bạo lực tâm lý để cưỡng chế gia đình. Chúng tôi xin hỏi Chính phủ, có phải Chính phủ cho phép cảnh sát trục xuất? Điều đó có đúng cả về luật pháp cho phép nhà thờ nhận tị nạn, lẫn đạo đức khi đang tâm trục xuất một đứa bé rủi ro sức khoẻ bởi hành trình? Tương lai, Chính phủ không muốn có tị nạn nhà thờ?

Chỉ khi trước số phận từng người dân cụ thể, thân cô, thế cùng, đảng phản ứng kịp thời như vậy, nghị sỹ lên tiếng chất vấn trực diện chính phủ như thế, tổ chức chuyên bảo vệ họ tâm huyết tới mức đó, thì lúc đó, những người hành xử nhân danh nhà nước có không muốn vì họ cũng không được; bằng không, từng người dân không bao giờ đương đầu nổi quyền lực, nói gì đến buộc được nó phải vì mình.

Một nhà nước pháp quyền đúng nghĩa không bao giờ mạnh thắng – yếu thua khi tranh chấp pháp lý, dù đó là cá nhân hay pháp nhân, là người dân hay tổng thống, là đảng phái, nhóm hay đơn lẻ, bởi thước đo thắng thua là Hiến pháp – sản phẩm lập hiến của người dân, chủ nhân đất nước, dùng để giới hạn quyền lực nhà nước chứ không phải công cụ nhà nước dùng cai quản lại người dân như trong chế độ quân chủ.

Năm 2004, bằng án quyết số 1BVL 4/97, Toà án Hiếp pháp Liên bang Đức đã tuyên hủy điều 1 đoạn 3 Luật Tiền con (Bundeskindergeldgesetz – BKGG) do Hạ và Thượng viện thông qua từ năm 1993 nhằm giới hạn những người nước ngoài mang giấy phép lưu trú ngắn hạn không được hưởng tiền con, với lý do vi phạm điều 3 Hiến pháp Đức quy định tất cả mọi người đều bình đẳng, không ai được ưu tiên hay chịu thiệt hơn ai vì lý do nguồn gốc, quê hương, lưu trú, thành phần chính trị, đảng phái…. Phán quyết bắt nguồn từ 3 người nước ngoài bị cắt tiêu chuẩn do áp dụng luật BKGG mới nói trên, kiện lên toà án điạ phương, bị xử thua, vì cấp toà này xét xử phải dựa trên văn bản lập pháp BKGG, rồi tới cấp toà tiểu bang cũng vậy nốt. Cuối cùng chỉ còn cách kiện lên toà án Hiến pháp để xem lại tính hợp hiến của văn bản luật nhà nước ban hành, rốt cuộc được toà chấp thuận.

Nguyên lý nhà nước pháp quyền coi người dân và nhà nước cùng bình đẳng trước pháp luật, chỉ trở thành hiện thực, một khi luật pháp vốn dĩ chỉ do nhà nước ban hành, thì Hiếp pháp phải do người dân lập hiến và nhất thiết không thể thiếu Toà án Hiến pháp để tài phán khi xảy ra tranh chấp giữa nhà nước thông qua văn bản luật với lợi ích của người dân. Nhờ nguyên lý hiện thực trên, mà bao người Việt được truy lĩnh tới hàng chục nghìn Euro, ngang thu nhập một lao động cật lực trong một năm, mặc dù chính quyền vốn dĩ không muốn, ảnh hưởng tới ngân sách họ chịu trách nhiệm.

Không có gì khác ngoài lợi ích của người dân chính là động lực thúc đẩy mọi cuộc cách mạng xã hội trên thế giới, mọi cuộc chiến hy sinh xương máu chống ngoại xâm. Mọi cuộc cải cách, bầu cử, thay đổi đảng cầm quyền diễn ra trên thế giới không ngưng nghỉ, không phải khởi đầu bằng những gì cao siêu, mà chính từ những đòi hỏi thường nhật mọi mặt của người dân, tại mọi nơi, mọi lúc, tổng hợp lại. Điều này lí giải tại sao trên giới, truyền thông gắn với hơi thở của cuộc sống hiện tại, thời hàn biểu của xã hội, thăm dò dư luận người dân là đối tượng quan tâm hàng đầu của mọi chính khách.

Năm ngoái, Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo CDU, Thủ tướng Đức, bà Merkel dù đang cùng đoàn tùy tùng trên tầu công du xuyên quốc gia, cũng phải tranh thủ ra tuyên bố thái độ của mình, khi nhận được tin trước đó mấy tiếng, một người nghĩa hiệp xuống tầu bị 2 thanh niên đánh chết chỉ vì đứng ra bênh vực một nhóm trẻ bị chúng ức hiếp đòi tiền ở trên tầu, mà cảnh sát đã không can thiệp kịp. Chính trị gia các đảng phái, các bộ trưởng liên quan, chính phủ tiểu bang đều nhất loạt lên tiếng. Kết quả, mọi giới chức không chỉ lăn xả vào giải quyết vụ việc, mà tiến xa hơn, nhà nước phải xem lại, cải cách Luật về an toàn đường sắt, về cảnh sát giao thông, nhằm phòng ngừa vụ việc lặp lại cho nhân dân.

Tổng hợp các cải cách thực hiện kịp thời sát thực như vậy chính là chính sách toàn diện hiện thực thần kỳ của họ.

Xuất phát từ cách thức giải quyết vấn đề từ thực tế nước họ, sẽ không ngạc nhiên, khi ở ta nhiều người dân cảm thấy bức xúc với cách ứng xử của một số người có trách nhiệm giải quyết. Từ chuyện bạo lực học đường, chạy bằng cấp, kiếm chác trong giáo dục, đến làm tiền trên tính mạng người bệnh trong y tế, đất đai khiếu kiện ngày một nan giải, hành chính nặng nề thủ tục, thực phẩm độc hại đe doạ, nạn giao thông ùn tắc, đô thị ngập lụt, điện nước thiếu thốn,…cao hơn là những vấn đề cốt tử của đất nước như khai thác bauxite với rủi ro lũ bùn đỏ, đường sắt cao tốc với mối lo nợ nần, thuỷ điện với nguy cơ môi trường, việc cho thuê đất rừng với thách thức an ninh quốc gia… bất cứ người dân nào cũng nhìn thấy tương lai số phận họ trong đó.

Liệt kê trên không nhằm để chỉ ra những bức xúc, bất ổn, bởi thực tế đó ai quan tâm cũng thấy, không chỉ xảy ra ở ta mà khắp thế giới, thậm chí không ít nước còn nặng nề hơn, tưởng như tan tới nơi. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ thái độ, phản ứng, cách thức hành xử của cơ quan quyền lực nhà nước trước bức xúc và bất ổn đó.

Đã là nhà nước do dân bầu lên, thì không chính quyền nào không vì dân cả, nhưng chừng nào đại đa số chưa thể yên tâm với cách thức và kết quả giải quyết của nhà nước, thì chừng đó, mọi cố gắng của cơ quan công quyền dù được biện minh bằng động cơ, hứa hẹn tốt đẹp bao nhiêu, người dân vẫn sẽ thấy hoài nghi quyết sách của nhà nước, liệu đã hẳn vì chính từng số phận họ chưa?

—————–

–Để nhớ những nguyện vọng của dân chúng, các bạn nếu biết thông tin thì bổ sung cùng nhé: Quynh: : Thêm một người dân tử vong sau khi rời trụ sở công an De nghi cac co quan xu ly cong bang cai chet oan uong cua anh Hien phuong tran: : Tai nạn thao trường làm 4 người chết Do la tai nan trong nghe nghiep, nhung tui muon biet doi voi gia dinh nan nhan giai quyet ra sao?

nguyễn công trang: : Đơn tố cáo Bộ Quốc Phòng bảo kê tham nhũng

Nguyễn Anh Tuấn: : Đơn kêu cứu và tố cáo

Thêm một dân oan bị bắt vì tội “âm mưu lật đổ chánh quyền”

Qua thư kêu cứu kèm theo văn kiện chứng minh gởi đến RFA, thì cô Trần Thị Thúy, một dân oan cư trú tại ấp Long Thái, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, bị bắt giam biệt tích từ giữa tháng 8/2010. Theo thư kêu cứu thì cô Trần Thị Thúy bị bắt vì có hành vi “tham gia hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhân dân”. Đến nay, gia đình cô vẫn chưa được liên lạc, thăm nuôi, ngoài ra gia đình cô còn gặp nhiều cảnh oan nghiệt khác. Đỗ Hiếu có cuộc trao đổi với hai thân nhân của cô, bà Bùi Thị Nữ, mẹ cô và anh Trần Thanh Tuấn, em của cô, từ Đồng Tháp.

Đàn áp dân oan

Đỗ Hiếu: Thưa bà, đài chúng tôi có nhận được thư kêu cứu do một thân nhân gia đình bà từ Pháp gởi đến, kèm một số chứng cứ, về việc con gái bà là cô Trần Thị Thúy bị bắt giam về tội “tham gia hoạt động nhằm lật đổ chánh quyền nhân dân”, sự thật ra sao, thưa bà?

Nhà em tất cả giấy tờ bị lấy hết trơn, anh em chết vì bị ngăn không cho bác sĩ đến nhà, rất đau buồn, nay chị em bị bắt, một người con gái mà bị lực lượng mấy chục người tới hành hung. Ô. Trần Thanh Tuấn

Bà Bùi Thị Nữ: “Khi không tự nhiên, nhào vô nhà, 50 đến 60 người, bắt còng tôi với con gái, vô nhà lấy đồ, điện thoại, máy chụp hình, giấy tờ, không cho gia đình tôi bước ra khỏi nhà. Con cháu lên cúng ba nó, cũng không cho vô nhà, con tôi, Trần Thanh Tuấn đi mua lúa về bán cho gà ăn, bị mười mấy công an đón đánh, đá. Đất nhà tôi ở Tam Nông có mấy chục công bị lấy trắng luôn, hồi năm 83 tới giờ. Nói tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, chứ muốn bắt đánh ai thì đánh. Con tôi Trần Thanh Bình chết cũng do nơi họ, hàng ngày buôn bán kiếm sống thì nó chạy theo, quay phim, hăm he không cho người ta mua.”

Đỗ Hiếu: Thưa bà, qua nhiều thư kêu cứu, khiếu nại, trình báo gởi lên cấp lãnh đạo, bà có nhận được phúc đáp gì không?

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Giấy thông báo bắt giữ cô Trần Thị Thúy, một dân oan cư trú tại ấp Long Thái, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Photo courtesy of Vietnam Exodus.

Bà Bùi Thị Nữ: “Vụ Trần Thị Thúy hả, không, họ nói nhốt con tôi ở dưới Bến Tre, gởi đồ thì được nhận chứ không cho gặp mặt, không thấy mặt mũi gì con tôi, giam mất tích luôn, sống biết sống chết ra sao, hành hung cỡ nào. Tôi già cả rồi, khổ quá, bệnh hoạn hoài, thằng con lớn thứ 2 thì mất, Trần Thị Thúy, thứ 3, thằng thứ 5 bị đánh, tên Trần Thanh Phong, đi làm ngoài thành phố thì bị bắt, giữ lại 2 ngày, không cho điện về nhà. Con gái thứ 4, tên Diễm, đi buôn bán, thì công an chặn không cho người ta mua hàng, còn dọa chích thuốc cho chết. Nhiều người nói với công an rằng, người ta buôn bán hiền lành mà sao lại kiếm chuyện với người ta, mấy chú ác vậy.

Gia đình tôi bị bóp nghẹt kinh tế, đâu làm ăn gì được, con tôi thằng Tuấn, không làm gì nổi, tài sản, của cải, đất đai bị lấy hết. Cái hầm nhà tôi thì họ cho ông Nguyễn Văn Mì cất nhà lấn chiếm nửa cái hầm luôn. Tôi nhờ anh em, báo đài, giúp giùm, gia đình tôi quá khổ rồi, ai cũng quở tôi ốm nhom, xin cho tôi đi thăm gặp mặt con tôi. Bây giờ, trong gia đình giấy tờ mất hết, chứng minh nhân dân, vòng vàng cũng mất. Tự do dân chủ, nhưng đất bị cướp, dân bị đánh.”

Cấm bác sĩ đến nhà

Đỗ Hiếu: Bà có thể cho chúng tôi được gặp anh Tuấn, con bà để hỏi chuyện?

Trần Thanh Tuấn: “Alô, chào anh”.

Đỗ Hiếu: Sau khi mẹ của anh đã trình bày các chi tiết, theo ý của anh thì vì sao gia đình lại gặp những oan nghiệt, không may, như có người bị bắt, bị đánh, có người chết, nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?

Khi không tự nhiên, nhào vô nhà, 50 đến 60 người, bắt còng tôi với con gái, vô nhà lấy đồ, điện thoại, máy chụp hình, giấy tờ, không cho gia đình tôi bước ra khỏi nhà. Bà Bùi Thị Nữ

Trần Thanh Tuấn: “Kính thưa các cơ quan báo đài trong và ngoài nước, em là Trần Thanh Tuấn, ấp Long Thái, xã Long Khánh B, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nguyên nhân là do đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, lấy đất của gia đình em là 220 công, xã, huyện, tỉnh chia nhau, họ dùng thủ đoạn, hành hung để cho mình sợ. Đất nước Việt Nam không có tự do, dân chủ, không có tự do tôn giáo, ở khắp 64 tỉnh thành đều có dân oan bị lấy đất, là những người thấp cổ, bé miệng.”

Đỗ Hiếu: Xin cám ơn bà Bùi Thị Nữ, anh Trần Thanh Tuấn là thân nhân cô Trần Thị Thúy, còn nằm trong vòng lao lý, cầu cho gia đình của bà được nhiều may mắn, cô Thúy được cấp trên cho gia đình đến thăm nuôi và sớm sum họp với gia đình.

Trần Thanh Tuấn: “Xin nói một câu nữa, nhà em tất cả giấy tờ bị lấy hết trơn, anh em chết vì bị ngăn không cho bác sĩ đến nhà, rất đau buồn, nay chị em bị bắt, một người con gái mà bị lực lượng mấy chục người tới hành hung. Một chế độ như vậy, người dân nào mà sống nổi. Chúc anh và các cơ quan báo đài, trong và ngoài nước lo cho dân tộc Việt Nam được tự do, dân chủ, người được có tiếng nói như nhau, và cả thế giới được dân chủ, nhân quyền, cám ơn anh nhiều.”

Dân oan Nghệ An tiếp tục biểu tình đòi đất

Ảnh do thính giả gửi RFADân oan Nghệ An tập trung biểu tình trước trụ sở UBND tp Vinh hôm 15/4/2010

Dân khiếu kiện về những khuất tất trong vấn đề đất đai tại tỉnh Nghệ An hôm 15 tháng 9 đã kéo về thành phố Vinh để bày tỏ bất bình về cách giải quyết vụ việc của các cơ quan Nhà Nước.

Dân biểu tình

Những người có cùng hoàn cảnh oan sai do mất đất tại nhiều địa phương khác nhau tại tỉnh Nghệ An đã tập trung để nói lên tiếng nói chống những cán bộ tham nhũng. Một thương binh tham gia cuộc biểu tình vào ngày 15 tháng 9 kể lại:

“Dù trời mưa nhưng chúng tôi có băng rôn, biểu ngữ căng ra đi từ Bến Thủy đến Tỉnh ủy. Tôi từ huyện Tân Kỳ, rồi có ngươì từ Nghiã Đàn, rồi Anh Sơn, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nam Đàn, Nghi Lộc, thành phố Vinh.

Điểm chung của những người tham gia vì bị chính quyền dùng quyền lực để cướp đất. Họ lợi dụng những việc như giải phóng mặt bằng, xây trường học, nói chung họ nói để phục vụ phúc lợi Nhà Nước, phúc lợi nhân dân… để cướp đất của dân, ví dụ ,một mét vuông đất đền 2500 đồng. Hiện nay một gói mì tôm giá cũng 2500 đồng. Họ lấy đất của dân để làm giàu. Ngoài trung ương cho biết đất ở vùng xa xôi, xa đường cái, đất hoang đền bù ít nhất là 7000 đồng. Vừa rồi có người ra ngoài trung ương mới biết.

Điểm chung của những người tham gia vì bị chính quyền dùng quyền lực để cướp đất. Họ lợi dụng những việc như giải phóng mặt bằng, xây trường học, nói chung họ nói để phục vụ phúc lợi Nhà Nước, phúc lợi nhân dân… để cướp đất của dân. Một thương binh ở Nghệ An

Họ dùng công an mặc đồ thường thu hết băng rôn của dân. Đến Tỉnh uỷ họ dùng luật rừng, sử dụng dùi cui bắt Hồ Thị Bích Khương đưa lên xe máy đi đâu mất, tôi không biết.”

Bà Hồ thị Bích Khương, một người từng bị tù, và lâu nay tiếp tục lên tiếng giúp cho những người gặp oan khuất do đất đai bị trưng thu một cách bất công, tham gia cuộc biểu tình với những ngươì khác, và bị công an bắt đi làm việc cho biết sự vụ xảy ra đối với bà:

Một dân oan Nghệ An khiếu kiện hôm 15/4/2010. Ảnh do thính giả gửi RFA

“Lúc đầu khoảng 30 người, 50 ngươì. Từng huyện tụ tập từng điểm và từng đoạn thêm người, và khi đến Ủy ban Nhân dân tỉnh chật đường luôn. Mọi người hô ‘Đả đảo chống tham nhũng’. Tôi quay phim và cũng hô như bà con. Họ thấy tôi quay phim nên đã bắt và tạm giữ tất cả các đồ dùng. Người dân xúm lại nhưng không mạnh bằng công an nên họ đã bắt được tôi và bỏ lên xe đưa đi. Tại công an Phường Trường Thi, công an thành phố làm việc với tôi lập văn bản tạm giữ tất cả đồ đạc.”

Công an nói gì?

Vào khi bà Hồ thị Bích Khương đang làm việc tại cơ quan công an phường Trường Thi ở thành phố Vinh, một công an trả lời khi được chúng tôi hỏi về sự vụ đó:

“Tôi đang bận tí việc. Việc dân tập trung đòi hỏi quyền lợi tính sau, sẽ có bộ phận trả lời. Việc và Bích Khuơng đang làm việc. Tin bà này bị đánh không đúng, vì tôi không thấy có thương tích gì.”

Theo lời hẹn cuả người công an vừa nói, đến tối ngày 15 tháng 9, chúng tôi gọi lại cho số điện thoại của người này, nhưng không được trả lời.

Vào ngày 26 tháng 8 vừa qua, Thanh tra chính phủ Việt Nam ra thông tư số 4/2010/TT-TTCP với qui định đơn khiếu nại có họ tên, chữ ký cuả nhiều người thì đơn đó sẽ bị trả lại. Việc trả lại đơn được thực hiện theo mẫu số 5 ban hành theo thông tư số 4. Mẫu này căn cứ theo điều 6 Nghị định 136/2006/NĐ-CP do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hồi tháng 11 năm 2006.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cho rằng nghị định đó cấm khiếu nại tập thể và ông Cù Huy Hà Vũ đã có đơn khiếu nại thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã ban hành qui định cấm khiếu nại tập thể là trái hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Tôi đang bận tí việc. Việc dân tập trung đòi hỏi quyền lợi tính sau, sẽ có bộ phận trả lời. Việc và Bích Khuơng đang làm việc. Tin bà này bị đánh không đúng, vì tôi không thấy có thương tích gì. Công an phường Trường Thi

Trong thực tế lâu nay nhiều người dân có chung cảnh ngộ oan khuất cùng nhau ký tên vào đơn khiếu nại tập thể với chữ ký cuả nhiều ngươì. Rồi họ cũng cùng nhau đến tận những cơ quan trung ương tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để đệ đơn đòi cứu xét, trả lại công bằng cho họ. Tuy nhiên hầu như tất cả những vụ khiếu kiện như thế đã bị giải tán như vụ mới diễn ra tại thành phố Vinh, Nghệ An hôm ngày 15 tháng 9 vừa qua.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Dân oan mất đất kéo về Hà Nội đòi Công lý— 10/09/10 6:58 AM

VRNs (10.09.2010) – Hà Nội – 08/9/2010, dân oan mất đất lại đổ về Hà Nội để đòi lại công lý cho gia đình, dân làng sau những bất công mà họ đang gánh chịu bởi các chính sách cướp đoạt đất đai một cách tinh vi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Từ sáng sớm tinh mơ, một đoàn dân oan thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội khoảng vài trăm người đã kéo về UBND Thành phố Hà Nội, ở đây họ bị từ chối và họ được một số người UBND Thành phố chỉ sang Văn phòng Chính Phủ, theo kiểu đùn đẩy cho nhau mà nhân dân thường thấy mỗi khi có khiếu kiện đến các cơ quan công quyền.

Sau khi bị đẩy đi khỏi UBND TP, đoàn dân oan này tiếp tục đi bộ đến các cơ quan khác tại Hà Nội, họ vừa đi vừa nghỉ.

Một người trong đoàn dân oan cho biết về lí do mà đoàn vất vả đến Hà Nội để đòi lại công lý cho mình, họ nói: “đoàn chúng tôi là những người dân ở huyện Sóc Sơn, chúng tôi đi đòi lại công lý vì đền bù đất đai không thỏa đáng, đền bù theo giá cũ từ rất lâu, nhưng giá đất ở đó hiện nay đã tăng giá một cách chóng mặt. Đoàn chúng tôi mong muốn được đền bù một cách thỏa đáng, hợp lòng dân, theo giá mới hiện nay”.

Với nhiều siêu dự án của chính phủ thường lấy đất nông nghiệp của nông dân để thực hiện, các tỉnh thành trong cả nước có rất nhiều dự án lấy đất nông nghiệp của dân và đền bù cho dân một mức giá rất bèo bọt, từ đó khiến cho khối dân oan mất đất trong cả nước tăng lên và họ luôn bức xúc với thực trạng mà họ đang gánh chịu.

Tại Hà Nội, là Thủ đô của Việt Nam, trung tâm chính trị, xã hội, kinh tế…, đặt nhiều cơ quan nhà nước, dân oan các tỉnh thành lân cận và khắp cả nước thường kéo về đây để đòi nhà cầm quyền trả lại công lý cho họ.

Những thông tin đoàn dân oan mất đất Sóc Sơn chúng tôi có thể sẽ cập nhật tiếp cho quý độc giả.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Tâm Ngọc VNRs tại Hà Nội

“Nhiều việc, Thủ tướng chỉ đạo cũng không ai giải quyết”

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
(VietNamNet)21/08/2010 (GMT+7)- Nhân bàn về dự án Luật khiếu nại, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển tỏ ra phiền lòng vì tình trạng đơn thư lòng vòng chuyển từ huyện lên tỉnh rồi ra TƯ. Từ TƯ lại “ủy thác” để tỉnh, huyện xem xét, không ai “chốt” cuối cùng. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền “than” hiện đơn thư gửi về các cơ quan QH chất thành kho. Thường trực Ủy ban Pháp luật thì “phê” dự án luật không có điểm nào mới. – Thảo luận về dự án Luật khiếu nại, có ủy viên UBTVQH chỉ ra, nhiều vụ việc Thủ tướng đã chỉ đạo song vẫn không được giải quyết.

\>> Dấu ấn đại biểu Quốc hội

Đùn đẩy

Những bức xúc về tình trạng khiếu kiện đông người, vòng luẩn quẩn bế tắc của việc không ai chịu trách nhiệm cuối cùng… được thảo luận tại phiên họp Ủy ban Thường vụ QH chiều nay (21/8).

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nói như Trưởng Ban Dân nguyện Trần Thế Vượng, các tỉnh báo cáo rất hay, nào đơn thư được chuyển, giải quyết kịp thời, bảo vệ được quyền lợi của dân. Nhưng thực tế khiếu nại ngày càng tăng, ngày càng phức tạp. Đơn từ thì chuyển lòng vòng, né tránh, các cơ quan đùn đẩy lẫn nhau.

Trung ương thì “kêu” khiếu nại vượt cấp, kêu địa phương né tránh.

Địa phương cũng phàn nàn TƯ “quan liêu”, do một phần các vụ việc không có hồ sơ nên TƯ nhận đơn thư chỉ đóng dấu xác nhận và lại chuyển về địa phương.

Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển phàn nàn: “Có lần Bộ Tài nguyên – Môi trường đưa các đoàn giám sát về rồi mời cả tỉnh, huyện đến nghe dân nói. Bao nhiêu vụ việc cũ, dân lại lục lọi lại chỉ để đưa ra nói với “ông” Tài nguyên”.

Ông Trần Thế Vượng đề xuất, về lâu dài, các vụ việc phải được giải quyết ở tòa hành chính. Nhưng ông cũng nói luôn, với cơ chế hiện nay thì “đem ra tòa chỉ càng khiến tình hình thêm rắc rối”.

Mọi việc chỉ có thể được xử lý rốt ráo khi tòa án đã có một vị thế độc lập nhất định, và điều này phải chờ đợi tiến trình cải cách tư pháp sắp tới.

Thực tế, như Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Lê Quang Bình chỉ ra, ngay cả vụ việc từ dưới đưa lên, có ý kiến Thủ tướng chỉ đạo rồi mà vẫn không ai giải quyết.

Thống kê của Thanh tra Chính phủ cho hay, tổng số vụ việc khiếu nại đa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết là 295.820 vụ việc nhưng số vụ giải quyết bằng quyết định chiếm khoảng 47,18%. Số vụ việc giải quyết bằng thông báo, công văn chiếm tỷ lệ 52,82%.

Thống kê của Thanh tra Chính phủ cho hay, trong các vụ việc tồn đọng, có 184 vụ việc tuy đã có chỉ đạo của Thủ tướng nhưng người khiếu nại, tố cáo vẫn không đồng tình, tiếp tục khiếu kiện (chiếm 35% số vụ việc). Các trường hợp này cần chấm dứt, không tiếp tục xem xét giải quyết.

Trong số những vụ việc đã giải quyết nhưng người khiếu nại, tố cáo không đồng tình hoặc quá trình tổ chức thực hiện gặp vướng mắc cần kiểm tra lại, có tới 83 vụ việc đã có chỉ đạo của Thủ tướng mà giải quyết chưa xong.

Cần sửa Luật đất đai

Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là có nên đưa ra quy định pháp lý về tình trạng khiếu nại đông người.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Hào nói, các vụ khiếu nại đông người như đòi đất của tập đoàn.. có nhiều dạng. Dân đem đơn lên chính quyền, vừa khiếu nại, vừa tố cáo, vừa phản ánh. Hàng trăm người như vậy, cơ quan nhà nước có cử đại diện ra làm việc cũng khó đem lại đồng thuận cho đa số. Chưa kể, không có văn bản pháp luật nào quy định chi tiết cơ chế.

Vì vậy, nếu dự án luật được Quốc hội thông qua, thì Chính phủ sẽ có những văn bản cụ thể hướng dẫn cơ chế xử lý.

Theo Thường trực Ủy ban Pháp luật, khiếu nại đông người đang diễn ra ngày càng gay gắt, là một thực tế phải thừa nhận, không được né tránh, do đó cần có những nguyên tắc pháp lý để giải quyết.

Ông Lê Quang Bình cho rằng, nên khởi động lại dự án luật liên quan đến biểu tình hơn là quy định vào Luật khiếu nại. 80% các vụ khiếu nại hiện nay liên quan đến đất đai, vì thế cần song song sửa Luật đất đai mới mong giải quyết được tình hình.

Trước nhiều luồng ý kiến tranh cãi, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu nói, phải thừa nhận thực tế nhiều vụ việc đông người tham gia khiếu nại chưa được giải quyết triệt để. Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, phải nghiên cứu đưa vào luật đề giải quyết trong nghị định, thông tư.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận, dự án luật chưa đủ độ chín để thông qua.

“Các nội dung được sửa đổi, bổ sung của dự án luật về cơ bản không khác so với cơ chế hiện hành, chỉ là thao tác cơ học tách ra từ Luật khiếu nại, tố cáo. Một cơ chế tồn tại trên 30 năm với tính nhân văn là tạo cơ hội cho người bị khiếu nại sửa sai, nhưng trên thực tế lại không có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là có nên tiếp tục duy trì cơ chế ấy không”, ông Thuận nói.

Đưa ra nhiều lý lẽ thuyết phục, ông Lê Tiến Hào thì kiên trì “không thể không trình dự án luật lên QH”.

Ông Uông Chu Lưu “giảng hòa”, cơ quan soạn thảo (Thanh tra Chính phủ) nên tiếp thu, chỉnh sửa để có tờ trình mới với những nội dung thuyết phục hơn.

Cũng theo Phó Chủ tịch QH, các nguyên nhân dẫn đến bức xúc của dân về giải quyết khiếu nại xuất phát từ nhiều lẽ, do yếu kém trong quản lý, làm chưa hết trách nhiệm và một phần do luật hiện hành quy định chế tài, nội dung chưa rõ. Vì thế, vẫn cần thiết phải ban hành một đạo luật riêng về khiếu nại.

Chung cư Eden, cuộc chiến giữa người dân và nhà cầm quyềnTạ Phong Tần <<::: hình như edentoday.net đã bị sập >>> Eden – Nỗi niềm xa xứ

Cái tên Eden (bắt nguồn từ tên gọi rạp chiếu phim nằm ngay hành lang Eden) thường được người Sài Gòn xem như một góc “linh hồn Sài Gòn” bởi lẽ nó gắn bó nhiều kỷ niệm với tầng lớp người Sài Gòn lớn tuổi “tao nhân mặc khách”, “thi sĩ đa tình”. Thói quen “ngồi đồng” quán café La Pagode, Givral hàng giờ hay đọc sách “chùa” ở Nhà sách Xuân Thu – Albert Portail cũ. Với kiến trúc kiểu Pháp cổ đẹp trang trọng, sừng sững, khu Eden xứng với cái tên “Vườn địa đàng” và góp phần làm nên danh hiệu “Hòn Ngọc Viễn Đông” trong mắt người ngoại quốc.

Bây giờ, người ta gọi nó là chung cư Eden, được hợp thành bởi 2 chung cư 104-106 Nguyễn Huệ và 181 Đồng Khởi, quay mặt ra 4 con đường chính: Đồng Khởi (Tự Do cũ), Lê Thánh Tôn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ nên dân ở đây cũng kêu là Khu tứ giác Eden, phía nhà nước thì gọi là khu phố 5C phường Bến Nghé, quận 1. Nơi đây còn là một trong số những khu thương mại sầm uất nhất thành phố Sài Gòn.

Người Sài Gòn xa xứ, mỗi khi khắc khoải nhớ quê nhà, lại nhớ đến Eden với những khoảng trời rưng rưng một thời kỷ niệm.

Ai ở trong khu tứ giác Eden?

Một cư dân Eden cho biết, sau năm 1975 cả hai chung cư đều bị “nhà nước quản lý” hết. Những người dân đang sinh sống trong đó phải “ra đi” (chắc là đi “xây dựng vùng kinh tế mới”). Chung cư 104-106 Nguyễn Huệ được giao cho Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố rồi cơ quan này phân cho nhân viên của ngành Kiểm sát ở. Thời gian sau, những cán bộ Kiểm sát này đã bán căn hộ của mình lại cho người dân. Chung cư 181 Đồng Khởi là dân chiếm đa số, sau đó một số cán bộ mua lại nên dân và cán bộ ở chung lộn xộn.

Tất cả những căn hộ trong chung cư “khu tứ giác” đều được ký hợp đồng giữa dân và nhà nước theo dạng “Hợp đồng thuê nhà sở thuộc hữu Nhà Nước”. Năm 2002, Chính phủ cho mua theo Nghị định 61 do đó phần lớn cư dân ở đây đã có quyền sử dụng đất ở lâu dài và quyền sở hữu nhà ở. Riêng Công ty du lịch thành phố (Saigontourist), Nhà thuốc tây Đồng Khởi, Công ty Hàng Không Việt Nam, nhà hàng Grival thì ký Hợp đồng thuê nhà với Công ty Quản Lý Nhà Quận 1.

Có khoảng 70% chủ hộ là cán bộ công chức nhà nước, cán bộ, đảng viên hưu trí. Số còn lại là dân thường sống bằng công việc kinh doanh và cho thuê mặt bằng.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Dân chung cư Eden bị cưỡng chế tụ tập trên lề đường.

Vincom là ai?

Vincom là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Vincom (trước đây có tên là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam) được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002, có 7 công ty cổ phần thành viên, do Ông Lê Khắc Hiệp làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, bà Mai Hương Nội làm Tổng Giám đốc. Điều đáng chú ý là trong 5 vị lãnh đạo công ty đã có 3 vị từng là cán bộ nhà nước. Ngành nghề kinh doanh của Vincom là đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản.

Đang sống yên lành, đùng một cái, người dân chung cư Eden bàng hoàng sửng sốt khi được lệnh của nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn buộc phải “di dời”, giải tỏa chung cư, nhường lại “khu đất vàng” cho Công ty Vincom “thuê quyền sử dụng đất 50 năm” sau khi thu hồi quyền sử dụng đất ở lâu dài của người dân. Tức là “nhà nước ta” thuê không thời hạn, mà cho Vincom thuê “có thời hạn” để xây dựng quy mô. Tiếng là “thuê” nhưng cũng như “biếu không”, bởi sau 50 năm hết hạn thuê đất thì “nhà nước ta” làm cách nào để bứng mấy tòa nhà khổng lồ cao tầng “Cụm công trình trung tâm thương mại-dịch vụ-khách sạn-văn phòng-căn hộ cao cấp và bãi xe ngầm Vinacom” đi chổ khác mà lấy lại đất? Mặt khác, Vincom đã bán từng phần tòa nhà đó cho người dân thu tiền vào hầu bao rồi, “nhà nước ta” làm sao tự dưng chạy lại cào nhà dân sập xuống để lấy lại đất?

Bị ép giá bồi thường trái pháp luật?

Theo điểm a khoản 2 Điều 40 Luật đất đai, “Dự án kinh doanh thì Nhà nước không thực hiện thủ tục thu hồi đất mà chủ đầu tư phải trực tiếp thương lượng với dân”. Tuy nhiên, người dân chung cư không được gặp chủ đầu tư (Vincom) để thỏa thuận giá bồi thường thỏa đáng, mà bị nhà nước dùng quyền lực công đập phá chung cư, bắt buộc giải tỏa, còn giá đền bù thì quá thấp. Theo VnExpress, ban đầu thành phố “duyệt giá đền bù 12.5 triệu đến 33.2 triệu đồng mỗi m2”.

Thậm chí, sau ngày 30/4/2010, Trung tâm Vincom Hall khánh thành và Vincom bắt đầu cho thuê dài hạn (50 năm). Người dân Eden gửi đơn yêu cầu tính giá bồi thường căn cứ vào giá m2 mà Vincom cho thuê chỉ có 50 năm nhưng đến nay chưa thấy thành phố trả lời!

Theo những hộ dân ở chung cư thì 70% hộ là cán bộ, đảng viên đã bị bắt ép nhận tiền bồi thường và đi hết rồi, nếu không đi thì sẽ có nhiều chuyện rắc rối đối với việc làm, cơ quan, cơ hội thăng tiến… đành bấm bụng làm thinh. Các Công ty du lịch thành phố HCM (Saigontourist), Nhà thuốc tây Đồng Khởi, Công ty Hàng Không Việt Nam, nhà hàng Grival thì hết hạn hợp đồng phải đi. Còn lại 125 hộ dân kiên quyết “cố thủ” đến cùng.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Một nạn nhân của vụ đàn áp cưỡng chế bị thương.

Nhà nước tấn công dân ban đêm

Theo người dân chung cư, với số tiền bồi thường được nhận, những hộ đã ra đi chỉ có khả năng về những quận huyện ngoại thành như: Hóc Môn, Bình Tân, Bình Chánh nơi mưa thì lụt, nắng thì bụi, trung tâm kẹt xe, an ninh thì tệ nạn nhiều, an sinh xã hội thiếu, kém so với phường Bến Nghé quận 1.

Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình, 125 hộ còn lại đã gởi rất nhiều đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền, cơ quan cức năng từ địa phương đến trung ương. Đồng thời, họ căng băng-rôn, cờ nước trên mặt tiền chung cư để đòi hỏi được trực tiếp thỏa thuận đền bù (theo luật định) với chính chủ đầu tư Vincom. Từ ngày kể từ ngày 3/6/2010, người dân chung cư hàng ngày đứng bất bạo động với biểu ngữ cầm tay trước UBND thành phố xin gặp đối thoại trực tiếp với lãnh đạo UBND thành phố cũng vấp phải sự im lặng đáng sợ.

Vào khoảng 4 giờ sáng ngày 05/8/2010 thì phía nhà nước cho lực lượng hàng trăm người không mặc đồng phục, quân phục “đột kích” chung cư để tháo gỡ những khẩu hiệu là câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Dự án kinh doanh nhà đầu tư phải trực tiếp thương lượng với dân”. Riêng một số cán bộ Công an phường có mặc quân phục và UBND phường Bến Nghé thì người dân chung cư biết mặt.

Một người dân kể rằng: “Mọi người đang còn trong giấc ngủ say sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bỗng dưng những tiếng la thất thanh: “Cướp! Bà con ơi, cướp!” vang dội lên cướp đi sự bình yên vốn có của khu tứ giác Eden.’

Người này kể tiếp, ‘Sau một lúc định thần tôi mới nhận ra, tiếng thét thất thanh xuất phát từ bà con chung cư 181 Đồng Khởi. Mặc vội chiếc áo và đôi dép lê tôi chạy ra khỏi nhà, hành lang chung cư tối đen như mực, không một ánh đèn, bên ngoài trời còn chạng vạng tối – chưa đầy 5 giờ sáng. Nhiều người, già có trẻ có cũng hoảng hốt chạy theo hướng tiếng la, lần từng bậc thang xuống đường. Chạy ra mặt tiền đường Đồng Khởi.’

‘Trước mắt tôi, một cảnh tượng kinh hoàng: Hơn 100 thanh niên lực lưỡng, áo xanh, áo vàng đều có, họ đang dàn trận trước cánh cửa chung cư 181. Tiếng gào thét của các chị phụ nữ, tiếng xô đẩy giằng co trong cái tranh sáng tranh tối, tiếng đánh người,… Một cảnh tượng hỗn loạn. Ngoài đường, dưới sự giám sát của lực lượng công an, một chiếc xe cẩu đang cẩu một thanh niên dùng kềm để cắt xé, tháo gỡ các biểu ngữ mà người dân Eden đã treo lên.’

“Chung cư bị cắt điện, trong cảnh tranh tối tranh sáng không rõ ai là ai, người bảo vệ chung cư Đoàn Hùng Phi vì quyết tâm làm tròn trách nhiệm của mình nên đã bị đánh đập thương tích đầy mình (sau này mới biết người đánh anh Đoàn Hùng Phi là cán bộ tư pháp phường Bến Nghế tên Tiến). Người dân chung cư đã gọi sự kiện này là ‘1 chiến thắng vĩ đại đối với chính quyền các cấp từ Phường cho đến Thành Phố.’

Người dân Eden cho rằng nhà cầm quyền thành phố đã “đi đêm” với Vincom nên “nhiệt tình đóng thế Công ty Vincom trong vai trò bồi thường đất qua việc chỉ đạo quận 1 thành lập Hội đồng bồi thường “bóp cổ” dân Eden với giá bồi thường “rẻ như cho” để cướp khu đất “kim cương” dâng cho Tập đoàn có “dây mơ rễ má” với Technocom – tập đoàn của người Việt Ukraine một cách hợp pháp để cải thiện đời sống quan lại” (?!).

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Băng rôn phản đối chính sách cưỡng chế phản lòng dân của nhà cầm quyền thành phố.

Eden sau ngày 5 tháng 8, 2010

Sau khi hay tin chung cu Eden bị tấn công, hai buổi tối liên tiếp tôi đã đi vài vòng quanh khu “tứ giác kim cương” này. Điều tôi nhìn thấy được là bốn bề chung cư vắng ngắt, tầng trệt, các tầng lầu tối om om. Hành lang chung cư ở tầng trệt có vài ngọn đèn neon dài 1,2m ánh sáng tù mù (do thắp sáng bằng bình sạc) dựng dọc lối đi. Phía ngoài mặt đường, lèo tèo vài ba người bày bán lèo tèo một số thiệp giấy, báo chí ngoại văn, nón, khăn… được chiếu sáng hàng hóa bởi những ngọn đèn bình sạc nhỏ của Trung Quốc.

Được biết, trước đây trong chung cư có đầy đủ điện, nước, internet, điện thoại, truyền hình cáp, và thang máy. Nhưng với tình trạng tối mò mò này thì liệu bên trong có còn những tiện nghi sinh hoạt tối thiểu đó hay không?

Bốn ngày sau, cũng vào buổi tối chạng vạng, đi vòng quan chung cư Eden, tôi vẫn chứng kiến cảnh chung cư vắng ngắt, lạnh lẽo ấy, nhưng thật bất ngờ khi một biểu ngữ màu xanh da trời thật to lại được căng lên ngạo nghễ trên tầng lầu chung cư như một niềm hy vọng mới, một sức sống mới, một tinh thần cương quyết, một ý chí bất khuất… của người dân Eden lại bừng lên mãnh liệt hơn.

– HCM: Mỗi hộ dân Khu tứ giác Eden quận 1 được hỗ trợ di dời thêm 100 triệu đồng ( SGGP )

Gặp rắc rối với Công an vì đọc và phổ biến bài phỏng vấn LS Cù Huy Hà Vũ

Công dân Kim Văn Vũ, ngụ tại ấp 2, xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương hôm tuần rồi có thư gửi đến mạng BauxiteVietnam, cho biết bị cơ quan an ninh địa phương mời đi làm việc vì đã đọc và phổ biến bài phỏng vấn của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trên Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, tựa đề ‘TS Cù Huy Hà Vũ: từng khởi kiện thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp’.

Thái Bình : Hàng ngàn công nhân đình công, quốc lộ 10 tắc nghẽn nhiều giờ

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

(FreeLeCongDinh) Tin từ Thái Bình cho hay, hôm 12/8, hàng ngàn công nhân công ty THHH Neo- Neon (KCN Gia Lễ- Thái Bình) đồng loạt đình công đòi hỏi quyền lợi chính đáng. Nguyên nhân đình công được xác định do công nhân bị bóc lột quá sức chịu đựng, thời gian làm việc nhiều nhưng mức lương thì rẻ mạt, cộng với nhiều bất công khác.

Ước tính có khoảng 3000 công nhân tham gia cuộc đình công, khiến cho quốc lộ 10 đi ngang công ty bị ách tắc giao thông trong nhiều giờ. Người lao động cũng căng băng-rôn trước cổng công ty với nội dung “Công nhân Việt Nam – Đình công công ty Neo “, đồng thời đòi hỏi những yêu cầu chính đáng, đúng như luật Lao Động quy định.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
“Công nhân Việt Nam – Đình công công ty Neo” (Ảnh TamNhin)

Phía Liên đoàn Lao động Thái Bình sau đó đã xuống tận nơi để tìm cách giải quyết. Chủ tịch Công ty là ông Fan Pang Ku cùng với LDLD Thái Bình cam kết với công nhân : sẽ cải thiện điều kiện lao động và mức sống cho anh chị em công nhân, giảm giờ làm, đảm bảo vệ sinh phòng ăn…. Tuy nhiên, tất cả cũng chỉ là lời cam kết bằng miệng, khiến người lao động không còn đủ niềm tin. Trong báo cáo gửi đi ngay trong ngày, phía LDLD Thái Bình rất mau mắn khi thông báo đã “Giải quyết thành công cuộc đình công của 2.000 công nhân” công ty Neo

Thực tế thì không hề “thành công” như phía LDLD Thái Bình thông báo, sáng hôm sau (13/8), hàng ngàn công nhân tiếp tục bỏ ra ngoài khi công ty lại tiếp diễn những sai phạm cố hữu. Được biết, phía công ty đã có nhiều biện pháp nhằm trù dập những công nhân tham gia đình công, nhiều người bị bỏ đói, chỉ cam kết bằng miệng mà không hề có văn bản, “hứa hôm trước, hôm sau lại vi phạm”….

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Cuộc biểu tình của 3000 công nhân gây ách tắc giao thông nhiều giờ trên quốc lộ 10 (Ảnh TamNhin)

Công nhân cho biết, họ bị bóc lột hết sức tồi tệ với mức lương rẻ mạt, công ty thi hành chính sách kỷ luật bằng cách phạt tiền vô tội vạ, thậm chí “đi dép không đúng quy cách, đeo thẻ lỡ để ảnh quay vào trong cũng bị phạt”. Ngay cả những công nhân đã làm việc hơn 1 năm cũng không được giữ bản hợp đồng lao động.

Phía công ty lại tiếp tục hứa cũng như cam kết miệng như mọi khi

Cty TNHH Phát triển Neo-Neon Việt Nam có 100% vốn Đài Loan, tọa lạc tại khu công nghiệp Gia Lễ, Thái Bình.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Những người hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân bị Công an bắt giam gần 6 tháng, đến nay không rõ tung tích

———————————————-

Những năm gần đây, hàng loạt các cuộc đình công đòi quyền lợi nổ ra trên khắp Việt Nam. Tất cả đều là những cuộc đình công tự phát, không do Công đoàn tổ chức. Phía công ty cùng với đại diện chính quyền, kết hợp với công an tìm mọi cách ngăn chặn, đàn áp các cuộc đình công chính đáng.

Mới đây nhất, công an Đồng Nai đã triệu tập, sách nhiễu 28 công nhân vì đã tham gia, kêu gọi người lao động ở công ty Pouchen đình công . Sự kiện này đã thu hút dư luận quan tâm với cuộc đình công của hơn 20.000 người lao động đồng loạt đứng lên đòi quyền lợi (4/2010)

Cũng đầu năm 2010, 3 người hoạt động cho quyền lợi của người lao động là các anh Nguyễn Tấn Hoành (Đoàn Huy Chương) ,Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Mỹ Hạnh đã bị công an vô cớ bắt giam, đến nay không rõ tung tích.

Một điều đáng nói, gần đây những người tham gia bảo vệ quyền công nhân còn rất trẻ, đều là những người sinh năm 80 trở lại

FreeLeCongDinh

Người dân Bình Dương bị công an sách nhiễu vì “phát tán tài liệu” trên Bauxite Việt Nam talawas blog

Bauxite Việt Nam đăng bức thư của ông Kim Văn Vũ từ Bình Dương miêu tả việc ông và một số người dân bị công an tỉnh Bình Dương gọi lên thẩm vấn nhiều lần chỉ bởi lí do họ đã đọc và phát tán bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ – VOA có tiêu đề “TS Cù Huy Hà Vũ: từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp” được giới thiệu trên Bauxite Việt Nam.

Theo ông Kim Văn Vũ, công an cho rằng việc ông photo copy và phát tán bài viết là vi phạm pháp luật vì:

– Bài trả lời phỏng vấn đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta; – Trang Bauxite Việt Nam là trang mạng có nội dung đi ngược đường lối của Đảng và Nhà nước ta: – Đài Tiếng nói Hoa Kỳ – VOA là đài xấu, có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Trong bài này, Bauxite Việt Nam cũng đăng tải thư trả lời ông Kim Văn Vũ của GS Nguyễn Huệ Chi khẳng định tính chính danh của trang mạng Bauxite Việt Nam.

– Lại thư của nông dân: về việc bị công an thẩm vấn vì “phát tán tài liệu” trên Bauxite Việt Nam (boxitvn).

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-0-

Bình Dương ngày 10 tháng 8 năm 2010

CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG, QUÊ CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN MINH TRIẾT, TRUY BỨC, SÁCH NHIỄU NGƯỜI DÂN VÌ ĐỌC BÀI CỦA TIẾN SĨ LUẬT CÙ HUY HÀ VŨ TRẢ LỜI ĐÀI TIẾNG NÓI HOA KỲ ĐĂNG TRÊN BAUXITE VIỆT NAM

Kính gửi: Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà giáo Phạm Toàn, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng – Bauxite Việt Nam

Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ – VPLS Cù Huy Hà Vũ

Tôi là Kim Văn Vũ, cư ngụ tại ấp 2, xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, xin kính chào các Ông.

Tôi là người ít học nhưng thường xuyên truy cập trang Bauxite Việt Nam. Tôi nhận thấy đây chính là Tiếng nói của người dân Việt Nam vì có kiến nghị, phát biểu, bài viết của rất nhiều lão thành cách mạng, trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước đấu tranh quyết liệt chống các tiêu cực, suy đồi, tham nhũng, xâm phạm an ninh quốc gia của các quan chức Đảng và Nhà nước.

Trong các thông tin mà Bauxite Việt Nam đã đăng, tôi rất tâm đắc với việc Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Thủ tướng đã cho Trung Quốc khai thác trái pháp luật bô-xít ở Tây Nguyên và cùng một số bà con hàng xóm tôi mòn mỏi trông chờ sự công minh, bình đẳng của pháp luật trong vụ kiện này.

Mới đây, Bauxite Việt Nam đăng bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn đài Tiêng nói Hoa Kỳ – VOA có đầu đề “TS Cù Huy Hà Vũ: từ khởi kiện Thủ tướng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp”. Tôi đọc và rất thích bài này nhưng do bài này rất dài nên tôi đã in ra để lúc rảnh rỗi thì đọc. Bạn bè, hàng xóm đến chơi thấy bài này thì tranh nhau mượn đọc. Thế là tôi đã photo thêm một ít bản để cho họ đọc. Không ngờ đó lại là cái cớ để cho công an truy bức, sách nhiễu, làm tình làm tội tôi và những người đã đọc hoặc nghe đọc bài trả lời phỏng vấn đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Việc công an truy bức, sách nhiễu tôi diễn ra như sau.

Đầu tiên Công an huyện Bến Cát gọi tất cả những ai đã đọc bài trả lời đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đến Ủy ban xã Tân Hưng để họ điều tra, người nào không đến thì công an gồm 7 người đến tận nhà người đó làm việc. Có người sợ quá trốn chui, trốn lủi nhưng cuối cùng vẫn cứ phải đến Ủy ban xã để công an điều tra; có người biết chữ nhưng cũng giả là mù chữ để khỏi bị rắc rối; có người đọc rồi cũng khai là chưa đọc. Sau đó công an đi đến các địa phương nơi người thân của tôi cư ngụ để điều tra. Thế rồi công an tung tin tôi là “phản động” vì “tán phát tài liệu”, làm cho nhiều người xa lánh, không dám tiếp xúc với tôi.

Cuối cùng công an huyện Bến Cát có giấy mời tôi đến trụ sở Công an huyện để làm việc nhưng hai lần đầu tôi không đi vì giấy mời không ghi nội dung làm việc là gì. Hàng xóm tốt bụng đến nói với tôi rằng nếu tôi không đi công an sẽ đến cưỡng chế vì đây là quê của Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nước và Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch huyện Bến Cát là cháu gọi Ngyễn Minh Triết bằng cậu ruột trong khi bài trả lời đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ lại đụng chạm đến Nguyễn Minh Triết.

Sau đó, tôi đã làm đơn khiếu nại gửi ông Trưởng công an huyện Bến Cát nói rằng hai lần trước tôi không đi vì giấy mời ghi không đúng quy định của pháp luật. Thế là công an huyện lại gửi giấy mời lần thứ ba và ghi rõ “làm việc về việc phát tán tài liệu” vào ngày 21/7 tại trụ sở công an huyện. Mặc dù nội dung của giấy mời lần này của công an huyện Bến Cát chẳng rõ gì hơn nhưng tôi đành phải đi vì lo sợ bị cưỡng chế. Tất nhiên tôi và gia đình tôi biết rằng đến trụ sở công an là gặp tai ương vì dân ở đây có câu: “Công an làm việc theo nguyên tắc “không có thì đánh cho có, có thì đánh cho chừa!”.

Làm việc với tôi có ông Bửu, công an tỉnh Bình Dương mặc thường phục, ông Chí đội trưởng và ông Dũng đội phó an ninh huyện Bến Cát ngồi trước mặt tôi. Còn 3 ông nữa không giới thiệu tên thì ngồi phía sau lưng tôi. Trước khi làm việc họ yêu cầu tôi tắt chức năng ghi âm của máy điện thoại mặc dù tôi đòi được quyền ghi âm vì đây là buổi làm việc bình đẳng giữa hai bên. Cuối cùng tôi cũng phải tắt ghi âm vì họ nói đây là luật tuy không nói là luật nào.

Ba ông công an kể trên nói rằng việc tôi làm là vi phạm pháp luật vì:

Bài trả lời phỏng vấn đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta.

Trang Bauxite Việt Nam là trang mạng có nội dung đi ngược đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Đài Tiêng nói Hoa Kỳ – VOA là đài xấu, có nội dung chống đối đường lối của Đảng và Nhà nước ta.

Rồi các ông công an đưa ra một cuốn sách luật, chỉ vào và nói rằng tôi đã vi phạm điều này khoản kia nhưng vì việc làm của tôi chưa gây tác hại nghiêm trọng đến xã hội nên nếu tôi hứa không làm như vậy nũa thì sẽ chỉ cảnh cáo hành chính tôi. Lúc đó tôi sợ quá nên ký vào biên bản cam kết như vậy. Sau đó các ông công an hỏi tôi về tâm tư nguyện vọng. Tôi nói là trong thời gian vừa qua do nghe dư luận địa phương đồn tôi là kẻ phản động và tôi sẽ bị bắt đi tù nên bố tôi đã ngã bệnh, các con tôi hoang mang, sợ hãi, vợ tôi buồn bã, lo lắng. Các ông công an hứa ngày hôm sau sẽ về thăm hỏi để cho gia đình yên tâm. Rồi các ông công an cũng làm việc đó. Nhưng chỉ vài ngày sau, các ông công an lại mời tôi lên trụ sở công an huyện Bến Cát để làm việc tiếp về vụ “phát tán tài liệu”.

Ngày 28-7, tôi lại nhận được giấy mời của công an huyện Bến Cát và khoảng 8giờ 20 phút ngày 30-07-2010 tôi nhận được điện thoại của ông Chí đội trưởng an ninh công an huyện báo cho biết hôm nay Bộ Công an vào làm việc. Khoảng 9 giờ tôi có mặt tại trụ sở công an huyện Bến Cát. Bắt đầu buổi làm việc ông Chí đội trưởng an ninh giới thiệu là có ông Tuấn (mặc thường phục) là ngưòi của công an tỉnh chứ không phải của Bộ Công an về làm việc. Ngoài ông Chí, ông Tuấn còn có ông Dũng, đội phó an ninh huyện và 3 công an khác nữa không giới thiệu tên.

Công an Tuấn hỏi: Anh biết trang Bauxite Việt Nam lâu chưa?

Tôi đáp : Từ khoảng giữa năm ngoái.

Công an Tuấn hỏi: Tại sao anh vào trang này?

Tôi đáp: Tôi nghe nói Bauxite Việt Nam đăng 2 lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Đảng, Nhà nước, Chính phủ đề nghị dừng ngay việc cho Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Vì vậy tôi tìm đến trang Bauxite Việt Nam.

Công an Tuấn hỏi: Anh hiểu gì về trang Bauxite Việt Nam?

Tôi đáp : Bauxite Việt Nam là trang mạng yêu nước.

Công an Tuấn hỏi: Tại sao anh nói Bauxite Việt Nam là trang mạng yêu nước?

Tôi đáp: Khi vào trang mạng này tôi nhìn thấy hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Công an Tuấn nói: Hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì ai đưa vào chẳng được. Tôi mở trang web rồi đưa hình của Đại tướng vào cũng được.

Tôi đáp: Tôi đố ông mở trang web rồi đưa hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào đó!

Công an Tuấn cười rồi nói: Trang mạng Bauxite Việt Nam này có nội dung đi ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước ta!

Tôi đáp: Ông hãy ghi vào biên bản những gì ông vừa nói, là Bauxite Việt Nam là trang mạng có nội dung đi ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước rồi ký vào đó!

Nhưng công an Tuấn không dám ghi vào biên bản.

Tôi nói: Mặc dù tôi không ký vào bản Kiến nghị của Bauxite Việt Nam phản đối việc Chính phủ cho Trung Quốc khai thác bô-xít ở Tây Nguyên nhưng trong lòng tôi luôn đồng tình và hưởng ứng việc làm đó của trang mạng này.

Hồi tôi còn nhỏ, ông cố của tôi, ông nội của tôi và cả bố tôi thường bảo rằng thằng giặc Tàu nó thâm độc và nguy hiểm lắm, nó đã gây nhiều tội ác chống dân tộc Việt Nam mình, bây giờ Hoàng Sa nó lấy mất rồi, Trường Sa nó cũng chiếm một số đảo rồi, Ải Nam Quan cũng bị nó lấy mất rồi mà bây giờ Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại rước nó về Tây Nguyên thì thật là hiểm họa khôn lường.

Tôi nói cho các ông công an nghe này, Mất Nước là Mất Hết, chẳng còn cái gì đâu, chẳng còn Đảng, Nhà nước, chẳng còn chế độ để cho các ông bảo vệ nữa đâu!

Công an Tuấn hỏi: Quan hệ của anh với ông Cù Huy Hà Vũ thế nào? Anh có biết gia đình ông Vũ không?

Tôi đáp: Trước kia tôi không hề quen Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nhưng tôi biết phụ thân của ông là nhà thơ, Bộ trưởng Cù Huy Cận, người đã thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tước ấn, kiếm của vua Bảo Đại và bác ruột đồng thời là cha nuôi của ông là nhà thơ Xuân Diệu. Các ông đi học, đọc mãi thơ của Huy Cận và Xuân Diệu rồi còn gì!

Nhưng từ khi các ông công an đe dọa tôi và tất cả những người đã đọc bài trả lời phỏng vấn đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thì tôi mở Bauxite Việt Nam, vào trang đăng Đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lấy số điện thoại của Tiến sĩ và gọi cho ông ấy thông báo vụ việc nghiêm trọng này.

Sau đó công an Tuấn hỏi rất nhiều về nội dung các cuộc điện thoại giữa tôi và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Thế nhưng tôi từ chối và yêu cầu công an Tuấn không hỏi nữa vì đây là quan hệ cá nhân.

Tôi cũng yêu các ông công an làm việc với tôi nói rõ là việc tôi đã cho mọi người đọc bài trả lời phỏng vấn đài VOA của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ có vi phạm pháp luật hay không, và nếu vi phạm thì vi phạm điều nào, khoản nào của luật nào nhưng các ông công an ấy không trả lời.

Công an Tuấn hỏi: Anh có biết ông Cù Huy Hà Vũ đã từng ứng cử Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và ứng cử Đại biểu Quốc hội nhưng không được Đảng và Nhà nước ta chấp nhận chưa?

Tôi đáp: Tôi biết. Nhưng ở cái chế độ cộng sản này khỏi cần nói các ông cũng hiểu tại sao việc ứng cử của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ không được chấp nhận!

Công an Tuấn hỏi: Theo anh, nếu như ông Cù Huy Hà Vũ được làm Bộ trưởng và Đại biểu Quốc hội thì liệu ông Vũ có trả lời phỏng vấn của đài Mỹ như vậy không? Chẳng qua ông Vũ không ăn được thì đạp đổ, vậy thôi!

Tôi đáp: Theo tôi, một con người có trí tuệ, có lòng dũng cảm và lòng yêu nước như Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thì ở cương vị nào ông ấy cũng sẽ làm những việc có lợi nhất cho Dân, cho Nước.

Công an Tuấn hỏi: Anh tôn thờ ông Cù Huy Hà Vũ hay sao?

Tôi đáp: Tôi không tôn thờ bất cứ ai ngoài cha mẹ, ông bà và tổ tiên tôi. Còn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ thì tôi kính nể vì ông có đủ tài, trí, lòng dũng cảm và lòng yêu nước. Việc Tiến sĩ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa án đã chứng minh rất rõ những phẩm chất này. Đáng tiếc là Đảng và Nhà nước đã không dám giải quyết đơn khởi kiện Thủ tướng của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ. Điều đó chứng tỏ rằng ở Việt Nam không có chuyện mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật!

Công an Tuấn hỏi: Anh đã đọc bài mới nhất của ông Cù Huy Hà Vũ trả lời đài VOA nói Việt Nam phải liên minh quân sự với Mỹ cũng đăng trên Bauxite Việt Nam chưa? Ông Vũ biết gì mà bàn về quân sự!

Tôi đáp: Đương nhiên là tôi đã đọc. Cứu nước khỏi họa xâm lăng của Trung Quốc thì bất cứ người Việt Nam yêu nước nào dù thất học hay ít học như tôi đều phải bàn huống hồ ông Cù Huy Hà Vũ có học vị Tiến sĩ và sinh trưởng trong một gia đình yêu nước và cách mạng đến như thế!

Kết thúc buổi làm việc các ông công an còn hỏi tôi đã đưa bài trả lời đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho những ai để công an đi thu lại.

Tôi nói rằng không có văn bản nào của Nhà nước, của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kết luận rằng bài của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ trả lời đài VOA vi phạm pháp luật nên công an không có quyền hỏi tôi như vậy.

Sau đó các ông công an cho tôi đọc biên bản làm việc. Biên bản rất sơ sài, không ghi hết tất cả những gì hai bên đã trao đổi trong buổi làm việc. Tuy nhiên tôi vẫn ký biên bản ấy.

Trước khi ra về, tôi nói với các ông công an rằng khi nào các ông có kết luận chính thức của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là bài trả lời đài VOA của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ là vi phạm pháp luật thì mời tôi làm việc. Việc các ông liên tục mời tôi làm việc mà không có cơ sở pháp lý nào để kết luận tôi vi phạm pháp luật đã gây phiền nhiễu cho tôi rất nhiều và gây hoang mang cho gia đình tôi, đặc biệt cho các con tôi. Vì mỗi lần công an mời bố chúng nó đi làm việc là các con tôi chỉ sợ công an sẽ đánh chết bố chúng nó như nhiều vụ mà thông tin đại chúng đã đưa tin. Từ nay trở đi nếu các ông công an muốn gặp tôi thì hãy về Ủy ban xã Tân Hưng và lúc đó người thân của tôi phải cùng có mặt để đề phòng các ông công an giết tôi.

Ngày 5-8, công an huyện Bến Cát lần thứ 5 lại gửi giấy mời, yêu cầu tôi đến trụ sở công an huyện tiếp tục làm việc “về việc phát tán tài liệu”. Lần này tôi từ chối thẳng thừng vì tôi còn phải đi làm để kiếm cơm, kiếm gạo nuôi vợ, nuôi con.

Tôi cam đoan những sự việc tôi trình bày ở trên là hoàn toàn có thật.

Tôi xin kính chúc các Ông và Bauxite Việt Nam dồi dào sức khoẻ vì sự trường tồn của Tổ quốc và hạnh phúc của mọi người dân Việt Nam .

Kính thư,

KIM VĂN VŨ

Thư trả lời của người điều hành Bauxite Việt Nam

Hà Nội ngày 11-8-2010

Kính gửi ông Kim Văn Vũ

Thưa ông,

Nhận được thư ông cả mấy chúng tôi đều rất xúc động. Về phần Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ chắc sẽ có thư trả lời ông nay mai, riêng những người khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam cho phép tôi được thay mặt ba anh em phúc đáp thư ông.

Những câu trả lời của ông về trang mạng Bauxite Việt Nam trước công an huyện Bến Cát là hoàn toàn chuẩn xác, chúng tôi rất hoan nghênh. Xin nói thêm để ông yên lòng: vào ngày 13 tháng Giêng năm 2010 cơ quan an ninh trung ương có cử một nhóm người đến gặp tôi, yêu cầu tôi cho xem nội dung ổ cứng máy vi tính mà tôi vẫn dùng để điều hành trang mạng, đồng thời mời tôi đến Tổng cục An ninh làm việc một số buổi, nhưng cuối cùng người lãnh đạo Tổng cục đã có kết luận cụ thể: trang mạng này là một tiếng nói nhiệt huyết với đất nước của giới trí thức, người điều hành trang mạng cũng là một trí thức uy tín, từ đời ông đời cha cho đến bản thân đều giữ vững truyền thống yêu nước và cách mạng, tuyệt đối không có liên hệ với lực lượng thù địch trong nước cũng như nước ngoài. Vì thế, ngày 8-2-2010 cơ quan an ninh đã mang ổ cứng đến lắp lại đầy đủ cho tôi, ngay sau đó, nhóm khởi xướng chúng tôi, gồm Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS Nguyễn Thế Hùng đã làm đầy đủ thủ tục theo luật định là thông báo tên miền của trang mạng: boxitvn.net đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (thay cho tên miền cũ Bauxitevietnam.info bị bọn tin tặc phá hoại không thể truy nhập được nữa) và được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch chấp nhận và phản hồi nhanh chóng. Không những thế, chúng tôi còn lập ra hai trang blog là boxitvn.blogspot.com và boxitvn.wordpress.com để phổ biến một cách rộng rãi đến bạn đọc mọi tin tức thời sự cần thiết cũng như tiếng nói phản biện nhiều mặt của giới trí thức đối với các vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trên đất nước. Và cho đến nay cả ba trang vẫn đang hoạt động suôn sẻ, được bạn đọc khắp nơi, trong nước cũng như ngoài nước hào hứng đón đọc hàng ngày.

Bởi vậy, xin ông cứ đàng hoàng vào trang Bauxite Việt Nam đọc những điều xét thấy bổ ích cho mình và cho bà con làng xóm của mình. Thêm nữa, nếu ông còn gặp những ai, bất kỳ người dân hay người chức việc Nhà nước, có ý kiến hiểu lầm về nội dung của nó thì mong ông thẳng thắn cải chính giúp chúng tôi. Còn trong trường hợp có người nào cản trở việc những người dân như ông đọc trang mạng này, có bằng chứng cụ thể, chúng tôi nhất định sẽ khởi kiện họ trước cơ quan pháp luật.

Nói vậy để ông thấy tính chính danh của trang mạng của chúng tôi là điều không ai có thể bác bỏ. Tất nhiên, sau một lần người điều hành trang mạng được an ninh thăm hỏi, tâm lý người đọc có thể có chút băn khoăn lo sợ khi vào đọc nó, hoặc hiểu lầm ngay bản thân tôi, cũng là điều thường tình. Sự thực sẽ đâu có đó. Xin được kể với ông một câu chuyện mới vừa xảy ra với tôi. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, trong kỳ họp Đại hội Hội Nhà văn khóa VIII mới vừa qua, tôi có đến dự họp. Rất nhiều bạn quen đều tỏ ý mừng rỡ chay đến tay bắt mặt mừng, hoặc tuy không quen nhưng được anh em nói tên cho biết, nhiều người cũng tìm đến nắm lấy tay tôi. Có lẽ họ mừng vì tưởng tôi không còn cơ hội được gặp một ai nữa. Nhưng rồi một trong số các bạn bè đó kéo tôi ra một góc thầm thì: “Tớ vừa hỏi thăm cậu qua một hội viên thuộc ngành an ninh thì anh ta bảo: Lẽ ra đã bắt cậu vào tù rồi, bởi cậu nhận của Đảng Việt Tân đến 15.000 USD, lại ăn chia không đều với anh em nên bị tố cáo, nhưng vì thương một trí thức có tuổi nên cơ quan an ninh đã buông tha cho cậu”. Tôi sửng sốt đứng ngây ra một lúc, tuy vậy, cũng chỉ giây lát là trấn tĩnh được, lập tức nói với bạn ý nghĩ chân thực buột thốt từ đáy lòng: “nếu quả thực tớ có nhận tiền của Đảng Việt Tân mà cơ quan an ninh thương hại tha cho thì liền sau lúc được tha, với lương tâm của một trí thức, tớ sẽ làm đơn tố cáo ngay cơ quan an ninh đã để lọt tội phạm, bởi Đảng Việt Tân mà cậu nói, theo tớ biết, là một tổ chức bị liệt vào số những tổ chức khủng bố, lật đổ Nhà nước Việt Nam. Nói thế để cậu thấy những lời hù dọa kia là một cách bôi nhọ người khác khéo làm ra vẻ nhân đạo đó thôi, chứ chỉ cần cầm của cái tổ chức đó 100 đôla cũng đủ tù mọt gông, đừng hòng có mặt ở đây gặp cậu nữa, tuổi tác thì có là gì”. Bạn tôi lặng lẽ gật đầu. Vậy đấy, thưa ông Kim Văn Vũ, chúng ta sống thẳng thắn với lương tâm mình thì không sợ gì cả, dù ai giở trò bôi bác hay đe nẹt, tra vấn đến đâu cũng không mảy may khiến mình phải sợ. “Cây ngay không sợ chết đứng” có phải không ông. Chúng ta chỉ sợ chính sự hành hạ của lương tâm chúng ta thôi.

Xin chúc ông dồi dào sức khỏe và tìm thấy ở Bauxite Việt Nam một người bạn tin cậy, hàng ngày có những bài viết mới góp phần vào việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà con nông dân, cũng như góp phần vào cuộc đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước, cho công bằng và phát triển xã hội, và cho lý tưởng dân chủ tự do của dân tộc Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người khai sáng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người noi dõi lý tưởng ấy trong sự nghiệp hiển hách cũng như bản lĩnh kiên cường của ông.

Nguyễn Huệ Chi

Thư của TS-LS Trần Đình Triển gửi Bí thư Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ anhbasam

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Phần 3: Đại cuộc như đã được định trước

Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết về việc Vincom Corp. đã “đi đêm” với UBND Quận và Thành Phố nhờ đó mà chính quyền ra sức quyết liệt để thu hồi đất tư nhân từ dân mặc cho đây là dự án kinh doanh-đầu tư đòi hỏi chủ đầu tư phải thương lượng đền bù trực tiếp với dân. Ai cũng đã quá rõ về hành vi gian lận và xem thường pháp luật của Vincom Corp. và việc xem dân như rác của UBND Q1 như lời của Phó chủ tịch Q.1 Lưu Trung Hòa trong phiên hợp ngày 29/07 vừa qua, vậy nay xin được thôi không bàn đến nửa.

Tuy nhiên việc không thể không nhắc đến là trong một dãy những sự kiện bắt đầu từ tháng 4 khi chính quyền chính thức ra quyết định cưỡng chế trong khi biết mình đã sai và sống trên pháp luật. Hậu quả là người dân đã đứng lên để đòi công lý một cách mạnh mẽ. Khởi đầu là phản đối việc làm sai trái của UBND các cấp TP.HCM, sau đó là treo nhiều panô để nói lên uất ức sau hàng lọat đơn thưa, kiện và khiếu nại từ cấp Thành phố cho đến các cấp TW nhưng thư đi vẫn bặt vô âm tín.

Chuỗi sự kiện này kéo dài cho đến tận rạng sáng ngày 05/08 (người dân Eden gọi là ngày biến cố Eden), UBND Phường Bến Nghé đã có thái độ chính thức trực diện đối đầu với những bức xúc của dân khu Eden khi cho lực lượng hùng hậu hơn 100 người gồm lực lượng công an, thanh tra xây dựng, dân phòng và nhân viên công viên cây xanh ào ạt “đột kích” khu vực Eden nhằm thực hiện ý đồ “Tiên hạ thủ nhi

cường”. Lực lượng được chia làm 2 mủi tấn công, đầu tiên là trấn áp bảo vệ chung cư Eden bằng cách đánh đập dã mang cho đến khi nạn nhân bất tỉnh trước sự chứng kiến bất lực của hàng trăm người dân xung quanh , một mặt khác họ phái người đột nhập vào tầng một, phá cửa của nhà chị M (khi trong nhà chỉ có 2 trẻ em) và xô xát đã xãy ra với chi M trước sự chứng kiến của 2 em nhỏ cùng với sự giám sát từ phía lãnh đạo C.A Phường Bến Nghé. Khá khen cho hành động có thể gọi là “xuẩn động”. Sự việc kéo dài cho đến tận 07h00 sáng cùng ngày, khi tất cả panô và khẩu hiệu của các vị lãnh đạo tối cao của Chính phủ đã được hạ bệ.

Cuối cùng máu cũng đã đổ, xô xát cũng đã xãy ra, uất hận trong dân vốn đã có nay càng bị đè nén và đó là 1 chiến thắng vĩ đại đối với chính quyền các cấp từ Phường cho đến Thành Phố.

Người dân đã làm gì để tự bảo vệ họ

Cảm giác bị bỏ rơi và bị đối xử như những kẻ thù trong thời chiến tranh là cảm giác của đại đa số những người đã trải qua đêm rạng sáng ngày 05/08 hãi hùng đó. Có lẽ đây là lần triễn khai lực lượng hùng hậu nhất của TP.HCM sau vụ cháy tòa nhà ITC năm 2000, chỉ khác mục đích là lần này sức mạnh đó được sử dụng để đàn áp người dân thay vì được sử sụng để giúp dân.

Ngay sau màn đàn áp “hoành tráng lệ” đó, người dân lập tức tập hợp trước UBND TP. để phản đối, với nhiều biểu ngữ và hình ảnh như: “hãy cứu chúng tôi, dân khu Eden đã bị tấn công”, hay thê thảm hơn là “dân khu Eden đã bị tấn công, máu đã đổ”. Với nhiều biểu ngữ, hình ảnh và đông đảo bà con tụ tập trước UBND TP.HCM như thế nhưng cánh cửa công lý vẫn đóng im ĩm, ngày một trôi qua….rồi lại ngày hai. Vậy là họ không biết gì, sao lại có thể hờ hững đến như thế!? Các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng luôn phát biểu “hãy gần với dân hơn để hiểu được những nổi oan ức của họ”, nhưng xem ra khoảng cách 2 mét đường vẫn còn quá xa. Cánh cửa công lý duy nhất mà bà con trông vào đã không chào đón họ, vì sao? Chắc chỉ có các lãnh đạo UBND TP. phía sau cánh cửa kiên cố mới biết.

Rất bế tắt nhưng không tuyệt vọng vì bên họ còn có rất nhiều tinh thần đoàn kết của đại bộ phận dân TP.HCM, rất nhiều lời an ủi, động viên và tư vấn liên tục được gởi đến trang thông tin điện tử http://www.edentoday.net. Trong số đó có Luật sư Nguyễn Thành Tâm, người đã ủng hộ bà con khu Eden ngay từ những ngày đầu. ông Nguyễn Thành Tâm đã tư vấn miễn phí và soạn thảo đơn tố cáo khẩn đến lãnh đạo C.A TP.HCM, với hy vọng họ sẽ được bảo vệ bởi luật pháp như bao người dân khác, bên cạnh đó

những ai đã hành hung bà con khu Eden phải được xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ lòng tin của họ vào luật pháp (xem đơn tố cáo của tập thể dân khu Eden). Trong khi đó đơn thưa cũng được gởi ra tận TW đến các vị lãnh đạo cao cấp trong bộ máy chính quyền Nhà nước Việt Nam tại Hà Nội và mong rằng ở đâu đó vẫn còn những bị lãnh đạo làm việc công tâm vì dân, vì nước.

Là một người dân bình thường và đã chứng kiến bao cảnh đời khốn khổ, hậu quả của những lãnh đạo nơi công quyền bị tha hóa, vì lợi ích riêng đã chà đạp và tàn xác công lý, lẻ phải và hãm hại chính đồng bào của mình.

Những mâu thuẩn giữa người dân và chính quyền địa phương xung quanh việc thu hồi-bồi thường ngày càng có chiều hướng gia tăng cũng bởi lối suy nghĩ “việc nhỏ” mà ra. Nhưng xin thưa những việc nhỏ đó có thể ví như “một hạt cát nhỏ bé và có vẻ vô hại nên đã khiến nhiều người chủ quan, thế nhưng nếu không loại bỏ hạt cát đó khỏi giầy, trải qua một đoạn đường dài, chắc chắn bàn chân phòng rộp.”

Thực tế, khoảng cách giữa chính quyền và dân rất hạn hẹp nên mỗi bên đều có suy nghĩ rất khác về nhau, người dân thì không chia sẽ được với chính quyền những gì họ không hài lòng, còn một số chính quyền địa phương thì luôn né tránh bức xúc của dân. Chỉ đến khi “cái nhỏ nhất bổng chóc biến thành cái khổng lồ” người trong cuộc mới thấy hối tiếc.

Việc gần đây nhất xảy ra tại Bắc Giang, chắc mọi người vẫn chưa quên!?

Trong công tác lãnh đạo, hàng ngày các các bộ địa phương cần phải biết giải quyết những ‘hạt cát’ để lúc nào cũng cảm thấy thoải mái trong từng bước chân ta đi khi đã hòan thành công việc vì dân, vì nước. Thiết nghĩ, các cán bộ cần hết sức tỉnh táo để lắng nghe, cảm nhận những gì mà người dân chưa hài lòng để giải quyết càng sớm càng tốt. Đặc biệt nên tránh việc chủ quan, quan liêu và chạy theo vật chất.

Trong tâm lý có một nguyên tắc: ban đầu là ý thức, nếu ý thức bị căng quá, dồn nén quá sẽ chuyển thành tiềm thức, tiềm thức đầy quá sẽ lắng xuống vô thức. Cũng là lúc trong tâm trí họ luôn tồn tại một ý nghĩ “không thể chịu nổi nữa”. Và cuối cùng sẽ phản ứng thái quá. Lúc đó rất khó để vãn hồi.

Thông qua những lý luận trên, hãy nghĩ đến hình ảnh 2 em nhỏ (8 & 10 tuổi) chứng kiến cãnh những cán bộ công quyền tấn công mẹ mình và đánh đập dã man hàng xóm và có thể công lý không được thực thi, tệ nhất là gia đình của các cháu sẽ bị đẩy khỏi nơi cư ngụ hiện tại với số tiền ít ỏi không đủ tái định cư, nhường mảnh đất lại cho một tòa nhà tráng lệ với mỗi căn hộ có giá lên đến cả triệu USD. Các cháu sẽ mang tâm trạng và suy nghĩ thế nào trên những cung bậc của cuộc sống sau này.

Đất nước chúng ta sẽ thế nào khi không chỉ có 2 cháu nêu trên mà nhiều và rất nhiều đang lâm vào tình cảnh tương tự.

Nếu các bạn nào đã đọc qua những dòng chữ này xin hãy chia sẽ và ủng hộ chúng tôi, những người dân đang rất bế tắt.

Nếu vị lãnh đạo nào vô tình bắt gặp được những dòng chữ trên, xin hãy cho chúng tôi một tia hy vọng, dù có muộn màn.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Các đứa trẻ nghĩ sao khi chứng kiến cảnh các cán bộ công quyền tấn công mẹ mình thế này

–Cán bộ tư pháp phường Bến Nghé đánh người

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Một trong những nổ lực nhằm thực hiện mưu đồ đập tan làn sóng phản đối từ khu dân cư Eden trong việc đền bù – giải tỏa. Vào lúc 8h00 sáng ngày 02/08, UBND phường đã sử dụng lực lượng hổn hợp bao gồm công an, lực lượng thanh tra xây dựng, dân phòng và PCCC, với nổ lực tháo gỡ các pano thể hiện bức xúc của người dân. Những pano không chuyển tải thông tin gì khác ngoài việc nhắc nhở các lãnh đạo địa phương nên chú ý đến những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Mục đích không thành vì gặp phải sự chống cự từ dân cư khu Eden và sự quan tâm từ nhiều người xunh quanh.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Vẫn với mưu đồ thực hiện hành động đàn áp dân cư khu Eden, với tính chất côn đồ hơn và tinh xảo hơn, lần này lực lượng hổn hợp này lại một lần nữa tấn công khu Eden. Việc xảy ra mà tưởng như chỉ có thể xảy ra ở thời loạn hoặc những nước vô luật lệ. Thông qua sự việc này, chúng tôi, những người dân Eden nói riêng và những người đang cùng hoàn cảnh trên khắp cả nước nói chung đang đặt ra những câu hỏi “thật ra nước chúng ta có luật hay không? Thật ra chính quyền Trung ương có kiểm soát được hành vi của chính quyền địa phương?” Hay đây là một hệ quả của “Thượng bất nghiêm, hạ tất loạn”. Rạng sáng ngày hôm nay 05/08, vào lúc 5 sáng, những gì đến cũng đã đến. Nhóm biên tập Edentoday đã có mặt khẩn cấp tại hiện trường để ghi lại một vài hình ảnh rất phản cảm gây ra bởi lực lượng hùng hậu với số lượng áp đảo 130 hộ dân (trên/dưới 1000 người) đang sống tại khu Eden. Sau đây là sự tường thuật lại tình hình tại khu vực Eden được cung cấp bởi một người dân khu vực.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

“Khoảng 5h00 sáng ngày 05/08/10, người dân khu vực Eden còn đang say giấc ngủ thì bất ngờ bị đánh thức bởi nhiều tiếng la hét thất thanh của toàn bộ dân cư, người lớn tuổi thì hoảng sợ, trẻ con thì gào khóc khi chung cư bị chấn động bởi nhiều tiếng động lạ và theo sau là toàn bộ hệ thống điện bị ngắt …chúng tôi vội chạy ra balcon nhìn xuống đường thì thấy một lực lượng dày đặc hơn 100 người mặc đồng phục Tranh tra đô thị, công an đang hối hả phá cửa đột nhập vào chung cư Eden. Khi chúng tôi chạy xuống được đến tầng trệt thì chứng kiến cảnh bảo vệ chung cư ngăn không cho vào vì bọn người này không xuất trình được giấy phép và chưa có mặt đại diện của chung cư theo Luật chung cư. Người bảo vệ này đã bị hành hung tàn nhẫn, có tính chất côn đồ bởi một người mặc áo xanh (sau này tôi mới biết được là cán bộ tư pháp phường Bến Nghé, tên Tiến), người này túm lấy tóc của bảo vệ chung cư, đánh liên tục vào ngực, đầu, mặt đến khi bảo vệ chung cư bất tỉnh tại chổ. Chúng tôi bất lực chứng kiến cảnh tượng ghê rợn đó, cửa chung cư bị phá và hàng trăm nhân viên an ninh tràn vào chung cư. Trước cảnh tượng quá kinh sợ và quá bất ngờ, chúng tôi đành bất lực đứng nhìn cảnh chính quyền thực hiện hành vi “vô pháp luật”. Họ cho xe thang đến để tháo gỡ các biểu ngữ ghi những bức xúc của người dân khu Eden. Họ điên rồi! Họ gỡ và họ gỡ, lúc này họ chỉ biết UBND Phường thôi, kể cả biểu ngữ ghi lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dặn dò “Dự án kinh doanh phải thương lượng trực tiếp với dân” họ cũng gỡ bỏ với lý do “mất mỹ quan đô thị”. Lời Thủ tướng họ cũng không muốn nghe, vì nghe hoài….nghe mãi chán lắm…lúc này họ chỉ muốn nghe tiếng đếm tiền trên xương máu của người dân thôi. Một khi chính quyền địa phương “hạ bệ” lời Thủ Tướng phải chăng họ làm một cuộc “lật đổ”?”

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Những hành động thật ghê rợn theo cảm nhận của chúng tôi, quá bất ngờ, bất ngờ vì đây lại là hành động của những người thực thi pháp luật. Nhựng hành động này tưởng chừng không thể xảy ra tai một trung tâm đô thị lớn nhất nước và mang tầm cở khu vực Châu Á. Mặt khác, việc này chỉ xảy ra cách UBND TP.HCM chỉ một con đường. Và sau đây là kiến nghị của người dân khu Eden:

“UBND TP. Hãy nhìn thẳng vào sự thật mà giải quyết, pháp luật phải thật nghiêm minh để người dân có thể dựa vào pháp luật bảo vệ cuộc sống. Càng bưng bít thông tin thì càng gây ra nhiều bất ổn trong xã hội. Khi người dân cảm thấy cuộc sống của họ có những bê bối, những cái bức xúc mà không được giải quyết một cách có tình, có lý thì nó đẩy đến những sự kiện như vụ Bắc Giang. Người cầm quyền có thái độ đúng đắn, thực sự cầu thị, giải quyết những bức xúc của dân thì sẽ không có những chuyện như vụ Bắc Giang.”

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

http://www.edentoday.net/page22.html

Nông dân Bình Dương chỉ trích công tác tiếp dân của Chính phủ talawas blog

Trong một bức thư gửi tới người điều hành trang Bauxite Việt Nam GS Nguyễn Huệ Chi, những người nông dân từ Bình Dương thuật lại một số kinh nghiệm với cán bộ trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh.

Những người nông dân trên cho rằng họ đã bị UBND tỉnh Bình Dương thu hồi và bồi thường đất trái pháp luật, và đã bị cưỡng chế lấy hết sạch tài sản, đất đai nên đã vác đơn khiếu kiện khắp nơi, thậm chí nhiều lần ra tới Hà Nội, nhưng chưa được ai trả lời một tiếng nào.

Theo những người nông dân từ Bình Dương, Quyết định đổi mới công tác tiếp công dân gần đây không căn cứ vào nguyện vọng bức xúc và sẽ chẳng đáp ứng gì cho những yêu cầu bức xúc của người dân. Họ đưa ra câu hỏi tại sao có chính quyền của dân, do dân và vì dân mà người dân không được bén mảng đến trụ sở các cơ quan hành chính, và cho rằng cách đổi mới công tác tiếp công dân tốt nhất là dẹp bỏ đi những trụ sở tiếp dân mà hiện nay chỉ có tác dụng như những lô-cốt ngăn chặn người dân đến tiếp xúc với người có trách nhiệm trong chính quyền và đề nghị nhà nước phải trực tiếp tiếp nhận yêu cầu của người dân để giải quyết đúng theo quy định pháp luật.

Về đề tài này RFA cũng đưa lại thông tin trên Bauxite Việt Nam và trích dẫn một vài phát biểu của GS Nguyễn Huệ Chi và một mục sư tại Đồng Nai về vấn đề này.

Tấn bi hài kịch “tiếp dân”: Người dân được gì qua việc Chính phủ quyết định đổi mới công tác tiếp dân

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Kính thưa Giáo sư NGUYỄN HUỆ CHI,

Chúng tôi là những người dân trình độ hiểu biết thấp kém, hằng ngày vẫn cố tìm đọc những bài viết của các bậc trí thức trên trang bô-xít Việt Nam, để học hỏi và mở mang kiến thức.

Hạnh phúc cho chúng tôi biết bao nhiêu kể từ ngày có một trang mạng đưa những tin tức cần thiết, trung thực; với những ý kiến nhận xét về các vấn đề của đất nước rất phù hợp lòng dân. Chúng tôi có cảm giác là từ nay người dân không còn phải sống với thân phận của kẻ thấp cổ bé miệng nữa. Nhiều chuyện muốn nói, nay đã được Giáo sư và các cộng sự của Ông nói giúp. Xin cho tôi thay mặt số bà con chung quanh tôi, gần đây vẫn liên tục theo dõi những bài viết trên mạng Bô-xít Việt Nam, gởi lời cảm ơn chân thành tới Ông và những tác giả có bài viết trên mạng.

Từ thực tế cuộc sống, chúng tôi cũng xin mạo muội viết ít dòng gởi cho trang mạng. Nếu được đăng để góp tiếng nói chung thì tốt. Còn không thì coi như chúng tôi cung cấp cho Ban biên tập một ít tư liệu để tham khảo.

Mong Giáo sư hiểu cho tâm trạng và tấm lòng của chúng tôi.

Kính chúc Giáo sư và các cộng sự luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục phục vụ cho nhân dân và đất nước.

Trân trọng kính chào.

Những người đã đến nơi tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước được nêu trong bài viết gửi kèm:

1. Thái văn Dậu, nông dân,85 tuổi,

2. Võ văn Tấn, nông dân, 78 tuổi.

3. Nguyễn Văn Lãnh, nông dân, 60 tuổi.

4. Thái Văn Thiện, nông dân, 56 tuổi.

5. Lê Văn Việt, nông dân , 62 tuổi.

6. Lê văn Hóa, nông dân, 52 tuổi.

7. Thái Văn Bì, nông dân, 56 tuổi,

8. Lê thành Nhơn, nông dân, 52 tuổi.

Chúng tôi cùng cư ngụ tại Phường Phú Mỹ và Phường Phú Tân, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Quyết định đổi mới công tác tiếp công dân lại không căn cứ vào nguyện vọng bức xúc của nhân dân, không phát xuất từ ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hoặc từ yêu cầu của Quốc hội, là cơ quan đại diện chính thức của nhân dân cả nước. Quyết định số 858/QD-TTg của Thủ tướng đã phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân.được ban hành căn cứ vào kết luận của Ban Bí thư tại Thông báo số 307-TB/TU ngày 10-02-2010. Đã không quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của dân, chắc chắn đề án nầy sẽ chẳng đáp ứng gì cho những yêu cầu bức xúc của người dân.Và không khéo, đây chỉ là một trong những đề án người ta vẽ ra để có cớ tiêu tiền tỷ của nhân dân và rốt cuộc làm cho người dân khổ thêm. Phải chăng cách đổi mới công tác tiếp công dân tốt nhất là dẹp bỏ đi những trụ sở tiếp dân mà hiện nay chỉ có tác dụng như những lô-cốt ngăn chặn người dân đến tiếp xúc với người có trách nhiệm trong chính quyền? Tại sao chính quyền của dân, do dân và vì dân mà người dân không được bén mảng đến trụ sở các cơ quan hành chánh? Cán bộ chính quyền ăn lương của dân, có trách nhiệm giải quyết công việc cho dân, thì phải trực tiếp tiếp xúc để nghe dân nói, dân yêu cầu mà giải quyết. Không được né tránh, không được đặt ra cơ quan này, cơ quan khác để làm thay!

****************

Báo chí đã đưa tin: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có quyết định đổi mới công tác tiếp công dân. Nào là tiếp công dân phải gắn với việc giải quyết khiếu nại, phải tăng cường trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo trong tiếp công dân, phải trang bị nối mạng để người dân có thể theo dõi kết quả giải quyết khiếu kiện, kiến nghị của mình…

Chúng tôi là những người bị UBND tỉnh Bình Dương thu hồi và bồi thường đất trái pháp luật, và đã bị cưỡng chế lấy hết sạch tài sản, đất đai; đang thất nghiệp, không biết làm gì để sống. Chúng tôi đã vác đơn khiếu kiện khắp nơi nhưng chưa được ai trả lời một tiếng nào. Bốn lần kéo nhau đi Hà Nội, đưa đơn tận tay một số cán bộ như Ông Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Đức Thuận… Ăn chực nằm chờ hằng tháng trời để nhận được mấy tờ phiếu chuyển.

Sau mấy năm chờ đợi, chúng tôi mỗi người ký một lá đơn khiếu nại Ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký Công văn 295/CP-CN ngày 19-3-2003 để làm cơ sở cho UBND tỉnh Bình Dương thu hồi bồi thường đất trái pháp luật của chúng tôi làm Khu Liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị tỉnh Bình Dương. 12 gia đình liệt sỹ cũng ký chung một lá đơn tương tự, gởi cho Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng vào ngày 27-7-2009. Tiếp tục chờ đợi mãi, chẳng có hồi đáp gì. Chúng tôi lại ký đơn nhắc Thủ tướng trả lời đơn khiếu nại của chúng tôi đúng theo quy định của Luật tố cáo khiếu nại. Cũng im lặng.

Nay, nghe tin có Quyết định đổi mới công tác tiếp công dân, bà con cử 8 người, thay mặt cho gần 50 hộ dân đến trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại TP Hồ Chí Minh để yêu cầu Thủ tướng trả lời.

Ngày 19-7-2010, thức dậy từ 3 giờ sáng, đi qua bốn chặng xe, 8 người chúng tôi đã tới được trụ sở tiếp dân ở đường Hồ Ngọc [Học?] Lãm, quận Bình Tân. Ở đây đã có vài chục người, dân các tỉnh Long An, Bình Thuận, Đồng tháp, Tiền Giang… tự xé một tờ giấy để viết nội dung đăng ký xin tiếp, đưa vào trong và chờ đợi. Một lúc khá lâu, chúng tôi được gọi vào để trả lời: hôm nay đông quá, thứ Tư trở lại.

Chúng tôi yêu cầu cho giấy hẹn. Năm lần bảy lượt, người tiếp dân mới lấy một mảnh giấy nhỏ, ghi nguệch ngoạc mấy chữ. Chúng tôi yêu cầu ghi rõ họ tên, chức vụ người hẹn và đóng dấu vào. Cũng phải mấy lần người này mới ghi tên dưới mấy dòng chữ, và không đóng dấu gì cả. Xin số điện thoại của cơ quan tiếp dân, đáp không có.

Ra khỏi phòng, chúng tôi quan sát kỹ cái nơi tiếp dân của cơ quan lãnh đạo cao nhất nước.

Đây là nơi tiếp dân của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc Hội… mà không hề có lịch ghi trong tuần, ngày nào ai tiếp, tiếp ở đâu, cán bộ nào tiếp…

Ngoài cổng, tấm bảng của trụ sở cũng không ghi số điện thoại, cái phương tiện tối thiểu của bất cứ nơi nào cần giao dịch với công chúng. Từ tiệm hớt tóc, uốn tóc cho tới cửa hàng tạp hóa nhò, quán ăn nhỏ, người ta cũng ghi số điện thoại để tiện cho việc giao tiếp. Ở đây không có, mà hỏi cũng không cho.

Công nhân viên chức theo quy định, khi làm việc phải mang bảng tên, có mã số viên chức hẳn hoi. Ở đây, người tiếp dân không đeo bảng gì cả, trên bàn làm việc cũng không có bảng tên và chức vụ của anh ta.

Nhìn tờ giấy hẹn trên tay, chúng tôi ngao ngán cho cái kiểu tiếp dân ở trụ sở này. Đành phải lặn lội qua bốn chặng xe để về nhà. Mất một ngày trời, mất bao nhiêu tiền xe, để được một tờ giấy hẹn thua cả tờ giấy dùng để… đi vệ sinh.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Sáng thứ tư 21-7-2010, mọi người thức dậy sớm hơn để ra tỉnh kịp đi chuyến xe đầu tiên về thành phố. Cũng phải lặn lội qua bốn chặng xe, kẹt đường kẹt sá hằng mấy tiếng đồng hồ, mới đến được trụ sở tiềp công dân. Chờ đợi, đưa hồ sơ ra, xin gặp cán bộ tiếp dân.

Người hướng dẫn bảo: việc này, nếu muốn gặp Văn phòng Chính phủ thì phải trở lại vào ngày thứ Ba và thứ Năm hàng tuần, Văn phòng Chính phủ tiếp dân vào những ngày đó. Hôm nay không có. Còn Thanh tra chúng tôi chỉ tiếp dân, không giải quyết trả lời đơn đã gởi cho Thủ tướng và cũng không nhận đơn gởi cho Thủ tướng.

– Thế tại sao hôm thứ hai anh không hẹn chúng tôi vào thứ Ba, thứ Năm mà lại hẹn thứ Tư?

– Hôm đó đông người, tôi chỉ hẹn ngày trở lại chứ không biết là các anh cần gặp Văn phòng Chính phủ!

– Xin cho chúng tôi gặp cán bộ phụ trách trụ sở tiếp dân.

– Không có ở đây.

– Cho tôi biết tên và số điện thoại của ông ấy.

– Tôi không có.

Chúng tôi lại phải ra về để lại phải trở lên vào một hôm khác.

Sáng 27-7-2010, chúng tôi lại đi. Ông Thái văn Dậu 85 tuổi, đi hai lần đã mỏi mệt, hôm nay thay Ông Võ văn Tấn, 76 tuổi. Không quen xe cộ, trên đường ông ói lên ói xuống đến ngất xỉu. Chúng tôi cạo gió, cứu cấp cho ông, nhưng vẫn phải đi cho đến nơi kịp lúc. Cuối cùng, rồi cũng đến.

Cán bộ tiếp dân chỉ cho một người vào, mặc dù chúng tôi đăng ký 8 người cùng một vụ.

Khi tôi vừa ngồi xuống ghế, cán bộ hỏi:

– Anh tên gì, cho coi chứng minh nhân dân!

Sau khi nói tên và đưa CMND, tôi hỏi lại:

– Còn anh tên gì? (vì anh ta không đeo bảng tên, trên bàn cũng không có)

– Tên Dương.

– Xin nói rõ họ tên:

– Trần Bình Dương.

Tôi thoáng nghĩ: tên này láu cá thật; biết mình là dân tỉnh Bình Dương nên bịa ra cái tên Bình Dương. Chẳng lẽ lại phải hỏi giấy tờ của hắn. Tôi chưa kịp hỏi lại thì hắn tiếp:

– Anh đến đây có yêu cầu gì?

Tôi trình bày vắn tắt nội dung yêu cầu và đưa ra lá đơn gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với chữ ký của 45 hộ dân. Hắn xem và hỏi tôi một số việc, ghi ghi chép chép, rồi trả đơn, mời tôi về.

Tôi yêu cầu được gởi đơn để chuyển cho Thủ tướng, hắn trả lời:

– Ở đây chúng tôi chỉ có nhiệm vụ tiếp dân, ghi nhận và báo cáo. Anh muốn gởi đơn thì gởi trực tiếp cho Thủ tướng qua đường Bưu điện.

Tôi để lên bàn một xấp mấy chục giấy hồi báo của VEXPRESS và nói:

-Tôi đã gởi cả trăm đơn thư qua Bưu điện, thậm chí đã đưa tận tay ông Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Thủ tướng, nhưng không được trả lời nên hôm nay mới phải tới đây.

– Vậy thì anh gởi đơn cho Quốc hội!

– Tôi cũng đã gởi cho Quốc hội mấy chục lá đơn.

– Vậy thì anh kiện ra tòa án!

Tôi nghĩ đã đến lúc phải rời khỏi chỗ này, nên yêu cầu cho xin một biên bản tiếp công dân. Nói thế nào thì nói, hắn vẫn từ chối:

– Tôi chỉ có trách nhiệm tiếp dân và báo cáo về trên, không thể lập biên bản hay cấp biên nhận gì cả.

Tám người chúng tôi lại lặn lội mưa gió trở về. Ba lần đến trụ sở tiếp dân, chúng tôi đã thấy. Đổi mới công tác tiếp công dân là vậy đó. Giải quyết dứt điểm những vụ khiếu kiện đông người, kéo dài là vậy đó. Ức quá, tôi tìm cho bằng được Quyết định của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng mà báo chí đã đưa tin.

Ngày 14-6-2010, quyết định số 858/QD-TTg của Thủ tướng đã phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân. Quyết định này được ban hành căn cứ vào kết luận của Ban Bí thư tại thông báo số 307-TB/TU ngày 10-02-2010, có hiệu lực kể từ ngày ký. Nhưng về thời gian tiến độ thực hiện đề án,quyết định ghi:

“1. Kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ cho cơ quan tiếp công dân:

a)Trước ngày 30-12-2011 hoàn thành việc bồi dưỡng nghiệp vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo cho 100% cán bộ làm công tác tiếp công dân.

  1. Trước ngày 30-6-2012 các Bộ, ngành, địa phương hoàn thành việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân;kiện toàn tổ chứ, bộ máy cơ quan tiếp công dân ở các bộ, ngành, địa phương.

2. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho trụ sở tiếp công dân.

Trước ngày 30-12-2011 hoàn thành việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trụ sở tiếp công dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tiềp công dân của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp huyện”.

Chẳng hiểu nội dung kết luận của Ban Bi thư như thế nào, nhưng rõ ràng quyết định đổi mới này được ban hành không phải phát xuất từ các yêu cầu, nguyện vọng bức xúc của người dân, và cũng không phải từ yêu cầu của các đại biểu Quốc hội. Nên cứ tà tà mà làm, có sao đâu. Còn từ giờ tới cuối năm 2012, cứ tiếp tục coi dân như cỏ rác, đến cuối tháng 6-2012 mới phải hoàn thành việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác tiếp công dân mà! Từ đây tới đó, cứ tiếp công dân theo cái kiểu hành dân là chính; kể cả có không làm hoặc làm ngược lại những điều quy định rõ ràng trong Nghị định của Chính phủ số 89/CP ngày 07-8-1997 ban hành quy chế tổ chức tiếp công dân, cũng không sao!

Thực ra, những nơi tiếp dân từ trung ương tới địa phương được tổ chức như những điểm chốt chặn để không cho người dân đến các cơ quan lãnh đạo của Tỉnh, Bộ, Chính phủ, Đảng, Quốc hội. Đã có trụ sở tiếp dân rồi thì mọi việc cần thiết, người dân cứ phải tới đó. Trụ sở Hội đồng Nhân dân, Trụ Sở UBND, Trụ sở cơ quan Đảng, Chính phủ, Quốc hội người dân không được quyền tới.

Nhưng những nơi tiếp dân thì chẳng ai có thẩm quyền và có trách nhiệm giải quyết những việc mà người dân cần, kể cả việc nhận để chuyển lại đơn cho Thủ tướng, cho Chủ tịch UBND tỉnh, huyện. Có nài nỉ lắm, họ cũng nhận, nhưng không có biên nhận giấy tờ gì cả, thế thì cũng như không.

Có lẽ cách đổi mới công tác tiếp dân tốt nhất là phải dẹp bỏ các trụ sở tiếp dân và các cơ quan hành chánh nhà nước phải trực tiếp tiếp nhận yêu cầu của người dân để giải quyết đúng theo quy định pháp luật. Chính quyền 4 cấp này là của dân, do dân và vì dân mà!

NÔNG DÂN BÌNH DƯƠNG

Nha trang dân kéo xuống đường

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Kỷ niệm 63 năm ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-2010, đông đảo người dân trên địa bàn phường Phước Long, TP.Nha Trang đã xuống đường biểu tình, kéo Cờ Tổ quốc, căng băng rôn, biểu ngữ có dòng chữ :

“Đả đảo bọn cướp ngày” ;

“Đả đảo Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long ăn bẩn làm bậy”;

“Đả đảo dự án ma. Dân đói khổ”;

“Trả lại sân trường học cho các em học sinh”…

Cuộc biểu tình làm náo loạn cả một khu vực ngay trước cổng trụ sở UBND phường, người biểu tình mạnh mẽ lên tiếng đả đảo bọn cướp đất, đập phá tài sản của dân; cũng như đòi lại Bằng Tổ quốc ghi công cho các gia đình Liệt sĩ.

Bên cạnh đó, người dân còn cung cấp thêm cho Đoàn Thanh tra Chính phủ nhiều đơn tố cáo chính quyền TP.Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa “ăn bẩn làm bậy” tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, trong thời điểm Đoàn Thanh tra đang làm việc tại UBND phường Phước Long ( theo Quyết định của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh.)

“Đả đảo bọn quan tham ăn bẩn làm bậy”

Đây là những nội dung tố cáo của đông đảo người dân bị cướp đất tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nội dung đơn tố cáo được lược trích tóm tắt như sau:

– Để bảo vệ 49 ha đất do UBND tỉnh Khánh Hòa giao trái pháp ngày 10-6-2004. Chính vì vậy, sau hơn 4 năm (2004-2008) không triển khai thực hiện dự án (do không có khả năng tài chính), nên Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh (do ông Nguyễn Văn Khải làm giám đốc) phải trả cho bà Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long 1 triệu đồng/tháng để giữ đất. (Bề ngoài là 1 triệu, nhưng thực tế tiền đút lót phải gấp hàng chục lần)

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Ảnh 4vietnam

Điều này được thể hiện cụ thể tại hợp đồng số 15/XN ngày 11-11-2006 được ký kết giữa Xí nghiệp Tư nhân Lâm Khánh với Chủ tịch UBND phường Phước Long. Đây là một hành vi vi phạm pháp luật (nhận hối lộ – tham nhũng – ăn bẩn làm bậy) của bà Lê Thị Mai Loan – Chủ tịch UBND phường Phước Long – được quy định chi tiết tại Điều 40 của Luật phòng chống Tham nhũng – do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 29-11-2005.

Chính vì hành vi “ăn bẩn làm bậy” này của Chủ tịch phường Phước Long, nên kể từ năm 2004 đến nay, tất cả những hộ dân nào xây dựng nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng heo, chuồng bò, chuồng gà… đều bị chính quyền của bà Loan kéo quân đến đập phá, hủy hoại tài sản của dân để giữ đất bất hợp pháp cho ông Nguyễn Văn Khải.

Xuất phát từ việc “ăn bẩn làm bậy” của chính quyền nêu trên, hậu quả là hàng ngàn ngôi nhà của các hộ dân đã bị chính quyền đập phá, hủy hoại tài sản một cách vô nhân đạo, bất chấp pháp luật, miễn là tiền cứ chảy vào túi các quan chức, mặc cho người dân sống trong cảnh lầm than cơ hàn dưới trời mưa, nắng do không có nhà để ở (!?)

Thế nhưng, tại các diễn đàn hay cuộc họp HĐND phường, bọn quan tham này cứ rêu rao trước dân chúng rằng: “đây là một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân…” Thật là mỉa mai và xảo quyệt, một tập đoàn tham nhũng chuyên đi cướp tài sản đất đai của dân thông qua cái gọi là dự án đầu tư, sau đó bán lại cho tư nhân với giá cao để làm giàu bất chính.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Anh Nguyễn Thanh Hải, (người mắc bệnh tâm thần) đã bị kết án 6 tháng tù giam vì đã phản ứng CA khi gia đình bị chiếm đất. (Ảnh 4vietnam)

Người dân nào dám đứng ra bảo vệ tài sản chính đáng của mình thì sẽ bị cảnh sát bắt giam ngay với cái tội được gọi là “chống người thi hành công vụ”.

Vậy mà họ vẫn trơ trơ cái mặt thớt và há hốc miệng nói láo rằng đây là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân (!?)

Đòi lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ đã bị… “cướp”

Khi bị bọn quan tham cưỡng chế cướp đất của dân ngày 25-11-2009, nhiều người dân đã phải ôm các tấm ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bằng Tổ quốc ghi công các anh hùng Liệt sĩ… để chứng minh là gia đình có công với cách mạng, nhằm tìm kiếm một chút liêm sĩ của bọn quan tham… Nhưng tất cả đều vô vọng và đều bị cướp hết, thậm chi có những tấm Bằng Tổ quốc ghi công của các gia đình Liệt sĩ còn bị bọn chúng đập xuống đất làm bể nát toàn bộ tấm kính của khung ảnh.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Bà Thái Thị Tiễn 83 tuổi – đang ôm Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ – nhưng sau đó bị cảnh sát cướp giật ngày 25-11-2009 (Ảnh 4vietnam.org)

Đơn cử như tấm Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ của bà thái Thị Tiễn (83 tuổi), thường trú tại số nhà 28/3 đường Phước Long, phường Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, là Mẹ của Liệt sĩ Bùi Văn Cẩn – do nguyên Cố Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ngày 13-8-1978 cũng đã bị bọn cướp ngày cướp giật ngay trên mảnh đất xương máu của bà gia đình. Ngoài ra, còn lại toàn bộ băng rôn, cờ tổ quốc… cũng bị lực lượng cảnh sát tịch thu với cái gọi là xung vào công quỹ Nhà nước (!?)

Ngay sau khi được sự can thiệp của Đoàn Thanh tra Chính phủ – Phòng Thương binh xã Hội TP.Nha Trang đã có Giấy mới (Khẩn) mời bà Thái Thị Tiễn đến nhận lại Bằng Tổ quốc ghi công gia đình Liệt sĩ tại Phòng Thương binh xã hội TP.Nha Trang, do đã bị lực lượng cảnh sát thu giữ khi cưỡng chế ngày 25-11-2009 (!?)

Chứng kiến cảnh đông đảo người dân kịch liệt lên án và đả đảo bọn “quan tham ăn bẩn làm bậy” tại Dự án Khu đô thị mới Phước Long, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Chúng tôi vô cùng xót xa và nhục nhã cho một chính thể khi tồn tại những tập đoàn tham nhũng và cướp ngày tại Việt Nam(!?)

Bình luận của: Bích Ngọc- (Nguồn : 4VietNam.org)

Video: Dân Oan Trước 110 Cầu Giấy Hà Nội

Lê Thị Kim Thu thực hiện

— Người dân Xuân Quan – Hưng Yên xin quyền sống

Sáng ngày 21-7 người dân Xuân Quan – Hưng Yên đã kéo nhau làm ầm và tắc nghẽn cả một tuyến đường ngã rẽ Cầu Giấy – Kim Mã, Hà Nội. Được biết lý do biểu tình là liên quan tới đất đai ở dự án khu đô thị sinh thái được mô tả lớn nhất miền Bắc là Eco Park

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

– Dân bực dọc chuyện gì, phải vào cuộc chuyện đó! (PLTP).

Lấy mức độ tín nhiệm của dân để sử dụng cán bộ

TT – “Trong nhiệm kỳ tới, Ban chấp hành Đảng bộ quận 10 (TP.HCM) cần có nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ. Lấy hiệu quả công tác thực tế và mức độ tín nhiệm của nhân dân để đánh giá và sử dụng cán bộ”.

Dân vận khéo là phải biết lắng nghe dân nói

(PL 26/6)- “Muốn làm dân vận tốt, chính quyền cần phải sẵn sàng đối thoại, lắng nghe để giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân. Có như thế chính quyền mới thực sự gần gũi, thấu hiểu và có trách nhiệm với dân”.Đó là phát biểu của Phó Chủ tịch UBND quận 1 Phạm Thành Kiên tại buổi tọa đàm về công tác vân dận của chính quyền do Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM tổ chức sáng 25-6.

Theo ông Kiên, khi người dân cảm thấy được tôn trọng, họ sẽ đặt niềm tin vào chính quyền. “Chỉ bằng một hành động nhỏ là duy trì gửi văn bản xin lỗi tới người dân đối với những hồ sơ trễ hạn giải quyết, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người” – ông Kiên dẫn chứng.

Phó thường trực Ban Dân vận Thành ủy Ngô Văn Triển chỉ đạo các quận, huyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Dân vận khéo”; duy trì phát phiếu tham khảo đánh giá sự hài lòng của công dân với các cấp chính quyền. Ngoài ra, phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong tiếp xúc với dân.

Trưởng ban Dân nguyện: Các bộ chưa làm hết trách nhiệm

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
12 Tháng Năm 2010– “Nhiều kiến nghị của cử tri chưa được quan tâm nghiên cứu để đưa ra lộ trình cụ thể trong việc ban hành cơ chế, chính sách cho phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn; việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn chậm; có trường hợp còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết”.

Đó là đánh giá trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri của các cơ quan có thẩm quyền gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII trước Ủy ban thường vụ Quốc hội chiều ngày 12/05, của Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Trần thế Vương.

Nhiều kiến nghị của cử tri vẫn chưa được thực hiện kịp thời

Theo ông Vượng, qua các kiến nghị của cử tri Chính phủ cũng đã ban hành chính sách, tuy nhiên trong quá trình giải quyết một số bộ thiếu sự quan tâm trong việc ban hành văn bản hướng dẫn cũng như tổ chức thực hiện nên những chính sách đó chậm đi vào cuộc sống.

“Việc thực hiện chế độ phụ cấp đối với giáo viên mầm non, mẫu giáo thôn, bản ở xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn; chế độ hỗ trợ đối với giáo viên (kể cả nhà sư) dạy bổ túc chữ Khơ me ở các chùa thuộc các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long; chế độ học bổng đối với học sinh dân tộc thiểu số nghèo, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn”, ông Vượng dẫn chứng.

Một số vấn đề khác như việc ban hành chế độ đối với già làng Thủ tướng Chính phủ đã quy định tại Quyết định số 253 về việc phê duyệt đề án “Một số giải pháp củng cố, kiện toàn chính quyền cơ sở vùng Tây Nguyên” giai đoạn 2002 – 2010 nhưng đến nay Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc vẫn chưa phối hợp ban hành được văn bản.

Đối với những vấn đề thuộc trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ trong việc sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo phù hợp với thực tiễn đời sống, nhưng do thiếu tích cực, còn né tránh, đùn đẩy dẫn đến việc giải quyết còn chậm, như: việc sửa đổi tiêu chí thành lập bản; quy định định mức biên chế sự nghiệp của các trung tâm dạy nghề công lập; việc sửa đổi, bổ sung hướng dẫn xác định số tiền dùng để đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, làm cơ sở xác định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đánh bạc được quy định tại Nghị quyết số 01 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao…

Các Bộ vẫn chưa làm hết trách nhiệm

Ngoài việc chưa kịp thời trong việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đối với các chế độ chính sách thì nhiều kiến nghị đã được giải quyết và trả lời nhưng cử tri không đồng tình.

Ông Vượng dẫn chứng, về việc giải quyết kiến nghị của cử tri về quản lý, điều hành xuất khẩu gạo, đặc biệt là kiến nghị xem xét lại vai trò của Hiệp hội lương thực Việt Nam trong hoạt động điều hành xuất khẩu gạo.

Theo đánh giá của Ban Dân nguyện, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Tài chính-Ngân sách, Ủy ban Kinh tế thì đối với vấn đề này Bộ Nội vụ, Bộ Công thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật khi nghiên cứu, quyết định phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội lương thực Việt Nam.

Vì vậy, trong Điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.

Việc Hiệp hội lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành các quy chế như: Quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước (Hải quan);

Quy chế thực hiện Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ), Quy chế này giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo Hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.. Ảnh: KTNN

Cũng theo đánh giá của Ban Dân nguyện, nhiều kiến nghị của cử tri chưa thực sự quan tâm nghiên cứu, đề ra lộ trình cụ thể trong việc ban hành cơ chế, chính sách cho phù hợp với những vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn; việc giải quyết kiến nghị của cử tri còn chậm; có trường hợp còn né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết;

“Một số văn bản trả lời chưa đúng, chưa sát với nội dung kiến nghị của cử tri như văn bản trả lời của Bộ Y tế về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế đối với trường hợp người bị tai nạn giao thông

Việc trả lời và thông báo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm như: Bộ LĐTB&XH, Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Một số văn bản trả lời còn có nội dung chưa được cử tri và đoàn đại biểu Quốc hội đồng tình”, ông Vượng nhấn mạnh.

Ngoài ra, các cơ quan như TANDTC, VKSNDTC chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết và trả lời cử tri; chưa phân định rõ giữa giải quyết khiếu nại của công dân do các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến với việc tiếp thu, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Ban Dân nguyện chuyển đến.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, Ban Dân nguyện kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC cần quan tâm hơn nữa đến công tác giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri, chú trọng chất lượng giải quyết; yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ khắc phục những tồn tại, hạn chế như đã nêu trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri tại kỳ họp trước, kỳ họp này và báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội;Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác tổng hợp, chuyển và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri là công việc thường xuyên của Quốc hội. Vì vậy, để bảo đảm hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên, có hiệu quả, đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Quốc hội theo hướng giao cho một cơ quan của Quốc hội đảm nhận nhiệm vụ giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

—————————————–

Kinh tế Nông thôn KTNt – Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó cục trưởng Cục Chế biến thương mại nông, lâm, thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết, theo quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì đến năm 2010 diện tích mía đạt 300.000ha, năng suất bình quân 65 tấn/ha, chữ đường bình quân 11CCS, sản lượng mía 19,5 triệu tấn, tổng công suất nhà máy đường 105.000 tấn mía/ngày, sản lượng đường sản xuất 1,5 triệu tấn (trong đó đường công nghiệp là 1,4 triệu tấn). Tuy nhiên, đến nay, diện tích mía cả nước mới đạt 265.000ha; năng suất mía bình quân 51,7 tấn/ha; chữ đường bình quân 9,7CCS; sản lượng mía 13,7 triệu tấn… Trong số các chỉ tiêu này duy chỉ có tổng công suất nhà máy là vượt chỉ tiêu với 105.750 tấn mía/ngày. “Đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao năm 2010, nước ta phải nhập khẩu tới 200.000 tấn đường”, ông Hoà khẳng định. Mía đường và những thống kê “ảm đạm”VnEconomy Bất thường giá đường trong nướcNông Nghiệp Khi nhà máy ép nông dân bán mía nonTiền Phong Online Báo Đất Việt –An ninh thủ đô –Sài gòn Giải Phóng

———–

Theo hội nghị, Bộ Công Thương và Bộ NN-PTNT đã đề nghị và được Chính phủ chấp thuận nâng mức hạn ngạch nhập khẩu đường. Theo đó, tổng hạn ngạch tạm thời cấp trong năm 2010 là 200.000 tấn

(VietNamNet) – Trên thực tế, các doanh nghiệp kêu ca xin quota nhập mà đến nay chỉ đạt 17-18% kế hoạch.

TP – Với cách điều hành, sản xuất mía đường như hiện nay, cả nông dân và người tiêu dùng đều thiệt, chỉ doanh nghiệp được lợi.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn yêu cầu, chậm nhất đến ngày 30/6, các tổ chức tín dụng (TCTD) phải trình hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn pháp định theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024
TS. Trần Văn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, nói về cảnh báo dư nợ quốc gia sát trần cho phép

——————-

Huyện nhơn trach dong nai thuocj dơn vị pccc nào năm 2024

Ảnh minh họa

Khi nào Mỹ mới công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc?

VIT – Theo tờ “China Daily” ngày 12/5 đưa tin, cựu phó đại diện thương mại Mỹ Susan G Esserman cho biết, Mỹ sẽ không công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc trước năm 2016 và kiến nghị, hai nước Trung – Mỹ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc của WTO khi thực hiện biện pháp cứu trợ thương mại với đối phương.

Ông Susan G. Esserman còn đề xuất nâng giá đồng nhân dân tệ, cho rằng, việc nâng giá đồng nhân dân tệ sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo ông, việc Mỹ tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc không phải là nhân tố chủ yếu gây ra thâm hụt thương mại Mỹ – Trung.

“Tôi không cho rằng, Mỹ chắc chắn có thể công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc trước năm 2016, bởi vì hiện tại trong nội địa nước Mỹ có rất nhiều lời phản đối, hơn nữa hiện nay cho thấy, trong vấn đề này vẫn chưa thu được tiến triển trọng đại nào”, ông Susan G Esserman nói.

Là điều kiện tiền đề để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Trung Quốc đã chấp nhận một số điều khoản mang tính hạn chế, một trong số đó chính là trong thời gian 15 năm Trung Quốc gia nhập WTO, địa vị nền kinh tế thị trường của quốc gia này đều có thể không được toàn thế giới công nhận. Hay nói cách khác, chỉ đến năm 2016, địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc mới có thể được tự động công nhận.

Năm 2004, New Zealand đã công nhận địa vị nền kinh tế thị trường Trung Quốc, cũng là nước đầu tiên dám “phá lệ”. Cho đến nay, có khoảng hơn 80 quốc gia và khu vực đã công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, nhưng các nước phát triển chủ yếu toàn cầu như Mỹ, châu Âu lại không “ban đặc ân” này cho Trung Quốc.

“Một nước đã gia nhập WTO mà lại không được công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của mình, điều này về cơ bản là vô lý. Mỹ đang sử dụng tiêu chuẩn kép trong vấn đề địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc, hơn nữa lý do của họ về cơ bản lại không đầy đủ, nguyên nhân đằng sau của việc này chủ yếu chính là muốn thông qua việc này để làm khó Trung Quốc”, chuyên viên nghiên cứu giàu kinh nghiệm của Trung tâm quan hệ Trung – Mỹ, thuộc Đại học Thanh Hoa Zhou Shi Jian nhấn mạnh.

Từ năm 1998, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thừa nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Nga, nhưng cho đến nay, Nga lại chưa gia nhập WTO.

Địa vị kinh tế phi thị trường là căn nguyên của các biện pháp cứu trợ thương mại mà Trung Quốc phải hứng chịu nặng nề nhất và Mỹ là nước chi ra khoản tiền nhiều nhất cho các vụ việc điều tra cứu trợ này.

Tháng 8/2009, chính phủ Trung Quốc đã ra tuyên bố chung về thành quả hợp tác đối thoại kinh tế trong khuôn khổ đối thoại kinh tế chiến lược Trung – Mỹ lần thứ nhất, cho rằng, phía Mỹ đã công nhận Trung Quốc không ngừng giành được tiến triển trong phương diện cải cách thị trường, đồng thời sẽ xem xét mối quan tâm của Trung Quốc, thông qua Ủy ban thương mại Trung – Mỹ để đẩy nhanh việc công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc bằng phương thức hợp tác.

“Việc thỉnh cầu hay đợi chờ Mỹ công nhận địa vị nền kinh tế thị trường của Trung Quốc chẳng ích gì, chúng ta chỉ có thể không ngừng dùng mọi cách để buộc họ phải thỏa hiệp trong vấn đề này”, nhà sáng lập Văn phòng luật sự Liu Song Shou, hãng luật này chủ yếu phụ trách các hồ sơ tranh chấp thương mại giữa Trung – Mỹ.

Ngoài ra, ông Susan G Esserman còn nhắc đến vấn đề tỷ giá đồng NDT. Ông nói: “Vấn đề này hết sức nhạy cảm tại Mỹ. Nhiều chuyên gia cho rằng, đồng NDT của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Về lâu dài, việc nâng giá đồng NDT sẽ phù hợp với lợi ích của Trung Quốc”. Phía Mỹ luôn cho rằng, đồng NDT bị đánh giá thấp là nguyên nhân gây ra nhập siêu thương mại lớn giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế lại nhận định, đồng NDT bị thả nổi không liên quan lớn đến cán cân thương mại hai nước, mà vấn đề chính là ở nội tại của nước Mỹ.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc tổ chức tháng 3 vừa rồi, ông Trần Đức Minh – Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc từng nói: “Trung Quốc hy vọng nhập khẩu ngày càng nhiều hàng hóa của Mỹ như sản phẩm công nghệ cao, nhưng thật đáng tiếc, việc xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ lại gặp rất nhiều khó khăn”.

Ông Susan G Esserman thì cho rằng, việc khống chế xuất khẩu chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ đến thương mại, chứ không phải là nhân tố chính gây ra nhập siêu thương mại.