Hyvalor là thuốc gì

Thuốc Hyvalor, Hyval là thuốc gì ? Dưới đây là nội dung tờ hướng dẫn sử dụng gốc của Thuốc Hyvalor, Hyval [Thông tin bao gồm liều dùng, cách dùng, chỉ định, chống chỉ định, thận trọng, dược lý…]

1. Tên hoạt chất và biệt dược:

Hoạt chất : Valsartan

Phân loại: Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II. Thuốc chống tăng huyết áp

Nhóm pháp lý: Thuốc kê đơn ETC – [Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine]

Mã ATC [Anatomical Therapeutic Chemical]: D06B B03, J05A B01, S01A D03.

Biệt dược gốc: Diovan

Biệt dược: Hyvalor, Hyval

Hãng sản xuất : Công ty TNHH United International Pharma

2. Dạng bào chế – Hàm lượng:

Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim: 80 mg, 160 mg.

Thuốc tham khảo:

HYVALOR 80
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Valsartan………………………….80 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

HYVAL
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Valsartan………………………….160 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

HYVALOR 160
Mỗi viên nén bao phim có chứa:
Valsartan………………………….160 mg
Tá dược………………………….vừa đủ [Xem mục 6.1]

3. Video by Pharmog:

[VIDEO DƯỢC LÝ]

————————————————

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: //www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: //www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : //www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng:

4.1. Chỉ định:

Tăng huyết áp. Dùng đơn trị liệu hay kết hợp với các thuốc khác.

Suy tim [độ II đến độ IV theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA].

Điều trị bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim đã ổn định có suy hay rối loạn chức năng thất trái.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống.

Liều dùng:

Tăng huyết áp

Liều khởi đầu và duy trì ở người lớn: uống 1 viên Hyvalor 80mg hoặc 160mg một lần mỗi ngày với đơn trị liệu ở bệnh nhân không bị tình trạng giảm thể tích tuần hoàn.

Tác dụng hạ áp đạt được rõ ràng sau 2 tuần và tác dụng tối đa đạt sau 4 tuần.

Nếu không đáp ứng có thể tăng liều lên đến tối đa 320mg mỗi ngày, hay kết hợp thêm thuốc lợi tiểu.

Suy tim

Liều khởi đầu khuyến cáo ở người lớn: 40mg mỗi 12 giờ.

Liều dùng cao nhất là 80mg đến 160mg hai lần mỗi ngày nếu bệnh nhân dung nạp được. Nên xem xét giảm liều nếu kết hợp lợi tiểu.

Sau nhồi máu cơ tim

Có thể bắt đầu sớm 12 giờ sau nhồi máu cơ tim.

Liều khởi đầu uống 20mg mỗi 12 giờ, có thể tăng liều đến 40mg uống 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày.

Liều duy trì: có thể chỉnh liều đến 160mg uống 12 giờ nếu bệnh nhân dung nạp.

Hoặc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

4.3. Chống chỉ định:

Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Phụ nữ mang thai: thuốc tác động lên hệ renin-angiotensin trong suốt 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ gây giảm chức năng thận của thai nhi, làm tăng tỉ lệ tử vong của thai nhi và trẻ sơ sinh. Ngưng sử thuốc ngay khi phát hiện có thai.

4.4 Thận trọng:

Hạ huyết áp: hạ áp quá mức hiếm khi xảy ra [0,1%] ở bệnh nhân đơn trị liệu với tăng huyết áp không biến chứng. Thường xảy ra ở bệnh nhân bị giảm thể tích và/hay giảm muối đang được điều trị cùng với lợi tiểu liều cao.

Suy giảm chức năng gan, xơ gan, tắc mật: phần lớn valsartan được thải trừ trong mật, bệnh nhân suy gan mức độ từ nhẹ đến trung bình, bao gồm những bệnh nhân rối loạn tắc nghẽn đường mật cho thấy sự thanh thải valsartan thấp hơn. Cần chú ý đối với các bệnh nhân này khi dùng thuốс.

Suy giảm chức năng thận-tăng huyết áp: chưa có nghiên cứu về việc sử dụng valsartan trong thời gian dài ở bệnh nhân hẹp động mạch thận một bên hoặc cả hai bên, nhưng ảnh hưởng tương tự như các chất ức chế ACE cần được tiên lượng trước.

Hậu quả của sự ức chế hệ renin-angiotensin-andosterone làm thay đổi chức năng thận có thể được đoán trước ở các bệnh nhân nhạy cảm. Trên bệnh nhân suy tim nặng, chức năng thận có thể phụ thuộc vào hệ renin-angiotensin-aldosterone, do đó có thể dẫn đến thiểu niệu và/hoặc tăng urê huyết tiến triển và [hiếm] với suy thận cấp và/hoặc tử vong.

Người lớn tuổi có thể tăng độ nhạy tác dụng của thuốc, đặc biệt ảnh hưởng đến thận. Cần thận trọng với bệnh nhân suy thận nặng có hệ số thanh thải creatinin < 10mL/phút.

Thuốc có thể gây chóng mặt, không vận hành máy móc hoặc lái xe khi dùng thuốc.

Trẻ em & thiếu niên < 18 tuổi: độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: D

US FDA pregnancy category: D

Thời kỳ mang thai:

Hiện chưa biết valsartan có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên valsartan được phân phối trong sữa của chuột cho con bú. Vì các nguy cơ có thể xảy ra tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ, khuyến cáo không dùng thuốc khi cho con bú.

Thời kỳ cho con bú:

Hiện chưa biết valsartan có được bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên valsartan được phân phối trong sữa của chuột cho con bú. Vì các nguy cơ có thể xảy ra tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ, khuyến cáo không dùng thuốc khi cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn [ADR]:

Ít gặp: đau bụng, đau khớp, đau họng, ho, tiêu chảy, chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu.

Hiếm gặp: phù mạch, hạ huyết áp, giảm bạch cầu trung tính.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Trong quá trình nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát ở người tăng huyết áp, các ADR tương đương giữa nhóm điều trị bằng valsartan và nhóm dùng placebo. Tần suất ADR không phụ thuộc vào liều, thời gian điều trị, tuổi, giới tính hoặc dân tộc

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Lợi tiểu: làm tăng tác dụng phụ hạ huyết áp.

Thuốc giữ kali, các chế phẩm chứa kali: làm tăng nồng độ kali máu.

Warfarin: có thể làm tăng xét nghiệm thời gian prothrombin.

Thuốc kháng viêm nhóm non-steroid: có thể suy giảm chức năng thận, có thể gây suy thận cấp.

Muối lithi: có thể làm giảm độ thanh thải lithi, phải kiểm soát nồng độ lithi trong huyết thanh.

4.9 Quá liều và xử trí:

Dữ liệu về quá liều ở người còn hạn chế. Biểu hiện về quá liều hay gặp nhất có lẽ là hạ huyết áp và nhịp tim nhanh, cũng có thể gặp nhịp tim chậm do kích thích thần kinh phó giao cảm [dây thần kinh phế vị]; chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu. Nếu triệu chứng quá liều xảy ra, phải điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ ngay.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc :

5.1. Dược lực học:

Angiotensin II được hình thành từ angiotensin I trong phản ứng xúc tác bởi angiotensin-converting enzyme [ACE, kininase II], là thành phần quan trọng trong sinh lý bệnh học của tăng huyết áp và của hệ renin-angiotensin, với các tác động co mạch, tổng hợp và giải phóng aldosterone, kích thích tim và tái hấp thu natri ở thận. Valsartan hoạt động một cách chọn lọc trên thụ thể AT1, thụ thể này kiểm soát hoạt động của angiotensin II. Valsartan thúc đẩy giãn mạch và làm giảm ảnh hưởng của aldosterone bằng cách ngăn sự gắn kết giữa angiotensin II với thụ thể AT1 các mô như cơ trơn mạch máu và tuyến thượng thận. Valsartan có ái lực với thụ thể AT1 nhiều hơn [khoảng 20.000 lần] so với thụ thể AT2. Nồng độ angiotensin II tăng lên trong huyết tương sau khi valsartan phong tỏa thụ thể AT1 có thể kích hoạt thụ thể AT2. Chất chuyển hóa của valsartan là một chất bất hoạt, có ái lực với thụ thể AT1 chỉ bằng 1/200 lần so với valsartan. ACE cũng đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình thoái biến bradykinin. Do valsartan không ức chế ACE, nên nó không ảnh hưởng đến sự đáp ứng của bradykinin. Cho dù sự khác biệt này trên lâm sàng chưa được biết đến nhiều nhưng valsartan không gắn kết hay phong tỏa thụ thể của các hormone khác và các kênh ion có vai trò quan trọng trong cơ chế điều hòa hệ tim mạch. Sự phong bế angiotensin II làm ức chế cơ chế phản hồi điều hòa âm của angiotensin lên sự bài tiết renin, tuy nhiên tăng hoạt tính renin trong huyết tương và nồng độ angiotensin II trong vòng tuần hoàn không vượt qua hiệu quả hạ áp của valsartan.

Cơ chế tác dụng:

Trong hệ renin-angiotensin-aldosteron, angiotensin I không có hoạt tính được chuyển thành angiotensin II có hoạt tính co mạch mạnh, gây tăng huyết áp, đồng thời, kích thích tuyến thượng thận bài tiết aldosteron. Ái lực gắn của angiotensin II trên thụ thể AT1 và AT2 tương tự nhau, trong khi đó, ái lực của valsartan đối với thụ thể AT1 mạnh gấp khoảng 20.000 lần so với ái lực của thụ thể AT2. Thụ thể AT1 tham gia vào hầu hết hoặc tất cả các hoạt động trên tim mạch, thận và TKTW. Valsartan ức chế chọn lọc angiotensin II gắn vào thụ thể AT1 ở nhiều mô khác nhau, trong đó có cơ trơn mạch máu và tuyến thượng thận, làm hạ huyết áp bằng cách đối kháng các tác dụng gây ra bởi angiotensin II [co mạch, tăng bài tiết aldosteron, tăng bài tiết catecholamin ở tuyến thượng thận và trước synap, giải phóng arginin vasopressin, tái hấp thu nước và gây phì đại cơ tim].

[XEM TẠI ĐÂY]

5.2. Dược động học:

Hấp thu: Sau khi uống, valsartan được hấp thu nhanh chóng. Nồng độ huyết tương valsartan đạt đỉnh sau 2 đến 4 giờ từ lúc uống. Sinh khả dụng tuyệt đối của valsartan ước tính khoảng 23%. Với dạng viên nén, thức ăn làm giảm AUC 40% và làm giảm Cmax khoảng 50%. Thời gian bán thải của thuốc là khoảng từ 5 đến 9 giờ, với người suy thận là 6,6 giờ. Valsartan không tích lũy đáng kể trong huyết tương với liều lập lại.

Phân bố: Thể tích phân phối trong giai đoạn ổn định sau liều tiêm tĩnh mạch ở mức nhỏ [17 L], cho thấy valsartan không được phân bố rộng rãi vào các mô. Valsartan có khả năng gắn kết protein huyết thanh cao [94% – 97%], chủ yếu là albumin huyết thanh.

Chuyển hóa: Enzyme chuyển hóa cho valsartan chưa được xác định, tuy nhiên có thể không do enzyme cytochrome P450. Valsartan bị chuyển hóa không đáng kể và được bài tiết chủ yếu qua đường mật ở dạng không đổi.

Thải trừ: Sự đào thải chủ yếu qua phân [83%] và nước tiểu [13%]. Bệnh nhân lọc thận không thải trừ được valsartan.

Các nghiên cứu điều trị đa liều trên bệnh nhân tăng huyết áp có suy thận ổn định và hẹp động mạch thận, valsartan không có ảnh hưởng lâm sàng đáng kể trên độ lọc cầu thận, độ thanh thải creatinin hoặc lưu lượng huyết tương tại thận.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

*Lưu ý:

Các thông tin về thuốc trên Pharmog.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ

Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Pharmog.com

6. Phần thông tin kèm theo của thuốc:

6.1. Danh mục tá dược:

Tá dược: Pregelatinized Starch, Microcrystalline Cellulose, Crospovidone, Croscarmellose Sodium, Colloidal Silicon Dioxide, Magnesium Stearate, Opadry Trắng.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

6.5 Tài liệu tham khảo:

Dược Thư Quốc Gia Việt Nam

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Video liên quan

Chủ Đề