Khó khăn tâm lý trong học tập trực tuyến

Đại dịch Covid-19 đang làm chao đảo không chỉ nước Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Chính việc dịch bệnh hoành hành ngày càng nghiêm trọng nên để đảm bảo cho an toàn của toàn cho học sinh, sinh viên, nhà nước đã triển khai phương án dạy học trực tuyến. Việc dạy học theo hình thức này còn rất mới lạ với tất cả mọi người vì là lần đầu tiên tiếp xúc. Vì thế, không thể tránh khỏi những khó khăn, bất cập cho cả giáo viên và học trò. Vậy, cách khó khăn khi học trực tuyến là gì? 

Do giảng dạy trực tuyến, việc học trực tuyến không thường xuyên ở đất nước chúng ta. Vì vậy, trước tình hình phức tạp của dịch COVID-19, các trường đã triển khai dạy học trực tuyến vừa để học sinh tiếp tục học, vừa đảm bảo kiến ​​thức, kĩ năng môn học cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, khi bắt tay vào kế hoạch này, đa số giáo viên đều lúng túng và không thể bắt kịp được các kĩ thuật thực hiện.

Nguyên nhân chủ yếu chính là là do khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của nhiều giáo viên còn rất hạn chế, việc sử dụng phần mềm học trực tuyến chưa nhuần nhuyễn dẫn đến việc triển khai chưa tốt. Hơn nữa, hầu hết giáo viên đã quen với giảng dạy trực tiếp trước mặt học sinh, giờ lại giảng dạy trên không gian mạng, nhiều giáo viên sẽ lúng túng hoặc không tự tin vào bài giảng.

Mặc dù các em rất tích cực trong việc ứng dụng công nghệ để cố gắng tiếp thu bài học từ giáo viên. Nhưng trên thực tế, môi trường và điều kiện vật chất ở nhà học sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động học tập của các em. Bởi không phải gia đình nào cũng trang bị internet, máy tính, điện thoại thông minh để học học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Hơn nữa, do đặc thù của hình thức học trực tuyến nên không trực tiếp quản lý trật tự học tập và ý thức học tập của các em nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả học tập. Trong quá trình dạy và học, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng.

Nếu tính tương tác được phát huy hiệu quả trong các bài giảng trên lớp, thì trong học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là giảng một chiều, học sinh tiếp nhận trực tuyến, thông qua các phương tiện truyền thông, tương tác cần thông qua hệ thống câu hỏi rồi thực hành chứ không phải trực tiếp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của khóa học.

Nhà trường và giáo viên cần phối hợp xây dựng kế hoạch trao đổi với cha mẹ học sinh, thống nhất cách làm, tăng cường sự hợp tác của cha mẹ học sinh khi học sinh học ở nhà. Giáo viên cần chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp theo đặc điểm vùng miền và điều kiện hiện có.

Có thể chọn hình thức dạy trực tuyến qua nhóm zoom, google meet, facebook, email và các hình thức khác … ở những nơi không có mạng, điều kiện kỹ thuật cần tìm giải pháp dạy và giao nhiệm vụ cho học sinh, chẳng hạn như chuẩn bị bài tập, in ra và thông báo để phụ huynh nhận bài cho con em.

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên tăng cường tương tác với học sinh thông qua các kênh, đồng thời nắm bắt ý thức học tập, chất lượng học tập và những khó khăn trong học tập của học sinh qua bài giảng trực tuyến. Thường xuyên nhắc nhở, gửi lịch báo giảng trực tuyến của các đài truyền hình trung ương và địa phương, để học sinh tham gia học tập, từ đó đánh giá hiệu quả học tập thông qua trao đổi câu hỏi, bài tập.

Luôn luôn nhắc nhở con em học tập nghiêm túc và làm bài tập đầy đủ như những ngày học trực tiếp bình thường. Cố gắng trang bị đầy đủ cơ sở vật chất để các em có thể học tập, tiếp thu kiến thức không để thua bạn bè. Quan tâm, theo sát hỗ trợ các em nếu gặp bất kỳ khó khăn trong học tập. Đặc biệt, đối với các em ở lứa tuổi cấp 1, cấp 2 rất dễ bị lôi cuốn bởi một vài trang web trên mạng nên phụ huynh phải hết sức sát sao.

Nhận thức đúng về việc học online và tầm quan trọng của việc học. Nghiêm túc học tập và làm bài tập để tích lũy kiến thức chuẩn bị cho việc học cao hơn trong tương lai. Không lợi dụng việc học trực tuyến để truy cập vào các web không chính thống gây ảnh hưởng đến tâm lý bản thân.

Kết luận

Việc học trực tuyến vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cho cả giáo viên và học sinh. Nhưng trên tất cả, mọi người cần phải đồng lòng, cùng nhau cố gắng để vượt qua thách thức này. Các giải pháp trên chỉ mang tính tham khảo hi vọng mọi người sẽ nỗ lực để vượt qua đại dịch một cách nhanh nhất.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh nhiều nơi trên cả nước phải học trực tuyến. Việc học trực tuyến kéo dài khiến chất lượng học tập của một bộ phận học sinh giảm sút, tâm lý bất ổn. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh vừa phải đảm bảo công việc, vừa phải hỗ trợ con trong thời gian học trực tuyến là một thách thức không nhỏ.

  • Hà Nội tiếp tục thực hiện việc dạy và học online

  • Thêm 3.300 học sinh khó khăn được hỗ trợ máy tính, thiết bị học online

Học lực giảm, tinh thần bất ổn

Anh T.H [Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội] than thở: “Con tôi học lớp 10 một trường công lậpở Hà Nội. Cháutrải qua kỳ thi tuyển sinh mùa hè theo hình thức trực tiếp nhưng nhậptrường, khai giảng, học tập theo hình thức online. Cháu đã trải qua kỳ kiểm tra giữa kỳ nhưng kết quả khiến tôi lo lắng".

Học trực tuyến kéo dài kéo theo nhiều hệ luỵ với học sinh và phụ huynh. Ảnh: TTXVN

Anh H. dẫn chứng về việc con thường xuyên dậy muộn, ít giao tiếp với bố mẹ và gần đây tỏ rõ sự chán nản khi bỏ tiết thường xuyên. “Khoảng thời gian Hà Nội giãn cách xã hội, bố mẹ phải làm việc online thìcó chút thời gian sát sao việc họccủa con. Nhưng gần đây, mọi công việc trở lại bình thường, bố mẹ đi làm, có hôm về buổi trưa mới thấy con chưa ngủ dậy. Khi hỏi con cho biết, con cảm thấy “học không vào”, nghe thấy nhiều tiếng vo ve bên tai”, anh H. nói.

Anh H. cho biết: “Việc thường xuyên nghe giáo viên nói online 4, 5 tiết mỗi ngày thực sự là thử thách ngay cả với người lớn. Nhận thấy con có những dấu hiệu tâm lý bất ổn, tôi đã đến tham vấn bác sĩ tâm lý và buộc phải phối hợp với giáo viên để tìm giải pháp phù hợp với con”.

Năm học này,việc học trực tuyến với học sinh lớp 1, lớp 2 là một thử thách lớn với nhiều gia đình. Chị Huyền Anh [Tân Mai, Hà Nội] khẳng định: “Phải có bố mẹ kiểm soát, học cùng thì mới mong con biết được chữ. Nếu bố mẹ rời đi là con không thể vào nền nếp với lớp. Khi trở lại công việc bình thường mới, việc sát sao con học càng khó khăn hơn. Có những ngày tôi phải chấp nhận xin cô cho con nghỉ học vì phải đi làm”.

Không chỉ phụ huynh, chính những học sinh cũng cảm thấy lo lắng. Em Phùng Minh H. [Lớp 11, trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết: “Ngày nào cũng học online từ sáng tới tối. Ban ngày học chính khoá, tối tiếp tục vào những khóa học trực tuyến để ôn tập. Em cảm thấy mình kiệt sức vì học online. Em cảm thấy chất lượng học của mình đi xuống, đến kỳ kiểm tra có kết quả thấp khiến em càng chán”.

Hỗ trợ tâm lý kịp thời

Cô N.T là một giáo viên tiểu học ở Hà Nội thẳng thắn thừa nhận việc dạy online không hiệu quả với bậc tiểu học. “Lớp 4, lớp 5 giáo viên và học sinh còn có thể phối hợp nhịp nhàng một chút. Nhưng với lớp 1, lớp 2, thậm chí lớp 3 việc chỉ tận tay với nhiều em là rất khó nữa là việc dạy online. Trong khi đó, nhiều em phải ở nhà một mình khi bố mẹ đi làm. Chúng tôi dạy online rất cần sự phối hợp của phụ huynh nhưng cũng hiểu rằng phụ huynh cũng đang đi làm”.

Cô giáo Hương Thảo, giáo viên Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành [TP Hà Nội] cho rằng, vấn đề khiến cô cùng các đồng nghiệp lo lắng hiện nay chính là sức khỏe tâm thần của học sinh. Việc học sinh ngồi bên máy tính, không có bạn bè bên cạnh để giao tiếp, vận động trong thời gian dài dễ khiến sức khỏe tâm thần của các em bị ảnh hưởng lớn. Do đó, trước khi học sinh quay lại trường học, cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, trải nghiệm thú vị tại trường để dần ổn định tâm lý cho các em.

Khủng hoảng tâm lý học đường vì COVID-19 là vấn đề được nhiều chuyên gia giáo dục đặt ra. Điều này cần có đội ngũ cán bộ, giáo viên có kiến thức sâu về tâm lý, tư vấn tâm lý học đường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ đoàn, đội tham gia hỗ trợ học sinh. Tuy nhiên không phải nơi nào cũng có cán bộ học đường chuyên trách vấn đề này.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Ngô Thị Minh, việc triển khai tư vấn tâm lý học đường hiện còn nhiều khó khăn trong bối cảnh ngành giáo dục chưa có đội ngũ chuyên trách. Đây là vấn đề khó mà ngành giáo dục đang phải tháo gỡ. Dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng đến các học sinh mà cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống của các thầy cô giáo. Trước mắt, chính các thầy cô cũng phải biết cách cân bằng công việc gia đình và công việc của trường lớp để có quỹ thời gian phù hợp, làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các học sinh.

Nhằm giảm thiểuphần nào thực trạng này, Bộ GD&ĐT vừa phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam [UNICEF] tổ chức tập huấn trực tuyến cho 1.000 cán bộ, giáo viên ở các trường phổ thông về tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch COVID-19. Các chuyên gia tâm lý Việt Nam và quốc tế đã chia sẻ với các thầy cô về kinh nghiệm và kiến thức của 4 chuyên đề quan trọng. Đó là nhận diện những vấn đề tâm lý học sinh phổ thông trong đại dịch COVID-19; hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong đại dịch COVID-19 và sau khi quay lại trường học; nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ và cuối cùng là hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng công việc và gia đình cho cán bộ, giáo viên.

Ở đợt tập huấn này,cán bộ tư vấn tâm lý, giáo viên được chuẩn bị những kỹ năng về tư vấn, hỗ trợ học sinh khi gặp những khó khăn tâm lý, kỹ năng giúp học sinh bảo đảm an toàn, phòng chống bạo lực, xâm hại và các kỹ thuật giúp cán bộ, giáo viên cân bằng giữa công việc và gia đình.

Theo các chuyên gia, việc đầu tiên mà nhiều trường cần làm chính là linh hoạt trong thời khoá biểu trực tuyến, phương pháp giảng dạy cũng phải thay đổi để phù hợp với thực tế hơn. Hiện nay, chỉ một số rất ít các trường tư thục mới có giáo viên tâm lý học đường chuyên trách.

Lê Vân/Báo Tin tức

Liên tục có ca F0, trường học vừa mở cửa đã phải học online

Cuối tháng 10, ở một số địa phương trên cả nước đã kiểm soát được dịch COVID-19 nên đã cho học sinh trở lại trường theo hướng dẫn liên ngành Y tế và Giáo dục. Tuy nhiên, một số trường học liên tục gặp các ca F0, buộc phải đóng cửa trở về trạng thái học online.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Học online,
  • học trực tuyến,
  • COVID-19,
  • đi học,
  • trở lại trường,
  • ảnh hưởng tâm lý,
  • khủng hoảng tâm lý,

Video liên quan

Chủ Đề