Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen là gì

Khoai là loại củ  trồng ở nơi mảnh đất mới thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “Ruộng lạ” là ruộng trồng đổi mùa vụ như vụ này trồng lúa thì vụ sau ta sẽ trồng khoai .

 Mạ thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “Ruộng quen” là  là ruộng không đổi vụ, quanh năm chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ. Nếu  gieo cây đúng mùa vụ, biết đặc tính của cây thì năng suất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa  bội thu .

Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star star

5

star star star star star

2 vote

| Tháng Một 1, 2018 8:32 sáng

Đề bài: Anh chị hãy giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ, mạ đất quen

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ luôn là những bài học đúng đắn, và quý giá mà ông cha ta đã để lại cho đời sau. Chúng là kết quả của sự quan sát và đúc kết kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thành những câu nói ngắn gọn, dễ nhớ và dễ hiểu. Đặc biệt là trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi – lĩnh vực chính trong cơ cấu nghề nghiệp của nhân dân Việt Nam. Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm.

Khoai và mạ những những loại cây trồng quen thuộc đối với mỗi người nông dân Việt Nam. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.

Giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ, mạ đất quen

Tính đúng đắn của câu tục ngữ thì chẳng khỏi bàn cãi, đó là kinh nghiệm của ông cha ta từ ngàn đời nay canh tác quan sát, đút kết lại. Giải thích bằng khoa học hiện đại ngày nay, ta cũng thấy được sự chính xác trong đó. Khoai là loại cây trồng lấy củ, vì vậy cần rất nhiều dinh dưỡng trong đất, đất đai phải tơi xốp, chưa nhiều mùn dưỡng. Chỉ cần sau một vụ khoai, đất đai ở đó sẽ trở nên thiếu dinh dưỡng đi rất nhiều, thậm chí là bạc màu, cằn cỗi nếu cứ vụ này qua vụ khác chỉ trồng khoai. Chính vì vậy, muốn trồng khoai có năng suất cao, khoai nhiều củ, thơm ngọt thì phải trồng trên đất “ lạ “, đất cũng phải chăm bón, kĩ càng. Còn mạ chỉ là những cây lúa khi nhỏ, không cần quá nhiều dinh dưỡng, rễ cây bé, không đào sâu vào trong đất nên không phá hoại nhiều cấu trúc của đất bên dưới. Hơn nữa, khi canh tác mạ trên một mảnh đất nhiều lần, dinh dưỡng từ phân bón, lân đạm từ vụ này sẽ tích lũy qua vụ khác, khiến vụ sau có chất lượng tốt hơn, cây mạ cũng xanh tốt hơn nhiều.

Qua đây, ta có thể thấy được sự hiểu biết của ông cha ta ngày xưa là rất lớn. Bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống nói chung và trong ngành trồng trọt nói riêng cũng đều có những kinh nghiệm, mẹo vặt để đạt được kết quả tốt nhất. Đời sau nên để ý và biết đến nhiều câu tục ngữ như này để áp dụng vào cuộc sống, như vậy mọi việc sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp, nhanh gọn và có năng suất cao hơn.

Chủ Đề