Không có kinh nguyệt có rụng trứng không

Đối với chị em phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng để lại rất nhiều phiền toái, bất an. Nỗi lo lắng dường như đều xoay quanh câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không?”. Vậy thì hãy cùng Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tìm hiểu rõ hơn vấn đề này nhé!

1. Bạn hiểu thế nào là rối loạn kinh nguyệt?

Trước khi làm rõ vấn đề “rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không?”, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một chút về tình trạng rối loạn này.

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do sự giảm đột ngột của 2 hormone nội tiết estrogen và progesteron.

Kinh nguyệt có tính chất chu kỳ, lặp lại hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ này đến ngày đầu có kinh của chu kỳ kế tiếp.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới

Một chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài 28 - 30 ngày, không ngoại lệ trường hợp chu kỳ ngắn hơn (dưới 25 ngày) hoặc kéo dài lâu hơn. Thời gian “rụng dâu” có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày thậm chí lâu hơn tùy vào từng đối tượng. Bình thường lượng máu kinh bị mất ở mỗi chu kỳ kinh là từ 50 - 80ml.

Như vậy, rối loạn kinh nguyệt được hiểu là những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Có thể là chu kỳ kinh quá dài, quá ngắn hay có sự thay đổi về thời gian hành kinh, số lượng máu tiết ra không ổn định so với những tháng trước đó.

2. Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới có những biểu hiện nào

Để biết rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không, chị em không được chủ quan về những biểu hiện dưới đây. Phát hiện ra những biểu hiện bất thường này, chúng ta mới có thể tìm ra nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả.

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng cách từ ngày đầu “rụng dâu” của tháng này đến ngày đầu hành kinh của tháng sau. Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt sẽ rơi vào khoảng 28 - 32 ngày.

Không ít trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới 35 ngày (kinh thưa) hoặc chu kỳ ngắn dưới 22 ngày (kinh mau). Thậm chí không hiếm nữ giới hoàn toàn không có kinh trên 6 tháng (vô kinh). Tất cả đều là những biểu hiện cho thấy một chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không ổn định.

Máu kinh gặp bất thường: Những bất thường về máu kinh cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể là số lượng máu quá nhiều/quá ít, ngày hành kinh quá dài/ngắn.

Rối loạn kinh nguyệt là nỗi phiền toái đối với chị em phụ nữ

Cường kinh: Cường kinh xảy ra khi lượng máu tiết ra nhiều bất thượng, ồ ạt. Thêm vào đó, nó còn kéo dài trong nhiều ngày. Hiện tượng này thường xảy ra ở chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì và đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Thiểu kinh: Đối lập với cường kinh, thiểu kinh là hiện tượng máu kinh ra quá ít, thời gian hành kinh dưới 2 ngày.

Rong kinh: Nữ giới có thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày thì gọi là rong kinh. Trong nhiều trường hợp còn kèm theo tình trạng mất máu quá nhiều gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tâm sinh lý.

Thay đổi màu kinh: Kinh nguyệt bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh đặc biệt luôn ở dạng lỏng, không đông. Máu kinh ở dạng bất thường sẽ có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt kèm theo nhiều cục máu đông trong đó.

3. Rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không?

Rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không? Như đã nói, tình trạng này để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Đặc biệt, nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Đó là lý do vì sao, rối loạn kinh nguyệt trở thành mối lo ngại hàng đầu với những ai đang lên kế hoạch có em bé trong thời gian sắp tới!

Vậy rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không? Theo ý kiến của nhiều bác sĩ sản khoa, tình trạng này ít nhiều cũng để lại ảnh hưởng. Thế nhưng, tùy tình trạng và nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt mà mức độ ảnh hưởng cũng sẽ có sự chênh lệch.

Hơn nữa, rối loạn kinh nguyệt còn để lại nhiều khó khăn hơn đối với chị em trong việc tính ngày rụng trứng. Từ đó khó có thể xác định được thời điểm quan hệ, khả năng thụ thai cũng sẽ khó hơn nhiều so với nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

4. Biện pháp khắc phục

Mỗi nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt lại có những biện pháp khắc phục riêng. Do đó, chị em phụ nữ tuyệt đối không được chủ quan cũng như không tự ý chữa trị bằng các phương pháp dân gian, truyền miệng. Dưới đây, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC xin chia sẻ một vài biện pháp khắc phục rối loạn kinh nguyệt để chị em tham khảo.

Cân bằng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc

Một chế độ ăn uống không cung cấp đủ dưỡng chất, ngủ nghỉ đúng giờ, làm việc quá sức, thường xuyên phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Do đó, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này chính là hãy thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý.

Cải thiện tâm lý

Những căng thẳng, mệt mỏi, áp lực từ công việc, cuộc sống là nguyên nhân khiến cho tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormone căng thẳng mang tên cortisol. Do đó, hãy cố gắng làm việc, học tập trong môi trường sạch sẽ luôn mang đến nguồn năng lượng tích cực cho bạn.

Giữ tâm lý thoải mái để đẩy lùi rối loạn kinh nguyệt

Để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập vất vả, chúng ta có thể dành chút thời gian cuối ngày để làm những điều mình thích. Có thể đọc sách, dạo một vòng thành phố nhấm nháp chút đồ ăn vặt, một tách cà phê bên cạnh những người thân yêu.

Cải thiện rối loạn kinh nguyệt bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thường xuyên, vừa sức, làm việc đi đôi với ngủ nghỉ đúng giờ sẽ giúp chị em đẩy lùi hiện tượng kinh nguyệt không đều một cách hiệu quả.

Tránh xa thuốc tránh thai

Lời khuyên cần thiết nhất dành cho chị em chính là hãy ngừng lạm dụng thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai có thể là một biện pháp ngăn chặn quá trình thụ thai một cách hiệu quả nhưng lại không đủ an toàn. Bởi lẽ, chúng để lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản.

Tránh xa thuốc tránh thai để bảo vệ sức khỏe sinh lý chính mình

Thay vì sử dụng thuốc, chị em hoàn toàn có thể sử dụng nhiều biện pháp tránh thai khác an toàn hơn. Cách tốt nhất là hãy lắng nghe chia sẻ của bác sĩ để có cho mình những lời khuyên đúng đắn nhất.

Nói không với chất kích thích

Thuốc lá, rượu bia cùng nhiều chất kích thích khác chắc chắn sẽ để lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh lý ở phụ nữ nói riêng.

Vì vậy, hãy xây dựng cho mình lối sống khoa học, lành mạnh, tránh xa tất cả những chất kích thích ấy để bảo vệ sức khỏe của mình, của những người xung quanh. Đừng để tất cả những thú vui ấy ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của bạn sau này.

Không quên thăm khám định kỳ

Để có câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không?” chị em hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Hơn hết, đừng quên thăm khám định kỳ để phát hiện và chữa trị những bệnh phụ khoa - một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ

Tóm lại, rối loạn kinh nguyệt không hoàn toàn cướp đi thiên chức làm mẹ của bạn. Thế nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, đây rất có thể là nỗi phiền toái lớn đối với sức khỏe sinh sản nữ giới. Vậy là thắc mắc “rối loạn kinh nguyệt có thể có thai được không?” đã có lời giải đáp rồi nhé!

Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể nữ giới bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt và rụng trứng. Tuy nhiên trên thực tế còn rất nhiều bạn chưa có kiến thức hiểu biết về vấn đề này. Câu hỏi trứng rụng bao lâu thì có kinh trở lại được rất nhiều bạn trẻ thắc mắc, băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.

1. Đôi nét về chu kỳ kinh nguyệt

Thời gian cho một chu kỳ kinh nguyệt trung bình từ 3 - 5 ngày và cũng có thể kéo dài một tuần. Thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt thường là 28 ngày tính từ ngày bắt đầu của chu kì này đến ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Việc tính toán được trứng rụng bao lâu thì có kinh sẽ giúp cho chị em tính được thời gian dễ đậu thai trong tháng và có kế hoạch phù hợp.

Thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài khoảng 28 ngày

Chu kỳ kinh nguyệt ở người bình thường sẽ trải qua 2 giai đoạn:

1.1. Giai đoạn tăng sinh

Những ngày cuối của chu kì trước thì nồng độ hormone ở buồng trứng bị giảm bất ngờ (hormone estrogen và progesteron) dẫn đến kích thích tuyến yên tiết nhiều FSH và LH với sự điều khiển của GnRH. Từ đó, làm cho các nang nguyên thủy của buồng trứng phát triển. Chỉ sau vài ngày thì nang trứng sẽ to hơn và tiết nhiều estrogen hơn.

Tử cung: Sau chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc của tử cung trở nên mỏng hơn. Dưới sự kích thích của estrogen sẽ làm tế bào biểu mô tăng sinh nhanh, lớp niêm mạc dày hơn và mạch máu phát triển. Ở tử cung, các tuyến sẽ tiết 1 lớp dịch nhầy giúp tinh trùng bơi vào tử cung.

Hiện tượng phóng noãn: sau thời gian từ 7 đến 8 ngày phát triển, chỉ có 1 nang phát triển khỏe mạnh, nhanh chóng và số còn lại sẽ thoái triển dần. Ở nang trứng phát triển, kích cỡ sẽ tăng lên nhanh và lượng estrogen sẽ tiết nhanh hơn. Do lượng estrogen tăng lên gây nên tác dụng điều hòa ngược và dương tính với 1 số hooc-môn ở tuyến yên. Cụ thể là FSH và LH.

Hiện tượng này khiến tuyến yên bài tiết nhiều hơn 2 hooc-môn này. Do sự kích thích của FSH và LH khiến nang trứng phát triển mạnh và đạt 1 kích cỡ nhất định được gọi là nang trứng chín.

Trước khi diễn ra hiện tượng phóng noãn, hormone LH sẽ tăng cao tột đỉnh và liên kết với tác động của hormon estrogen, progesteron, FSH. Điều này sẽ khiến trứng trở nên căng hơn, thành nang trứng mỏng dần khiến chúng bị vỡ dẫn đến hiện tượng phóng noãn. Trước kỳ kinh nguyệt khoảng 13 - 14 ngày sẽ diễn ra hiện tượng phóng noãn.

1.2. Giai đoạn bài tiết

Bài tiết hormone: sau hiện tượng phóng noãn thì tuyến yên vẫn duy trì hoạt động bài tiết FSH và LH dẫn đến những tế bào còn sót tại vỏ nang biến thành hoàng thể. Một lượng lớn progesterone và estrogen sẽ được sản sinh ra nhờ hoàng thể.

Thay đổi ở tử cung: thông qua tác động chính của estrogen khiến niêm mạc tử cung tăng sinh và dày hơn, những mạch máu cũng có sự phát triển. Điều này đã tạo ra cơ hội cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Kinh nguyệt: nếu không diễn ra thụ thai thì trong 2 ngày cuối của chu kỳ kinh, hoàng thể đột ngột bị thoái hóa dẫn đến tình trạng giảm nồng độ xuống mức thấp của estrogen và progesteron. Từ đó, tình trạng thiếu máu, hoại tử diễn ra do niêm mạc tử cung bị thoái hóa và động mạch bị co thắt. Cuối cùng, mạch máu bị ảnh hưởng và chảy máu rồi lan rộng ra sau khoảng thời gian 24 - 36 giờ. Lớp niêm mạc hoại tử bị bong ra chính là kinh nguyệt.

Nếu trứng không được thụ tinh sẽ xuất hiện kinh nguyệt

2. Nhận biết dấu hiệu trứng rụng

Có rất nhiều phụ nữ không nhận biết được những thay đổi trong cơ thể vào thời điểm trứng rụng. Việc quan hệ rất cần có kế hoạch rõ ràng trong thời điểm trứng rụng để dễ đậu thai nếu các bạn có dự định sinh con. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết trứng rụng trong cơ thể bạn:

  • Chất lỏng có sự thay đổi tại cổ tử cung: nếu bạn cảm nhận dịch tiết của cổ tử cung hay chất lỏng là báo hiệu cho bạn đang rụng trứng hoặc trứng sẽ rụng ở những ngày tới. Dịch của cổ tử cung tiết ra rõ ràng, ẩm ướt, có thể co giãn. Chất lỏng này khá giống với lòng trắng trứng.

Chất nhầy thay đổi ở cổ tử cung báo hiệu thời điểm trứng rụng

  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: nhiệt độ của cơ thể có thể tăng nhẹ trong thời điểm rụng trứng. Thế nhưng có những người không có sự thay đổi nhiệt độ cơ thể từ 2 - 3 ngày sau khoảng thời gian dễ đậu thai.

  • Phần bụng dưới có cảm giác đau, co khó chịu.

  • Nhu cầu quan hệ tăng lên.

  • Cảm giác bị chuột rút và đầy hơi.

  • Âm hộ hoặc âm đạo có dấu hiệu sưng.

Ngoài ra, các bạn có thể kiểm tra trứng rụng bằng các cách sau đây:

  • Dùng que thử trứng rụng nhờ vào hormone LH đạt mức cao nhất trước khi trứng rụng 2 ngày.

  • Siêu âm soi trứng giúp quan sát sự phát triển của nang trứng.

3. Trứng rụng bao lâu thì có kinh nguyệt xuất hiện ?

Thông thường một tháng trứng sẽ rụng 1 lần thế nên các bạn cần quan sát các dấu hiệu trứng rụng để biết được trứng rụng bao lâu thì có kinh. Tính bằng thời gian trứng rụng và tuổi thọ tinh trùng trong cơ thể của nữ giới người ta tính được khoảng thời gian từ trước rụng trứng 6 ngày và sau rụng trứng 10 ngày được gọi là cửa sổ thụ thai.

Trứng rụng bao lâu thì có kinh trở lại là thắc mắc của nhiều bạn

Đối với phụ nữ trưởng thành chu kỳ diễn ra trung bình khoảng 21 - 35 ngày. Đối với thiếu nữ sẽ có sự dao động do chưa có sự hoàn thiện phát triển cơ thể sẽ có khoảng thời gian từ 21 - 45 ngày. Ở những người có kỳ kinh đều đặn thì thời gian rụng trứng sẽ ước chừng 11 - 21 ngày của mỗi chu kì. Sau khi trứng rụng khoảng 2 tuần các bạn sẽ có kinh nguyệt.

Thế nhưng, việc rụng trứng sẽ rơi vào những thời điểm khác nhau của chu kì và rơi vào ngày khác nhau mỗi tháng. chu kỳ kinh nguyệt có người đều nhưng cũng có người không đều thê nên các bạn cần theo dõi chu kỳ kinh của cá nhân để biết được thời điểm trứng rụng và dự đoán được ngày có kinh.

Các cặp vợ chồng muốn có con nên để ý khoảng thời gian này. Cụ thể nên quan hệ trong khoảng 5 ngày trước khi trứng rụng cho đến 2 ngày sau khi đã rụng trứng. Giao hợp càng gần ngày rụng trứng sẽ có xác suất mang thai cao nhất.

Xác suất thụ thai sẽ cao nếu giao hợp gần với ngày rụng trứng

Hy vọng rằng với những kiến thức bổ ích hôm nay sẽ giúp nhiều chị em biết được trứng rụng bao lâu thì có kinh. Chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc rất quan trọng đối với nữ giới không được bỏ qua.