Lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 3 2022

Lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng Vietcombank

Vietcombank - Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam. Vietcombank có mạng lưới bao phủ các tỉnh thành trong cả nước với hơn 500 chi nhánh/phòng giao dịch, và hàng nghìn máy ATM trên khắp cả nước.

Vietcombank xứng đáng là một trong những thương hiệu ngân hàng uy tín hàng đầu, được nhiều khách hàng lựa chọn để gửi tiết kiệm các khoản tài chính của bản thân và gia đình.

Lãi suất gửi tiết kiệm của Vietcombank tháng 5/2022

Sản phẩm gửi tiết kiệm của ngân hàng Vietcombank có 2 loại là tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn cho 2 loại đối tượng khác nhau là cá nhân và tổ chức. Dưới đây là bảng chi tiết tiền gửi tiết kiệm VCB cho từng đối tượng khác nhau.

Lãi suất tiết kiệm Vietcombank trực tuyến

Xem thêm

Xem thêm

Ghi chú:

  • Lãi suất trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi theo từng thời điểm.
  • Lãi được tính trên số ngày thực tế và cơ sở tính lãi là 365 ngày.
  • Lãi suất các loại ngoại tệ khác hoặc các kỳ hạn không niêm yết cần liên hệ trực tiếp với điểm giao dịch gần nhất để biết chi tiết.

Xem thêm

Lợi ích khi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Vietcombank

Vietcombank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam, ngoài danh tiếng và bề dày kinh nghiệm, việc gửi tiết kiệm tại VietcomBank còn mang đến cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Lãi suất tiền gửi cao, ổn định; đáp ứng nhu cầu cá nhân và doanh nghiệp
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn nhiệt tình
  • Hình thức gửi tiết kiệm đa dạng: tiết kiệm thường, tiết kiệm tự động, tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm trực tuyến, tiết kiệm rút gốc từng phần, tích lũy và đầu tư, tích lũy cho con, tích lũy kiểu hối...
  • Khách hàng có thể được thỏa thuận với ngân hàng về chính sách nhận lãi.
  • Được hưởng những dịch vụ hiện đại và tiện ích mà ngân hàng mang lại.

Điều kiện, thủ tục gửi tiết kiệm tại VietcomBank

Để có thể gửi tiết kiệm tại VietcomBank, khách hàng cần có những điều kiện sau:

  • Số tiền gửi tiết kiệm tối thiểu 1.000.000 VNĐ [một triệu đồng]
  • Đơn đăng ký gửi tiết kiệm [do ngân hàng cung cấp]
  • Số tiền cần gửi tiết kiệm
  • Số CMTND, thẻ căn cước

Khách hàng cá nhân dưới 18 tuổi cần xuất trình thêm giấy tờ để chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như giấy tờ về thừa kế, cho, tặng, hoặc các giấy tờ khác chứng minh số tiền gửi vào ngân hàng là tài sản của chính khách hàng [có xác nhận của chính quyền địa phương]. Hoặc bạn cũng có thể cùng người giám hộ [Bố, Mẹ, Anh, Chị] ra Ngân hàng [mang theo CMND] để làm thủ tục mở sổ tiết kiệm.

Cập nhật: 15/10/2021

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh dấu ấn tăng trưởng của ngân hàng này.

Xin ông cho biết, vốn tín dụng hiện đang đổ nhiều nhất vào những lĩnh vực nào? Ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Tín dụng tăng tập trung chủ yếu ở tín dụng cá nhân vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, vay thương mại tiêu dụng và tăng mạnh ở một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo [xấp xỉ 17.500 tỷ đồng], bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác [xấp xỉ 3.400 tỷ đồng], nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [xấp xỉ 1.300 tỷ đồng]

Để đạt được mức tăng trưởng trên, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như chương trình lãi suất kinh doanh tài lộc, chương trình an tâm lãi suất, áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp [DN] vừa và nhỏ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hay các chương trình cạnh tranh, thỏa thuận, đặc biệt áp dụng cho các DN có quy mô giao dịch lớn.

Mặt khác, từ cuối tháng 2/2022, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay thúc đẩy sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp áp dụng cho khách hàng DN với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng, dư nợ tại 31/3/2022 đạt trên 23.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng bán lẻ, từ cuối tháng 3/2022, Vietcombank cũng đã triển khai hàng loạt chương trình lãi suất ưu đãi cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhằm giải quyết vướng mắc cho khách hàng đối với việc luân chuyển hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, Vietcombank đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tử [email]. Bên cạnh đó, Vietcombank luôn đề cao việc tinh giản hồ sơ và thủ tục vay vốn, không ngừng rút ngắn quy trình và thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhiều DN khá lo lắng về việc lãi suất cho vay có thể tăng cao hơn khi thấy lãi suất huy động đang rục rịch tăng. Ông nhận định như thế nào về mặt bằng lãi suất và Vietcombank có giải pháp gì để ổn định lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến như biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch và bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản của đồng USD lên 0,25%-0,5% [tăng 0,25% so với trước đó] và dự kiến sẽ có nhiều lần nâng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm.

Theo đó, lãi suất huy động trong nước cũng đã tạo đáy và có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất cho DN trong năm 2022-2023 góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

VCB đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể, VCB đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn, mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng. VCB cũng luôn tích cực đi đầu, tiên phong triển khai các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2022. Với các biện pháp đã và đang triển khai, VCB tin tưởng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022, hỗ trợ tối đa các DN và cá nhân vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch.

Hiện tại, thị trường rất trông chờ gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%. Theo ông, cơ chế cấp bù nên theo hướng như thế nào để bảo đảm an toàn vốn vay cho cả ngân hàng và DN?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN trong thời điểm hiện tại là linh hoạt và kịp thời, tuy nhiên cấp bù phải đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất để ngân hàng áp dụng cho đúng.

Mục đích gói hỗ trợ là để giúp DN phục hồi, nên cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi. Gói tín dụng cần thực hiện nhanh, nhưng không vì thế mà cho DN "yếu" vay, nếu không nợ xấu sẽ tăng nhanh.

Để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng và hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN. DN đề nghị hỗ trợ cần có phương án, kế hoạch kinh doanh cụ thể, để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như dòng tiền trả nợ vay.

Sau khi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để bảo đảm việc cấp bù lãi suất đúng và trúng đến các DN tiềm năng nhưng gặp khó khăn và có nhu cầu hỗ trợ chi phí vay vốn để khôi phục hoạt động kinh doanh.

Trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay, cần dừng việc hỗ trợ lãi suất để có phương án xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, cũng cần có sự rà soát của các bộ/ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc triển khai từ các ngân hàng thương mại đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Với bất động sản, chứng khoán, Vietcombank có giải pháp gì để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực rủi ro này?  

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Vietcombank luôn quán triệt các chỉ đạo của NHNN liên quan đến các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán tới các đơn vị trong toàn hệ thống thông qua hệ thống văn bản chính sách, định hướng trong công tác tín dụng theo khách hàng, ngành hàng định kỳ cũng như đột xuất. Trong công tác quản trị nội bộ, Vietcombank thực hiện một số giải pháp để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực này. Thứ nhất, xây dựng các quy định về hạn mức/tỉ lệ tối đa về dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay với lĩnh vực BĐS và chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro tập trung đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát các hạn mức/tỉ lệ này.

Hai là, theo dõi, giám sát và quản lý danh mục tín dụng định kỳ hằng tháng, quý, trong đó bao gồm công tác rà soát, cảnh báo rủi ro và dự báo nợ xấu định kỳ nhằm nhận diện rủi ro sớm, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Ba là, xây dựng và ban hành định hướng tín dụng, chính sách ngành đối với ngành/lĩnh vực bất động sản định kỳ cũng như đột xuất. Bốn là, xây dựng và ban hành hướng dẫn về cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở tuân thủ quy định của NHNN và khẩu vị rủi ro của VCB.

Năm là, xây dựng các sản phẩm chuẩn về cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chứng khoán, để thống nhất tiêu chí lựa chọn khách hàng, điều kiện cấp tín dụng và tăng cường theo dõi, giám sát tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này. 

Sáu là, định kỳ theo dõi, báo cáo NHNN theo quy định về số dư cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển. NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN. Theo đó, quy định TCTD mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%; TCTD chỉ được mua TPDN khi phương án phát hành, sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để bảo đảm thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

Anh Minh


Video liên quan

Chủ Đề