Lập công thức hóa học của hợp chất giữa nhôm hóa trị 3 với oxi hóa trị 2

Viết công thức hóa học chung của oxit

Những chất nào thuộc loại oxit axit? Những chất nào thuộc loại oxit bazo?

Nguyên liệu, nhiên liệu để sản xuất canxi oxit là gì?

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra trong quá trình sản xuất

Lưu huỳnh đioxit nặng hay nhẹ hơn không khí? Tại sao?

SO2 được điều chế trong phòng thí nghiệm từ các hóa chất nào?

Viết PTHH của phản ứng giữa dung dịch H2SO4 và muối Na2SO3

Người ta thu khí SO2 như thế nào?

Trong công nghiệp, SO2 được điều chế như nào

Lập công thức hóa học của nhôm oxit

Chuyên đề: Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị

1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax   

  • Với kim loại và một số phi kim ở trạng thái rắn thì x = 1. Ví dụ: Cu, Ag, Fe, Ca…
  • Với các phi kim ở trạng thái khí thường thì x = 2. Vi dụ: O2; Cl2; H2; N2

2. Công thức hóa học của hợp chất: AxByCzDt 

3. Ý nghĩa của CTHH: CTHH cho biết:

  • Nguyên tố nào tạo ra chất.
  • Số nguyên  tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất.
  • Phân tử khối của chất.

“ Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và  hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số   hóa trị của nguyên tố kia”

a    b

AxBy    => a.x = b.y.

5. Lập CTHH của hợp chất khi biết hóa trị: 

Các bước thực hiện:
  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Áp dụng qui tắc hóa trị: x.a = y.b
  • Rút ra tỉ lệ: xy = ba = ba [tối giản]
  • Viết CTHH.


Lập CTHH cho các hợp chất:

a.   Al và  O

b.   Ca và  [OH]

c.   NH4 và  NO3.

Giải:

     III  II

a.   CT dạng chung: AlxOy.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị, ta có: x.III = y.II

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = IIIII => x = 2; y = 3

-     Suy ra CTHH: Al2O3

                                    II     I

      b. CT dạng chung: Cax[OH]y

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.II = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = III  => x = 1; y = 2

-     Suy ra CTHH: Ca[OH]2 [Chỉ số bằng 1 thì  không ghi trên CTHH]

c.   CT dạng chung: [NH4]x[NO3]y.

-     Áp dụng qui tắc về hóa trị: x.I = y.I

-     Rút ra tỉ lệ:  xy = II => x = 1; y = 1

-     Suy ra CTHH: NH4NO3

Bài 1: Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu[II]  và  Cl                        b. Al và  [NO3]                     c. Ca và  [PO4]

d. [ NH4] và  [SO4]                  e. Mg và  O                            g. Fe[III] và  [SO4].



Bài 2: Lập CTHH giữa sắt có  hóa trị tương ứng trong công thức FeCl2 với nhóm [OH].


Bài 3: Lập CTHH cho các hợp chất:

1. Al và  [PO4]                          2. Na và  [SO4]                    3. Fe [II] và  Cl
4. K và  [SO3]                          5. Na và  Cl                          6. Zn và  Br

7. Na và  [PO4]                                    8. Ba và  [HCO3]                          9. Mg và  [CO3]
10. K và  [H2PO4]                     11. Hg và  [NO3]                   12.Na và  [HSO4]


Cách làm khác:

  • Viết CT dạng chung: AxBy.
  • Tìm bội số chung nhỏ nhất của 2 hóa trị [a,b] = c
  • Suy ra:  x = c: a ; y = c:b
  • Viết CTHH.

Ví dụ:  Lập CTHH cho hợp chất: Al và  O

Giải:   

       III   II  

-     CT dạng chung: AlxOy.

-     BSCNN [3,2] = 6

-     x =  6: 3 = 2; y = 6 : 2 =3

-     Vậy CTHH: Al2O3

Ghi chú: Có thể lập nhanh một CTHH


- Khi a = 1 hoặc b = 1 hoặc a = b = 1 => x = b ; y = a.

- Khi a, b không phải là bội số của nhau [a không chia hết cho b và  ngược lại] thì x = b; y = a.


Chẳng hạn: Trong ví  dụ trên: 2 và 3 không phải là bội số của nhau => x = 2; y = 3 => CTHH: Al2O3

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề