Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 96 Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Cánh diều. Bài 16: Virus và vi khuẩn – Chủ đề 8 Đa dạng thế giới sống

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

 Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với sinh vật và người

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

Vai trò của vi khuẩn:

  • Đối với cây xanh:

– Phân huỷ xác động vật, lá cây rụng thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây

       

– Một số ít vi khuẩn có khả năng cố định đạm, cung cấp cho cây – Vi khuẩn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí

  • Đối với thiên nhiên:

– Vi khuẩn tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên ( phân huỷ các chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng )

Quảng cáo

         

– Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa,…

  • Đối với con người:

– Trong đời sống: Vi khuẩn lên men dc ứng dụng trong muối dưa, muối cà, làm sửa chua…

– Trong công nghệ sinh học: Nhiều vi khuẩn dc ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp protein, vitamin B12, xử lí nước thải…

Tác hại của vi khuẩn:

  • Tác hại của vi khuẩn với người: viêm da ở người, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, bệnh lỵ, ngộ độc thực phẩm,…
  • Tác hại của vi khuẩn với sinh vật: bệnh lạc lá lúa. héo cây,…

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật
Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại đối với sinh vật và người

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

– Những vi khuẩn có ích:

  • Sữa chua sống: Lactobacillus được biết đến là vi khuẩn giúp tiêu diệt nhiều loại hại khuẩn trong đường ruột. Khi bạn sử dụng sữa chua sống, lợi khuẩn này sẽ tích cực phát triển. Hầu hết các nhà sản xuất đã sử dụng loại vi khuẩn này để sản xuất sữa chua sống.
  • Tempeh, đậu lên men miso hoặc nước tương lên men Người Nhật thường ăn chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng có chứa vi khuẩn sống có lợi.
  • Bắp cải muối: Sử dụng bắp cải muối với lượng vừa phải và được muối một cách hợp vệ sinh tăng cường nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
  • Kombucha: Đây là một loại trà lên men có xuất xứ ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, hỗ trợ người bị tiểu đường, giải độc…
  • Microflora là một nhóm các loại vi khuẩn, nấm thường sống trên da con người. Chúng có chức năng ngăn chặn tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá mức và giúp chữa lành vết thương
  • Lactobacillus reuteri được phát hiện có trong sữa mẹ và có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Vi khuẩn này cũng có khả năng giúp chống viêm và giảm đau cho cơ thể.

– Những vi khuẩn có hại:

  • Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong.
  • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh.
  • Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn
  • Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy
  • Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả
  • Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ

Vi sinh vật phân bố khắp mọi nơi trong tự nhiên và trên cả cơ thể người và các loài động vật. Vi sinh vật bao gồm vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Trong đó, chỉ có một số ít loài vi sinh vật gây bệnh cho con người.

Vi sinh vật là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi. Vi sinh vật bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật.

Đặc điểm của vi sinh vật là:

  • Kích thước rất nhỏ bé, thường được đo bằng micromet;
  • Hấp thu nhiều và chuyển hóa nhanh;
  • Sinh trưởng nhanh và phát triển mạnh so với các sinh vật khác;
  • Năng lực thích ứng mạnh, dễ phát sinh biến dị;
  • Chủng loại nhiều: Số lượng và chủng loại vi sinh vật thay đổi theo thời gian. Có khoảng trên 100.000 loài vi sinh vật, bao gồm 69.000 loài nấm, 30.000 loài động vật nguyên sinh, 1.200 loài vi tảo, 2.500 loài vi khuẩn lam, 1.500 loài vi khuẩn, 1.200 loài virus và Rickettsia. Đặc biệt, do tính chất dễ phát sinh đột biến nên số lượng loài vi sinh vật được tìm thấy ngày càng tăng. Ví dụ như nấm: Trung bình mỗi năm bổ sung thêm khoảng 1.500 loài mới;
  • Phân bố rộng: Vi sinh vật phân bố ở khắp mọi nơi trên trái đất, ngay cả ở những điều kiện khắc nghiệt nhất như miệng núi lửa, Nam cực, đáy đại dương,...

Có thể phân loại các nhóm vi sinh vật dựa trên lợi ích của chúng như sau:

  • Vi sinh vật có lợi: Vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đường ruột hoặc vi sinh vật có lợi cho cây trồng;
  • Vi sinh vật có hại: Các loại vi sinh vật gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng,...

Các môi trường sinh sống của vi sinh vật bao gồm: Môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên mặt đất - không khí và môi trường sinh vật (người, động vật, thực vật).

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

Vi sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ, phải sử dụng kính hiển vi để quan sát

2. Sự phân bố vi sinh vật trong cơ thể người

2.1 Đặc điểm vi sinh vật trong cơ thể người

Có một quần thể vi sinh vật gọi là vi hệ sống trên cơ thể người khỏe mạnh. Các loại vi sinh vật thường thấy trên cơ thể người có thể được phân chia thành: Vi sinh vật ký sinh có hại cho con người, vi sinh vật cộng sinh có lợi cho cả người và vi sinh vật, loại trung gian là vi sinh vật hội sinh. Dựa trên thời gian vi sinh vật cư trú trên cơ thể, có thể phân chia thành 2 nhóm sau:

  • Nhóm có mặt thường xuyên: Tồn tại trên cơ thể người hằng năm hoặc vĩnh viễn;
  • Nhóm có mặt tạm thời: Không thường xuyên tồn tại trên cơ thể người, thường chỉ thấy trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần.

Vai trò của hệ vi sinh vật bình thường trên cơ thể người:

  • Vi khuẩn tổng hợp và tiết ra một số enzyme cần thiết cho chúng, đồng thời giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Cụ thể, vi khuẩn đường ruột (E.coli) sản xuất vitamin K, vitamin B12,...;
  • Các vi sinh vật cư trú tại chỗ có khả năng ngăn cản sự xâm nhập của các loại vi khuẩn gây bệnh từ nơi khác tới;
  • Vi sinh vật có khả năng kích thích sinh kháng thể phản ứng chéo.

2.2 Sự phân bố vi sinh vật trên cơ thể người

Có khoảng trên 200 loài vi sinh vật tồn tại trên cơ thể người và chúng chủ yếu phân bố ở các bộ phận sau:

Vi sinh vật trên da

Da là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên có nhiều loại vi sinh vật ký sinh trên da và chủ yếu là các vi sinh vật có mặt tạm thời. Các loại vi sinh vật này lấy thức ăn trên da từ các chất tiết của tuyến mồ hôi, tuyến bã nhờn. Chúng phân bố dày hơn ở những vùng da ẩm như da đầu, da mặt, kẽ ngón tay, ngón chân, nách. Tùy vị trí, số lượng vi khuẩn trên da có thể từ 102 - 103 vi sinh vật/cm2 da.

Trên da thường tồn tại các loại vi sinh vật sau: Cầu khuẩn gram dương (Peptostreptococcus, Micrococcus sp. và S.epidermidis) và trực khuẩn gram dương (Propionibacterium, Corynebacterium, Bacillus, Diphtheroid). S. Epidermidis là căn nguyên gây bệnh ở những bệnh nhân nằm viện được đặt ống thông catheter.

Việc vệ sinh tắm rửa thường xuyên có thể làm giảm tới 90% vi sinh vật trên da. Tuy nhiên, sau vài giờ chúng sẽ nhanh chóng được bổ sung từ tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi, các vùng da lân cận và từ môi trường. Vì vậy, con người cần thường xuyên vệ sinh cơ thể để kiểm soát sự gia tăng của vi sinh vật trên da.

Lấy 5 ví dụ về vi sinh vật

Vi sinh vật tồn tại ở trên da của con người

Vi sinh vật ở đường hô hấp

Ở đường hô hấp, sự phân bố của vi sinh vật như sau:

  • Vi sinh vật ở mũi: S.epidermidis, Corynebacterium, S.aureus và Streptococcus;
  • Vi sinh vật ở đường hô hấp trên: S.pneumoniae, Herpes, Streptococcus nhóm viridans, S.aureus, M.Catarrhalis, Adeno, Rhino;
  • Vi sinh vật ở họng miệng: Chủ yếu là liên cầu khuẩn;
  • Vi sinh vật ở đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, phế nang): Bình thường không có vi khuẩn ở đường hô hấp dưới.

Vi sinh vật ở đường tiêu hoá

Ở đường tiêu hóa, vi sinh vật phân bố như sau:

  • Vi sinh vật ở miệng: Với điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển (nhiệt độ, bã thức ăn, pH nước bọt kiềm nhẹ), có lượng lớn vi khuẩn trong miệng. Vi khuẩn ở miệng chủ yếu là liên cầu khuẩn (S.sanguinis, S.mitis, S.salivarius, S.Mutans.), các cầu khuẩn kị khí (Veillonella, Peptostreptococcus), tụ cầu (S.epidermidis), Lactobacillus, song cầu gram âm (Moraxella catarrhalis, Neisseria). Các vi sinh vật ít gặp hơn ở miệng gồm S.aureus, Enterococcus, C.albicans;
  • Vi sinh vật trong dạ dày: Hầu hết các loại vi sinh vật đều bị phá hủy ở dạ dày và pH axit ở dạ dày giữ cho lượng vi sinh vật ở mức tối thiểu là 103 vi sinh vật/gram thức ăn. Một số loại vi khuẩn có thể sống được trong dạ dày là vi khuẩn H.Pylori và vi khuẩn lao. Người có H.pylori có thể phát triển thành bệnh loét dạ dày - tá tràng;
  • Vi sinh vật ở ruột: pH ở ruột >7, có tính kiềm. Có ít vi sinh vật ở ruột non vì ở đây có các enzyme ly giải. Khi đi dần xuống dưới, số lượng vi sinh vật tăng dần. Ở tá tràng có 103 vi khuẩn/ml dịch, ở đại tràng là 108 - 1011 vi sinh vật/gram phân. Các vi sinh vật chiếm 10 - 30% khối lượng phân. Các vi khuẩn thường tồn tại ở ruột non là Enterococcus, Lactobacillus, Candida albicans. Các vi khuẩn thường tồn tại ở đại tràng người bình thường là: vi khuẩn kỵ khí (Bacteroides, Lactobacillus, Clostridium, Peptococcus) và một số loại vi khuẩn ưa khí, kỵ khí tùy ngộ có số lượng thấp như: E.coli, Proteus, Klebsiella, Lactobacillus, Enterobacter, Enterococcus, B.cereus, Candida spp,... Các vi khuẩn ở ruột đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp vitamin A, chuyển hóa sắc tố mật, axit mật, hấp thu các chất dinh dưỡng và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

Vi sinh vật ở đường tiết niệu

Bình thường, đường tiết niệu vô trùng và nước tiểu không có vi sinh vật. Đường tiết niệu ở phía ngoài cùng của niệu đạo có một số ít loài vi khuẩn như: E.coli, S.epidermidis, Enterococcus faecalis, alpha-hemolytic streptococci, Proteus. Chúng có thể có trong nước tiểu đầu với số lượng dưới 104 vi sinh vật/ml.

Vi sinh vật ở trong cơ quan sinh dục

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Âm đạo có các loại vi khuẩn như Lactobacillus acidophilus, cầu khuẩn và trực khuẩn (E.coli);
  • Ở phụ nữ tuổi dậy thì tới mãn kinh: Dưới tác động của estrogen trong máu, tế bào biểu mô âm đạo có nhiều glycogen. Lactobacillus có khả năng chuyển hóa glycogen thành axit lactic, khiến pH âm đạo có tính axit (pH 4 - 5), chống lại sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh và nấm. Trong trường hợp người phụ nữ sử dụng kháng sinh hoặc bước sang thời kỳ mãn kinh, Lactobacillus bị ức chế, nấm và nhiều loại vi khuẩn khác sẽ sinh trưởng mạnh và gây viêm. Các vi sinh vật thường tồn tại ở âm đạo gồm: Lactobacillus, Bacteroides, Peptostreptococcus, S.epidermidis, Enterococcus, G.vaginalis, ít gặp hơn là liên cầu nhóm B, vi khuẩn đường ruột và C.albicans.

Vi sinh vật luôn tồn tại trong cơ thể người, trong đó bao gồm cả vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại. Mỗi người cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để kích thích lợi khuẩn tăng trưởng và kiểm soát, chống lại sự xâm nhập, phát triển của vi sinh vật gây hại.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Nghiên cứu mới: Hoà mình vào thiên nhiên giúp bạn có hệ miễn dịch tốt hơn
  • Hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hoá
  • Hệ thống vi sinh vật trên da có gì đặc biệt?