Lễ nạp tài thành hoa là gì

Lễ Nạp Tài Là Gì? Tiền Nạp Tài Bao Nhiêu và Sính Lễ Cần Những Gì

Lễ nạp tài là hình thức nhà trai mang quà và tiền thách cưới sang nhà gái. Cùng xem những thứ cần chuẩn bị trong lễ nạp tài nhé.

Từ xa xưa, chúng ta đã truyền nhau câu nói: cưới xin là chuyện cả đời. Theo quan niệm về phong tục của tập quán người Việt, có khá nhiều bước cần chuẩn bị cho một đám cưới hoàn thiện. Và trong số đó, lễ nạp tài đóng góp một phần quan trọng không nhỏ cho một đám cưới mang phong tục cổ truyền. Vậy lễ nạp tài là gì? Hãy cùng đi tìm kiếm câu trả lời với Mimosa Wedding ngay sau đây nhé!

Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa của lễ nạp tài trong đám cưới hỏi theo phong tục truyền thống của người Việt

Tóm tắt nội dung

  • 1 Lễ nạp tài là gì
  • 2 Ý nghĩa của lễ nạp tài theo truyền thống văn hóa Việt
  • 3 Sính lễ đám cưới gồm những gì
    • 3.1 Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu?
    • 3.2 Lễ vật nạp tài nhà trai trao cho nhà gái gồm những gì?
  • 4 Phát biểu gì trong lễ nạp tài

Lễ nạp tài là gì

  • Lễ nạp tài [ hay còn được bến đến với tên gọi như tiền nát, lễ đen] được biết đến như là một món quà cưới mà nhà trai sẽ trao cho nhà gái trong đám hỏi. Thường diễn ra vào trước lễ rước dâu, tuy nhiên còn tùy theo cách thức tổ chức của từng gia đình và từng vùng miền.
  • Bên cạnh câu hỏi Lễ nạp tài là gì? Người ta còn thắc mắc vì sao cần tổ chức lễ nạp tài? Có thể hiểu, theo phong tục truyền thống của người Việt, lễ nạp tài để bày tỏ lòng cảm ơn đến nhà gái đã có công sinh thành, dưỡng dục cho cô dâu tương lai.
  • Điều này cũng thể hiện sự trân trọng của gia đình nhà trai với gia đình nhà gái, trả ơn nhà gái đã có công góp sức, góp tiền chăm lo cho cô dâu. Thông thường, về sau tiền này sẽ được cha mẹ của cô dâu trao lại cho vợ chồng mới cưới để lo mua sắm các trang thiết bị, vật dụng gia đình, quần áo, trang sức, sính lễ cho cô dâu trước khi về nhà chồng.

Tiền nạp tài thông thường được đặt vào bên trong mâm trầu cau trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu đây là nét truyền thống văn hóa đẹp của nhiều vùng miền

Ý nghĩa của lễ nạp tài theo truyền thống văn hóa Việt

Lễ nạp tài là gì? Ý nghĩa của lễ nạp tài ra sao? Sau đây Mimosa Wedding sẽ đi trả lời cho các bạn về 2 ý nghĩa lớn trong phong tục cưới truyền thống của người dân Việt Nam.

  • Ý nghĩa lớn đầu tiên của lễ đen này được hiểu như sự thách cưới của bên gia đình nhà gái đối với gia đình nhà trai.
  • Ý nghĩa thứ hai, có thể coi đây là sự đóng góp của nhà trai để có thể lo tổ chức lễ cưới hoàn thiện nhất.

Ngoài ra, nó còn thể hiện một ý nghĩa nhỏ khác giống như một phần quà nho nhỏ 2 bên gia đình muốn dành tặng cho cô dâu chú rể để chuẩn bị cho những vật dụng cần thiết của nhà mới. Để từ đó, có thể cùng nhau xây dựng mái ấm gia đình sau này, mà không sợ bị thiếu thốn quá nhiều.

Sính lễ đám cưới gồm những gì

Tiếp đến cũng là một câu hỏi Mimosa Wedding nhận được từ nhiều bạn trẻ đang chuẩn bị lên kế hoạch cho đám cưới của mình xung quanh đám cưới, hỏi và lễ nạp. Cụ thể đó là sính lễ đám cưới bao gồm những gì?

  • Bên cạnh mâm ngũ quả mang sang bên nhà cô dâu [ mâm này có thể là 5 -7 -9 mâm tùy thuộc vào mỗi gia đình]. Lúc này, nhà trai nên chuẩn bị thêm phần tiền nạp tài để kèm vào với khay trầu cau để theo đúng lễ nghi truyền thống. Tiền nạp này được cho vào phong bì màu đỏ, bên ngoài có dán chữ Hỷ, đôi long phượng, có thể đặt chung với mâm trầu cau hoặc trong khay rượu. Bên ngoài được một lớp phủ khăn thêu đỏ để mang sang nhà gái [ có thể mang kèm nữ trang mà nhà trai chuẩn bị để tặng cho cô dâu]. Vậy tiền nạp tài trong đám cưới là bao nhiêu? Thông thường, trong những phong bì này sẽ đựng khoảng 5 triệu [tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, nhưng các bạn cần lưu ý là số tiền nên là ở các con số lẻ như 3 5 7 9].
  • Đối với phong tục của người miền Nam và miền Trung, số tiền nạp tài [hay tiền dẫn cưới] sẽ được cho chung vào cùng 1 bao lì xì để đưa sang nhà gái. Tuy nhiê, ở một số tỉnh thành phía Bắc, tùy thuộc vào số lượng bàn thờ và bát hương ở trên bàn thờ của ông bà tổ tiên nhà gái mà số tiền nạp lễ tương ứng đựng trong nhiều phong bì khác nhau và vẫn phải tuân theo quy luật đặt số lẻ.
  • Ngoài số tiền nạp cho lễ cưới hỏi này, nhà trai và nhà gái cũng nên chuẩn bị tiền mừng cho người bưng mâm mũ quả, đây được gọi là tiền mua duyên. Tùy theo 2 bên gia đình thỏa thuận ra sao để sắp xếp số lượng người bê lễ cho phù hợp. Sau khi đàng trai đã trao mâm quả cho đàng nhà gái xong, người nhà 2 bên gia đình sẽ lì xì cho mỗi người bê tráp một phong bao lì xì đỏ.

Tiền nạp tài đám cưới bao nhiêu?

  • Tiền nạp tài hiện nay còn được gọi là tiền thách cưới của nhà gái. Trung bình sẽ tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi bên mà tiền dẫn cưới sẽ dao động khoảng từ 10 triệu 50 triệu đồng.
  • Ngoài ra, chú rể cũng nên chuẩn bị tiền lì xì cho đội bê tráp để trao duyên cho nhà gái. Số tiền ở bên trong mỗi bao sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình, có thể là từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/bao lì xì. Sau khi đã trao mâm tráp cho nhà gái, dàn bưng tráp của cả hai bên sẽ trao đổi phong bì cho đội bên kia. Việc này thông thường sẽ được thỏa thuận ngay từ đầu trước giữa hai bên gia đình.

Dàn phù dâu, phù rể bê tráp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đám hỏi của hai bên gia đình

Lễ vật nạp tài nhà trai trao cho nhà gái gồm những gì?

Bên cạnh tiền dẫn cưới bao nhiêu? Nhiều người cũng quan tâm đến những lễ vật mà nhà trai sẽ mang sang trao cho nhà gái thường bao gồm những gì?

  • Đầu tiên, đó là Mâm trầu cau khoảng 100 quả cau ứng với 100 lá trầu được dán chữ Song Hỷ ở mỗi quả.
  • Mâm lợn sữa quay: mâm này được trang trí bắt mắt, được gắn thêm hoa cắt giấy ở 4 chân của con lợn. Tùy thuộc vào từng đặc điểm, phong tục vùng miền mà sẽ có sự thay đổi nhất định như miền Bắc và miền Trung thường lựa chọn heo sữa quay; còn Miền Nam thường thay mâm này thành mâm xôi gấc gà luộc]
  • Mâm rượu, trà, thuốc lá: miền Bắc thường chọn tặng số lẻ, miền Nam lại chọn tặng theo số chẵn.

Mâm rượu, thuốc lá và trà dường như là một điều không thể thiếu trong phong tục tấp quán truyền thống của lễ cưới hỏi Việt Nam

  • Mâm bánh ngọt: thường là bánh phu thê, đây là lễ vật quen thuộc trong mỗi đám cưới, đám hỏi của người Việt. Mâm tráp trong đám cưới miền Bắc còn tặng thêm bánh cốm xanh. Đám cưới của miền Trung sẽ làm thêm các loại bánh cổ truyền như bánh thuẫn, bánh chè lam. Với đám cưới của miền Nam đôi khi sẽ không thấy các loại bánh cổ truyền như trên mà thay vào đó là tặng cả một ổ bánh gato [bánh kem].
  • Mâm trang sức: Những đám cưới được tổ chức ở miền Nam, mấn đội đầu và áo dài cho cô dâu thường được chuẩn bị ở trong những mâm này. Khi nhà trai trao tráp cưới cho nhà giá, mẹ chú rể sẽ trình đưa cho bà sui. Còn mẹ cô dâu sẽ mang vào phòng cho con gái để chuẩn bị dắt con ra chào họ hàng hai bên.

Đối với miền Nam, số tráp mâm quả này thường đứng ở con số 6 [lục] được hiểu là Lộc. Ngoài ra 5 mâm quả trên con mang ý nghĩa là mâm đựng ngũ quả.

Phát biểu gì trong lễ nạp tài

Bước cuối cùng không thể bỏ qua đó là phát biểu gì trong lễ nạp tài? Lễ nạp tài đều cần người đại diện của 2 bên gia đình nhà trai, nhà gái đứng lên phát biểu. Mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách thức, người phát biểu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường những người đại diện, đặc biệt là với bố mẹ của cô dâu chú rể không phải ai cũng sẵn sàng và thoải mái nói trước đám đông. Vậy nên chọn lựa người đại diện trước và bài phát biểu thường gồm 3 đoạn cụ thể như sau:

  • Lời chào: Dù bài phát biểu có hay đến đâu và nói về nội dung gì thì đầu tiên, lời chào chính là sự bày tỏ niềm kính trọng, gửi lời cảm ơn những người đã đến chung vui với cả gia đình 2 bên và với cô dâu chú rể. Hơn thế nữa, nó cũng thể hiện được sự vui mừng, phấn khởi đón chào hành trình mới của cô dâu chú rể.
  • Lời giới thiệu: Người đại diện lúc này sẽ giới thiệu về gia đình hai bên nhà trai, nhà gái, chủ hôn, cô dâu, chú rể [ tương tự đối với đại diện của nhà trai sẽ nói về gia đình nhà trai, và với người đại diện nhà gái sẽ giới thiệu về nhà gái].
  • Nội dung chính của bài phát biểu thường bao gồm những vấn đề chính như: Nói sơ lược về sự hòa hợp của cặp đôi cô dâu chú rể, thể hiện sự vui mừng, phấn khởi của gia đình khi được đón con dâu/ con rể mới về và nhận được sự tin tưởng, tôn trọng và tính nghiệm giao con dâu cho nhà trai chăm sóc. Đặc biệt, không nên bỏ qua việc chúc mừng, chia sẻ với niềm hạnh phúc của lứa đôi.

Thứ hai, nhà trai cũng không quên bày tỏ lòng trân trọng, biết ơn đối với gia đình nhà giá với những vật sính lễ đã chuẩn bị. Đại diện nhà gái khi phát biểu cũng nên gửi lời cảm ơn gia đình nhà trai đã có mặt đông đủ, đúng giờ và chuẩn bị những món quà cưới [sính lễ] trao cho gia đình.

  • Kết thúc: Một lần nữa gửi lời chúc phúc chân thành tới cặp đôi cô dâu chú rể và cảm ơn toàn thể những người đã có mặt, bỏ thời gian ra tới dự buổi lễ nạp tài ngày hôm nay.

Bài phát biểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lễ nạp tài của hai bên gia đình, nó thể hiện lời cảm ơn, trân trọn của 2 bên gia đình đối với các vị quan khách 2 bên cũng như là lời chúc phúc dành cho cô dâu chú rể chuẩn bị bước sang chặng đường mới

Trên đây Mimosa Wedding đã đi trả lời cho các bạn câu hỏi về lễ nạp cưới là gì? cùng với tiền dẫn cưới, sự chuẩn bị sính lễ cho đám cưới, hỏi theo phong tục truyền thống của người Việt từ xưa đến nay. Đây là những thông tin hoàn thiện về cách thực tổ chức một lễ nạp tài trong đám cưới Việt Nam.

Mimosa mong rằng các bạn đã hình dung được cụ thể những công việc cần chuẩn bị để có thể tổ chức một lễ cưới hoàn thiện, đáng nhớ và ý nghĩa nhất nhé!

Bài viết cùng chuyên mục :

Phóng sự cưới là gì? So sánh chụp hình cưới với phóng sự cưới

#11 Địa Điểm Cầu Hôn Ở Hà Nội [Cực lãng mạn] 100% nàng đồng ý


Tin liên quan

Áo Dài Cho Mẹ Cô Dâu : Top 7 Mẫu Hot Nhất Và Địa Chỉ Thuê Đẹp Rẻ

630 lượt xem

Bạn đang băn khoăn không biết nên chọn áo dài cho mẹ cô dâu như thế nào? Nên may, mua hay thuê áo dài? Bài viết dưới đây của Mimosa Wedding sẽ bật mí cho các...

Chi tiết

Top Địa Chỉ, Kinh Nghiệm Thuê Áo Dài Bà Sui Đẹp, Rẻ Số #1

181 lượt xem

Không chỉ chú trọng đến trang phục cho cô dâu và chú rể, việc chọn áo dài cho hai bà sui gia cũng rất được quan tâm trong mùa cưới 2021. Hiện nay, bên cạnh...

Chi tiết

Thuê Vest Cưới Tại Hà Nội : Báo Giá? Địa Chỉ Thuê Đẹp Rẻ?

47 lượt xem

Vest là trang phục không thể thiếu của các chú rể trong ngày cưới. Nếu như cô dâu cần một váy cưới đẹp, phù hợp với dáng người thì chú rể cũng phải...

Chi tiết

Top #11 Cửa Hàng Mua Nhẫn Cưới Đẹp Giá Rẻ Nhất Tại Hà Nội

110 lượt xem

Từ ngày xưa, nhẫn cưới đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, mang ý nghĩa gắn kết đôi vợ chồng. Nó tượng trưng cho tình yêu sắt son, không thể chia cắt...

Chi tiết

Lễ Xin Dâu Gồm Những Gì? Diễn Ra Như Thế Nào? [Cần Biết]

99 lượt xem

Theo phong tục truyền thống cưới hỏi của người Việt có 3 nghi lễ chính là dạm ngõ, hỏi và cưới. Ngoài ra, trước ngày đám hỏi còn có thêm một nghi lễ...

Chi tiết

Top 8 Bài Phát Biểu Trong Lễ Dạm Ngõ Hay Nhất, Ý Nghĩa Nhất

179 lượt xem

Trong lễ dạm ngõ, đại diện của họ nhà trai và họ nhà gái sẽ thường có đôi lời phát biểu để xin phép cho đôi bạn trẻ được chính thức qua lại. Cùng...

Chi tiết

Lễ Dạm Ngõ Là Gì? Các Thủ Tục Trong Lễ Dạm Ngõ Bắc, Trung, Nam

131 lượt xem

Thủ tục cưới hỏi của các vùng miền đang ngày càng được đơn giản hóa hơn để phù hợp với điều kiện của các gia đình cũng như cuộc sống hiện đại....

Chi tiết

Các Mốc Kỷ Niệm 1 Năm, 5 Năm, 10 Năm Ngày Cưới Nên Làm Gì?

121 lượt xem

Mỗi năm chúng ta đều trải qua rất nhiều những sự kiện, dịp lễ quan trọng. Thế nhưng, với các cặp vợ chồng có lễ kỷ niệm ngày cưới chính là dịp...

Chi tiết

Thủ Tục Cưới Hỏi Miền Trung Bao Gồm Những Gì, Lưu Ý Gì?

205 lượt xem

Cưới hỏi đối với bất kỳ gia đình nào cũng là ngày đặc biệt với ý nghĩa hết sức trọng đại. Vì thế mà cô dâu, chú rể cho đến gia đình 2 bên đều...

Chi tiết

TOP 28+ Cách Bó Hoa Cưới Cầm Tay Cô Dâu Đẹp Tự Nhiên

205 lượt xem

Hoa là một phần đặc biệt quan trọng trong lễ cưới, nhất là bó hoa cưới cầm tay của cô dâu. đặc biệt là bó hoa cưới cầm tay cô dâu. Vậy bạn đã có ý...

Chi tiết

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Làm Cổng Hoa Cưới Đơn Giản

203 lượt xem

Trong ngày đặc biệt như đám cưới cũng có rất nhiều thứ cô dâu chú rể có thể tự chuẩn bị và tự làm. Một trong số đó chính là phần cổng hoa đám...

Chi tiết

Top #5 Cách Bày Mâm Trầu Cau Ăn Hỏi Đúng,Đủ, Chuẩn Nhất

299 lượt xem

Dân gian ta thường có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, đây là câu nói được bắt đầu từ những dịp có ý nghĩa đặc biệt như lễ cưới hỏi. Tuy...

Chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề