Tư tưởng tiểu tư sản là gì

Thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1930

Khi đã tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc [1920], Hồ Chí Minh [lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc] xúc tiến công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho sự ra đời một chính đảng Mác - xít ở Việt Nam. Người tìm thấy khả năng cách mạng của tiểu tư sản trong quá trình tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, tiểu tư sản Việt Nam lúc này còn non yếu và thiếu bản lĩnh chính trị. Bản Báo cáo gửi Quốc tế cộng sản về phong trào cách mạng ở Việt Nam, ngày 22/9/1923 có đoạn: Tiểu tư sản không nhiều, là một phần tử bấp bênh. Nó chịu sự chi phối bởi nhiều thứ triết lý, như là nó hướng vào phong trào dân tộc rất vội vã. Nó nhút nhát. [3, t.1, tr. 204]. Trong khi lên án Quốc tế II theo đuôi bọn đế quốc đàn áp phong trào cách mạng thế giới, Người đã ví tổ chức này với tổ chức của tiểu tư sản Trong chính sách thuộc địa của Quốc tế thứ hai, bất cứ ở đâu cũng lộ rõ bộ mặt thật của tổ chức tiểu tư sản [3, t.2, tr. 218]. Sự nhút nhát, vội vã, bấp bênh, cải lương, ôn hòa, tính tự phát đó là biểu hiện của những thành phần chưa được giác ngộ, và bị ảnh hưởng nhiều luồng tư tưởng trước khi chủ nghĩa Mác Lênin thâm nhập. Đây cũng là tình trạng chung của tiểu tư sản ở các nước thuộc địa và phụ thuộc lúc bấy giờ. Điều này chứng tỏ, khi mới ra đời, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam tuy giàu lòng yêu nước, nhưng phong trào đấu tranh còn mang tính tự phát, chưa có đường lối chính trị rõ ràng

Tuy nhiên, những năm cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác Lênin được truyền bá mạnh mẽ vào trong nước, một bộ phận không nhỏ tiểu tư sản nghiêng theo khuynh hướng vô sản và hoạt động ngày càng tích cực. Hồ Chí Minh sớm đã nhận ra tín hiệu mới này Cuộc biểu tình rầm rộ của 6 vạn người ở Sài Gòn và 6 tỉnh Nam Kỳ [3/1926], với những khẩu hiệu chống thực dân gay gắt đã làm cho bọn lãnh tụ của Đảng Lập hiến những kẻ đại diện cho giai cấp tư sản, địa chủ - hoảng sợ. [3, t.2, tr.389]. Họ còn được coi là bầu bạn của công nông công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi [3, t.2, tr. 266]. Đặc biệt, khả năng cách mạng và vai trò của tiểu tư sản đã được nghị quyết hóa, nó trở thành vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam vào năm 1930: Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng [3, t.3, tr. 3]. Thế nhưng, khả năng của tiểu tư sản được phát huy nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự nhìn nhận, ảnh hưởng và hành động lôi kéo, liên kết, rèn luyện, lãnh đạo của ĐCS Việt Nam. Trong thực tiễn, tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng [VNQDĐ] với thành phần chủ yếu và lãnh đạo là bộ phận tri thức, tiểu tư sản, nhưng sự non yếu về chính trị, lỏng lẻo về tổ chức đã dẫn đến một kết cục tất yếu như được báo trước Chính tính tất yếu trung gian của tầng lớp này cũng là một nguyên nhân của sự phân hóa và chuyển hóa tư tưởng chính trị, đưa đến tan rã về tổ chức của Việt Nam Quốc dân Đảng [1, tr. 78]. Sau sự thất bại của Khởi nghĩa Yên Bái, một bộ phận tiểu tư sản trong VNQDĐ chạy sang Trung Quốc và bị tha hóa. Sau này [1936], Phạm Tuấn Tài [một trong những người lãnh đạo VNQDĐ] cũng thừa nhận: Chủ nghĩa quốc gia hiện nay đã trái mùa, chủ nghĩa Tam dân cũng chỉ là những cải cách dở dang không công hiệu, chỉ có chủ nghĩa Mác Lênin mới có thể đánh đổ được chủ nghĩa đế quốc, giải phóng cho các dân tộc yếu hèn.

Thời kỳ từ năm 1930 đến năm 1969

Sau Hội nghị Hợp nhất Đảng [2/1930], tư tưởng Hồ Chí Minh phải đối mặt với một cuộc thử thách lớn. Quốc tế cộng sản và một số đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng không hiểu Người, thậm chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng [10/1930] do Trần Phú chủ trì đã ra án Nghị quyết thủ tiêu cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đảng đã không nhìn thấy hết vai trò tích cực của giai cấp tiểu tư sản, chỉ coi những người trí thức thất nghiệp và những người bán rong là lực lượng của cách mạng, số còn lại của tiểu tư sản bị gạt ra ngoài. Tuy vậy, Hồ Chí Minh trước sau như một, không thay đổi quan điểm của mình. Trong bài gửi một đồng chí và học sinh đang học ở Liên Xô [tháng 4/1930], Người căn dặn: Chớ để người ta trông thấy sự phân biệt trí thức và vô sản [3, t.3, tr. 40]. Hoặc: Thợ thủ công và công nhân nông nghiệp phải tổ chức thành công hội, Chuẩn bị đấu tranh trước hết phải tuyên truyền mạnh mẽ để lôi cuốn đa số quần chúng tham gia [4, t.3, tr. 566, 567] Báo cáo về những nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Thời kỳ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, từ nước ngoài Người theo dõi phong trào cách mạng trong nước và ca ngợi thái độ chính trị, tinh thần yêu nước của tiểu tư sản Từ năm 1938 1939, số tiền lạc quyên đã hơn 800đ. Cũng như mọi khi, những người đóng góp vẫn cứ là công nhân, nông dân, sinh viên, tiểu thương, thanh niên dân chủ [3, t.3, tr. 156].

Mặc dù đã trải qua cơn phong ba, bão táp chính trị, nhưng nhờ có chủ nghĩa yêu nước, bản lĩnh chính trị phi thường và một trí tuệ uyên bác, Hồ Chí Minh đã đứng vững, tư tưởng của Người dần dần được Đảng khẳng định, thực tiễn chứng minh hoàn toàn là đúng đắn. Ngay trong năm 1930 [ngày 18 tháng 11], Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã có chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, nêu lên tư tưởng chiến lược cách mạng đúng đắn của Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, khẳng định cách mạng không thành công nếu không có chiến lược đại đoàn kết dân tộc, lấy liên minh công nông làm gốc. Đồng thời chỉ thị cũng phê phán Đảng trong nhận thức về vấn đề giai cấp, vấn đền đoàn kết dân tộc Những nhận thức sai lầm trong Đảng là đã tách rời vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, nhận thức không đúng về đại đoàn kết dân tộc [2, tr. 72]. Tháng 7/1936, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tiếp tục sửa chữa khuyết điểm trong Đảng và khẳng định sự đúng đắn của Chính cương và Sách lược vắn tắt Năm 1936, trong cuộc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất của Đảng, đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập sửa chữa những sai lầm ấy và định lại chính sách mới [3, t.6, tr. 155]. Hội nghị Trung ương 6 [11/1939] đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đoàn kết rộng rãi nhân dân nhằm cứu giống nòi thoát khỏi cảnh nước sôi, lửa bỏng. Như vậy, về mặt tư tưởng, Đảng đã khẳng định sự đúng đắn của Chánh cương và Sách lược vắn tắt. Năm 1941, Bác về nước chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, tiếp tục hoàn chỉnh tư tưởng chỉ đạo chiến lược. Cách mạng Tháng tám [1945] thành công đã chứng minh trong thực tiễn tư tưởng cách mạng Hồ Chí Minh là chính xác, khoa học.

Sau Cách mạng tháng Tám, giai cấp tiểu tư sản có một vai trò to lớn trong công cuộc kháng chiến, kiến quốc. Bác nói: thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều [3, t.10, tr. 4]. Đây thực sự là một cuộc chiến khổng lồ mà giai cấp tiểu tư sản phải xung trận ở hàng tiền tiêu, thực hiện vai trò ngòi pháo của mình Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài [3, t.4, tr. 99].

Tại Đại hội II của Đảng [1951], giai cấp tiểu tư sản đã được xác định là nòng cốt, nền tảng trong khối đại đoàn kết dân tộc Lực lượng cách mạng Việt Nam gồm có giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó hợp lại thành nhân dân mà nền tảng là công, nông là lao động trí thức [2, tr. 184].

Khả năng của tiểu tư sản ngày càng được đánh giá cao, điều này được thể hiện nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Báo cáo tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3 [1952], khóa II, Người nói: Một số trí thức xuất thân trung, tiểu địa chủ và những thân sĩ tiến bộ thì hăng hái tham gia kháng chiến. Cho nên chúng ta đoàn kết với họ để kháng chiến. Giai cấp tiểu tư sản: Giai cấp này là một trong những động lực cách mạng, là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân. Nói chung thì họ thừa nhận sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Họ hăng hái kháng chiến cứu nước [3, t.6, tr. 460].

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, tiểu tư sản Việt Nam cũng bộc lộ một số khuyết điểm lớn: trí thức và học sinh thường mắc những nhược điểm rất to, như: lý luận không đi đôi với thực hành, xem khinh lao động, tư tưởng mơ hồ, lập trường không vững, khi hành động thì hay lung lay [3, t.7, tr. 214]. Vì sự hạn chế này, đòi hỏi Đảng cần giáo dục họ và bản thân tiểu tư sản cũng phải nỗ lực rèn luyện Số đông đảng viên là nông dân và tiểu tư sản trí thức [điều đó tuy là tốt và hợp lý], cho nên cũng mang vào Đảng những tư tưởng phi vô sản. Vì vậy, Đảng cần phải giáo dục và yêu cầu đảng viên ra sức học tập lý luận, mở rộng tự phê bình và phê bình, đấu tranh với những tư tưởng phi vô sản. Đảng phải chống cái thói xem nhẹ học tập lý luận. Vì không học lý luận thì chí khí kém kiên quyết, không trông xa thấy rộng, trong lúc đấu tranh dễ lạc phương hướng, kết quả là mù chính trị, thậm chí hủ hó, xa rời cách mạng. [3,t.7, tr. 234].

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một triết lý sống, là triết lý của hành động. Bởi vậy, trong sự nghiệp đổi mới đất nước ngày nay, tư tưởng của Người tiếp tục tỏa sáng. Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ngừng lớn mạnh và đóng góp to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sát cánh cùng các giai tầng khác trong khối đại đoàn kết dân tộc.

______________

1. Trường ĐHSP Hà Nội, Tạp chí Khoa học [các khoa học xã hội], số 2, 2007.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, 2006.

3. Hồ Chí Minh, Toàn tập [12 tập] [CD-ROM], NXB CTQG, Hà Nội, 2003.

Video liên quan

Chủ Đề