Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023 đợt 2

[PLO]-  Từ ngày 1-11 đến hết ngày 31-12-2022, các địa phương sẽ tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ năm 2023.

Khám sức khỏe là một trong những bước để tuyển chọn công dân tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong đó có một số nội dung đáng chú ý dưới đây:

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, thời gian khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự là từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.

Thời gian khám sức khỏe gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân lần thứ hai trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Công dân có phải trả chi phí khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định, kinh phí bảo đảm cho việc khám sức khỏe, sơ tuyển sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh.

Như vậy, công dân được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự sẽ không phải chi trả chi phí.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những gì?

Theo Điều 5, 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện qua hai vòng gồm Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Trong đó, sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện kiểm tra, đánh giá sơ bộ sức khỏe đối với công dân được gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trước mỗi đợt tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển sinh quân sự, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

Ngoài ra, trường hợp có khiếu nại sẽ thực hiện giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

*Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

Nội dung khám bao gồm việc phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

*Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Với những công dân đã vượt qua vòng sơ tuyển, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện sẽ tiến hành khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa.

Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép [chân đất, đầu trần]: Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.

- Đo chiều cao: Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, hai gót chân chạm vào nhau, hai tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là một đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

- Khám mắt, Ng­­ười đọc phải che mắt một bên bằng một miếng bìa cứng [không che bằng tay] và khi đọc cả hai mắt đều mở [một mắt mở sau bìa che].

- Khám răng: số răng, răng sâu hay không, sức nhai…

- Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe; Cảm giác chủ quan tự quay theo các chiều không gian khác nhau hoặc mọi vật xung quanh mình, các rối loạn thực vật kèm theo [xanh tái, toát mồ hôi, nôn, mạch nhanh hoặc chậm lại]. Các rối loạn khách quan mất thăng bằng…

- Khám tâm thần và thần kinh: Khám các mức độ ra mồ hôi tay, chân; bệnh cơ; nhược cơ, tật nháy mắt, nháy mồm, nháy mép.

- Khám nội khoa: khám hội chứng về đại tràng, gan, lách, phế quản, tim, khớp…

- Khám da liễu, khám ngoại khoa, sản phụ khoa [với công dân nữ].

Trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác.

Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo Yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Q. LINH

Việc tham gia nghĩa vụ quân sự được coi là trách nhiệm thiêng liêng của công dân đối với Tổ quốc. Trước khi lên đường nhập ngũ, công dân nam từ đủ 17 tuổi trở lên sẽ được tiến hành khám sức khỏe.

1. Lịch khám nghĩa vụ quân sự 2023

Khoản 4 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định thời gian khám sức khoẻ từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Như vậy, thời gian khám nghĩa vụ quân sự cho đợt nhập ngũ đầu năm 2023 sẽ được diễn ra từ ngày 01/11/2022 và kết thúc sau ngày 31/12/2022.

Đối với đợt gọi công dân nhập ngũ lần hai thì thời gian khám sức khỏe sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Sau khi khám sức khỏe, công dân có sức khỏe loại 3 bị khúc xạ về mắt [cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ]; nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS sẽ không được gọi nhập ngũ. Chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Lịch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2023 diễn ra từ 01/11/2022 - 31/12/2022 [Ảnh minh họa]

2. Khám nghĩa vụ quân sự 2023 mấy vòng? Có mất chi phí gì không?

Theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, khám nghĩa vụ quân sự 2023 sẽ gồm 02 vòng:

- Vòng 01: Vòng sơ tuyển;

-  Vòng 02: Vòng khám chi tiết.

Tại vòng sơ tuyển, công dân đến khám để phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Tại vòng khám chi tiết, tiến hành khám các nội dung:

- Khám mắt;

- Khám thể lực;

- Khám răng;

- Khám tai - mũi - họng;

- Khám tâm thần và thần kinh;

- Khám nội khoa;

- Khám da liễu;

- Khám ngoại khoa;

- Khám sản phụ khoa.

Trong đó, kinh phí bảo đảm cho việc khám sơ tuyển, khám chi tiết sức khỏe, kiểm tra sức khỏe, giám định sức khỏe, làm các xét nghiệm cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự được sử dụng từ ngân sách địa phương bảo đảm cho công tác Quốc phòng - An ninh. Do đó, công dân đến khám nghĩa vụ quân sự sẽ không phải trả khoản chi phí nào.

3. Không đi khám nghĩa vụ quân sự theo lệnh gọi bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP về xử phạt quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự:

- Phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền từ 12 - 15 triệu đồng đối với hành vi cố ý không nhận lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.

- Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;

+ Đưa tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác trị giá đến dưới 02 triệu đồng cho cán bộ, nhân viên y tế hoặc người khác để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người được kiểm tra hoặc người được khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

- Phạt tiền từ 25 - 35 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi kiểm tra, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

4. Nghĩa vụ quân sự 2023 đi mấy năm?

Công dân được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự phải đạt đủ yêu cầu về độ tuổi, tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, văn hóa.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng. Thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 06 tháng trong các trường hợp sau:

  • Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
  • Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

Như vậy, công dân đi nghĩa vụ quân sự sẽ có thời gian phục vụ trong Quân đội là 24 tháng, trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 06 tháng.

Trong thời gian phục vụ tại ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ được hưởng các chế độ theo khoản 1 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

- Nghỉ phép 10 ngày khi phục vụ Quân đội từ tháng thứ 13 trở lên;

- Được đảm bảo về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

- Được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm nếu kéo dài thời gian tại ngũ;

- Được ưu tiên trong tuyển sinh quân sự…

Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 50 Luật này cũng liệt kê các quyền lợi mà nhân thân của hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ được hưởng gồm: Được cấp thẻ BHYT miễn phí; miễn, giảm học phí đối với con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ;…

Trên đây là giải đáp về Lịch khám sức khoẻ nghĩa vụ quân sự. Mọi vấn đề vướng mắc liên quan đến nghĩa vụ quân sự năm 2023, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6192 của LuatVietnam để được hỗ trợ.

Chủ Đề