Liền anh liền chị là gì năm 2024

Đó là một câu ca nói lên niềm tự hào của người Xứ Bắc, một vùng đất nổi tiếng với những con người thanh lịch, nơi sinh ra những làn điệu dân ca Quan họ mượt mà, đượm chất trữ tình làm say đắm lòng người.

Hễ cứ đến mùa xuân là các làng Quan họ ở xứ Bắc lại đua nhau tổ chức lễ hội. Trong các hội làng thường tổ chức các trò chơi dành cho con trai thi mạnh (như đánh vật, kéo co, cướp cầu…); Con gái thi mềm (như thi dệt vải, thi nấu cơm…).

Nhưng đặc sắc hơn cả là có phong tục hát đối đáp Quan họ. Hội làng là nơi để người dân được giao lưu tình cảm và cũng là mảnh đất tươi tốt để cho nghệ thuật ca hát của các tầng lớp nhân dân được đề cao, khuyến khích và phát triển.

Nếu như đạo đức phong kiến Nho giáo xưa thường cấm trai gái không được kết thân với nhau (nam nữ thụ thụ bất thân), thì trong những ngày hội làng ở vùng Kinh Bắc, nam nữ lại được phép quây quần, hội tụ bên nhau với nhiều trò chơi như đu bay, bịt mắt bắt dê, cờ người…

Đặc biệt trong ca hát Quan họ thì nhất thiết phải là nam Quan họ làng này kết bạn với nữ Quan họ làng kia mới được phép ca đối đáp với nhau.

Có lẽ tín ngưỡng dân gian cho rằng nếu cấm hẳn các mối quan hệ nam nữ (âm - dương) trong lễ hội thì sẽ ảnh hưởng đến mùa màng (mất mùa) và đời sống sinh hoạt của cộng đồng trong cả năm. Thế cho nên ở các làng Quan họ không những người ta cho phép trai gái kết bạn với nhau, mà trong ứng xử người Quan họ luôn có tinh thần tôn trọng phụ nữ.

Mặc dù xã hội phong kiến xưa cấm đàn bà con gái tham gia vào việc tế lễ, người ta sợ phụ nữ tham gia vào phần lễ sẽ bị xúi (xái), nhưng tại các làng Quan họ, các liền chị cùng với các liền anh lại được vào đình làng để hát thờ Thành hoàng.

Các liền anh Quan họ không bao giờ gọi các liền chị Quan họ là em, là cô… mà gọi bằng chị Hai, chị Ba, chị Tư… bằng người ngoan, người ơi, hay Quan họ ơi… Rồi xưng “ em” với các liền chị.

Người Quan họ không gọi là đi “hát Quan họ” mà gọi là đi “chơi Quan họ”. Chơi Quan họ ngoài mục đích ca hát còn để giao lưu tình cảm lâu dài và duy trì các mối quan hệ mật thiết khác trong cuộc sống. Nội dung căn bản trong sinh hoạt Quan họ là thể hiện tình cảm thủy chung trước sau như một giữa các cặp kết bạn, kết nghĩa.

Những chuẩn mực đạo đức phong kiến cũng được đưa vào lời ca Quan họ “Trai thời trung hiếu làm đầu/Gái thời tiết nghĩa làm câu răn mình”.

Chỉ kết bạn mà không được yêu đương, dan díu với nhau, càng không được dẫn đến hôn nhân, nếu như các làng đó đã kết chạ với nhau. Nếu cặp đôi nào vi phạm một trong những điều này sẽ bị dư luận làng xã lên án, sẽ phải từ bỏ cuộc chơi vĩnh viễn.

Vì không có “bọn Quan họ” nào (từ dùng trong Quan họ cổ) dám kết nạp lại người đã vi phạm (luật chơi) vào bọn Quan họ của mình nữa vì sợ bị xúi.

Chính vì thế mà các liền chị thì được cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng hoặc chồng con tạo điều kiện thuận lợi để được đi chơi hội, chơi Quan họ. “Chơi xuân kẻo hết xuân đi/Cái già xồng xộc nó thì đến nơi”. Chơi Quan họ cho dầy vốn liếng, đến khi tuổi cao sức yếu không đi chơi được nữa thì làm bà “chứa”, làm bà “trùm” truyền dạy cho con cháu trong họ, ngoài làng…

Tuy được làng xã tôn trọng, nhưng các liền anh, liền chị rất ý tứ trong từng đường ăn ý ở, từ ánh mắt, nụ cười cho đến cách đi đứng nói năng.

Các chị luôn nhắc nhở nhau phải xử sự sao cho thật nền nã. Thế mới biết rằng nền nã không chỉ biểu hiện trong lời ca tiếng hát mà còn biểu hiện sự tình tứ, sự vừa độ trong văn hóa ứng xử của người phụ nữ Việt nói chung, của các liền chị Quan họ nói riêng.

Hát hay chỉ là một trong những tiêu chuẩn của người Quan họ, bên cạnh đó trong mọi cư xử người Quan họ phải chân thành, trong sáng, lành mạnh mới có thể hòa mình vào cuộc chơi.

Chính vì thế các liền chị Quan họ không bị gia đình và làng xã ngăn cấm, các chị luôn được khuyến khích, động viên để tham gia vào cuộc vui chơi lành mạnh. Người dân Xứ Bắc từ xưa đến nay vẫn quan niệm chơi Quan họ là thú chơi tao nhã, quan hệ giữa các “bọn Quan họ” luôn luôn quý nhau vì nết, trọng nhau vì tình.

Ngày nay Bắc Ninh không chỉ có những làng Quan họ gốc như xưa kia, mà dân ca Quan họ đã lan tỏa ra nhiều làng xã khác, còn lan tỏa sang cả các tỉnh lân cận. Điều đó cho thấy giá trị của thể loại dân ca Quan họ có sức cuốn hút rất mạnh mẽ trong xã hội đương đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng.

Theo tục lệ, các liền anh, liền chị dù có cảm mến nhau cũng không được lấy nhau. Nhưng vượt lên định kiến, nhiều cặp đôi đã nên duyên chồng vợ.

Trong tục kết bạn quan họ, các liền anh, liền chị thường kết thành từng cặp nam nữ đối xứng nhau và vì vậy không tránh khỏi tình cảm bộc phát giữa hai người. Ai lỡ đam mê hát quan họ là tối ngày mê mẩn giai điệu, ca từ, quên mất cuộc sống đời thực. Có lẽ vì thế mà chuyện cấm liền anh, liền chị lấy nhau cũng chỉ vì lo cho cuộc sống đôi lứa sau này.

Các cụ kể lại, quan họ xưa có còn có hình thức hát quan họ trùm đầu. Họ hát những bài hát quan họ theo tình cảm muốn bày tỏ với người kia, “xuất khẩu thành văn”. Nhưng rồi họ chỉ gặp nhau, hát với nhau cho thỏa nỗi lòng, còn việc kết duyên thành vợ thành chồng là điều không thể được. Hết đời này qua đời khác, các liền anh, liền chị phải chia tay nhau đi lấy chồng, lấy vợ mang theo trong lòng những mối tình câm lặng.

Cụ Nguyễn Thị Khướu, một nghệ nhân hát quan họ của làng Ngang Nội (xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), kể rằng có những người nhìn người mình thương đi lấy chồng, lấy vợ theo sắp đặt của gia đình cha mẹ hai bên, mà đau khổ đến bỏ ăn, mất ngủ hàng tháng trời.

Ở thời của cụ, chưa thấy có người nào yêu nhau mà dám phá bỏ cái tục lệ khắc nghiệt này. Các cụ không biết từ đâu lại có quy ước khắt khe với người quan họ như thế, chỉ biết rằng trai gái trong làng ngay từ nhỏ đã được cha mẹ dạy dỗ như thế, kể cả trong hương ước của làng cũng ghi rõ.

Liền anh liền chị là gì năm 2024

Giao duyên khi hát nhưng các cặp quan họ thường không cưới nhau.

Tình cảm trong quan họ là một mối quan hệ keo sơn, một kiểu nghĩa tình hết sức đặc biệt. Nhưng vì sự ràng buộc bởi tục lệ truyền đời nên điều duy nhất mà các liền anh, liền chị có thể bày tỏ chỉ là “tình trong như đã”, một thứ tình cảm độc nhất vô nhị chỉ có ở người quan họ. Với tâm hồn khao khát ấy, họ đã gửi gắm mọi tình cảm vào lời ca, tiếng hát đối đáp.

Cũng có cụ bảo rằng, chuyện cấm yêu đương trong quan họ tuy chỉ luật bất thành văn nhưng được cộng đồng công nhận như một lệ làng. Trải qua bao đời, việc quan họ kết nghĩa không được lấy nhau nâng tầm thành một lối sống, một chuẩn mực đạo đức của người quan họ. Người già trong làng kể rằng, ai mà vi phạm chuẩn mực này, tuy không bị làng phạt vạ song có ăn ở với nhau thì cũng chẳng ra gì. Ngoài việc bị làng xóm chê cười, cuộc sống của họ luôn gặp những điều xui xẻo.

Theo nhiều nghệ nhân quan họ, chuyện các cặp đôi quan họ lấy nhau là cực kỳ hiếm bởi những ai đã trót ngấm máu quan họ vào người đều biết đến tục lệ khắc nghiệt này. Nhưng có nhiều cặp đôi mạnh dạn bước qua lời nguyền, về ở chung một nhà, sớm tối đi hát cùng một bọn (quan họ xưa gọi những nhóm đi hát cùng nhau là bọn). Tình cảm vì thế mà gắn bó keo sơn hơn, giận dỗi vì thế mà nhanh chóng biến mất, bởi cái hồn quan họ, mỗi khi cất lên tiếng hát là lòng dạ nôn nao, bốn mắt nhìn nhau là bắt đầu say giọng hát, say câu hát và cái tình của nhau.

Ông Nguyễn Văn Bàn (nghệ nhân quan họ ở khu Thị Chung, phường Kinh Bắc, TP Bắc Ninh) đi hát từ năm 1975, hát hay, được nhiều liền chị mê mẩn, ai ai cũng muốn hát cùng hội. Những đêm đi hát về đến nhà thường vào khoảng 2-3h sáng. Vợ ông Bàn, bà Nguyễn Thị Hảo, một người phụ nữ có gen quan họ nhưng vì cuộc sống quá khó khăn mà phải “cất” tiếng hát để mưu sinh, nuôi đứa con nhỏ dại. Dẫu biết vào mỗi hội hát là có thể say sưa, hát đến sáng mới về nhưng trong lòng người phụ nữ vẫn nảy sự ghen tuông.

Vài lần như thế, ông quyết định rủ bà đi hát cùng, cũng là để bà có thời gian sống với niềm đam mê chưa kịp bùng lên đã phải cất giấu. Thế là từ đấy, ngôi nhà nhỏ của ông Bàn, bà Hảo đêm nào cũng tối um, con cái gửi hàng xóm, hai người đi hát hết hội này đến làng kia.

Ông Bàn kể, có những lần giận dỗi nhau nhưng vì có hội mời nên lại đi hát vì không thể từ chối được. Vào những câu đối đáp, giao duyên, tình chàng ý thiếp, mọi giận hờn đều tan biến, họ lại nắm tay nhau về nhà.

“Nhưng có thời điểm không thể quên được, ấy là lúc vợ chồng tôi mới cùng nhau đi hát. Cuộc sống còn quá cực nhọc nhưng có những đêm đi hát đến 3-4h sáng mới giã bạn, về đến nhà lại tôi lại bắt tay ngay vào việc mổ lợn để vợ đem ra chợ bán. Không hiểu ngày ấy lấy sức lực ở đâu ra mà khỏe thế”, ông Bàn kể.

Liền anh liền chị là gì năm 2024

Nghệ nhân Nguyễn Thi Hảo tham gia đóng một bộ phim về quan họ cho một đài truyền hình của Nhật Bản .

Vòng quay cứ đều đặn lặp đi lặp lại nhưng niềm đam mê với quan họ không bị mòn đi, bởi họ cảm nhận được, những đầu tắt mặt tối kia, nếu không có nơi để giải tỏa, cuộc sống của họ sẽ giống như một địa ngục, sớm tối giận dỗi nhau.

Cùng nhau đi hát, ngồi chung một sân, hát cùng một hội, họ như hiểu nhau hơn, hiểu con người và tính cách của nhau hơn. Tình yêu với quan họ như hòa làm một khiến họ cân bằng được với thực tại khó khăn của việc kiếm sống.

Ông Bàn cho biết, ngày xưa hát hăng say lắm, thậm chí có những đợt bí bách đến độ xác định tổ chức xong sân chơi quan họ thì đóng cửa nhà đi kiếm ăn cũng vẫn phải chơi. Bây giờ, cả ông và bà đều là những nghệ nhân quan họ có tiếng, dạy dỗ, đào tạo được nhiều lứa liền anh, liền chị đạt được nhiều giải thưởng của tỉnh. Bà Hảo tâm sự rằng, nếu những năm 1980, nếu bà không vào bọn quan họ với ông, cuộc sống của ông bà có lẽ đã đi hai hướng khác nhau.

Bà Ngô Thị Lý và ông Đỗ Văn Tơ ở phố Đa Vạn, phường Châu Khê, thị trấn Từ Sơn cũng là một cặp đôi quan họ bước qua lời nguyền quyết về “góp gạo thổi cơm chung”. Vốn được trời cho một giọng hát truyền cảm, lại yêu thích những làn điệu quan họ, nên tiếng hát của bà Lý đã làm say lòng bao nhiêu chàng trai trong xã. Tiếng hát ngọt ngào của cô gái đang bước vào độ tuổi xuân đã chinh phục bao liền anh trong những đêm hát giao duyên.

Tình yêu với quan họ là nhịp cầu cho bà Lý gặp một nửa đích thực của cuộc đời mình, liền anh Đỗ Văn Tơ. Nhưng lúc họ nhận ra tình yêu của mình cũng là lúc họ đối mặt với luật lệ của các phường quan họ không cho các liền anh, liền chị lấy nhau.

Mối tình thầm lặng đó kéo dài đến 2 năm. Khi ấy, bà Lý 22 tuổi, có một chàng trai trong làng đem lòng yêu thương, mang trầu cau đến nhà dạm ngõ. Nhưng lúc này, trái tim bà đã trao gửi cho ông Tơ. Sau nhiều đêm mất ngủ, bà quyết định tự tay mang trả lại trầu cau cho nhà trai.

Khi biết con gái trả trầu cau để lấy một liền anh, bố mẹ bà kịch liệt phản đối nhưng bà Lý vẫn nhất quyết đi theo tiếng gọi của tình yêu. Ngày cưới, chỉ có vài người bạn đến chia vui. Giấu nước mắt vào trong, bà nhủ thầm mình sẽ sống thật hạnh phúc để chứng minh cho mọi người thấy lựa chọn đúng đắn của mình.

Nhưng cưới nhau rồi, bà mới nhận ra rằng, yêu nhau mến nhau từ tiếng hát nhưng chẳng thể mang câu ca ra làm cơm mỗi bữa. Thế nên bà phải hy sinh quan họ, để chồng có thể yên tâm cống hiến đời mình cho niềm đam mê của cả hai người.

Mỗi cặp đôi lại mang một sắc thái riêng. Người quan họ vẫn dặn con cái rằng, nhỡ đam mê cái nghiệp này là cuộc sống luôn ở trên mây, trên gió. Những lời ca, làn điệu quan họ ngấm vào người rồi là lúc nào cũng văng vẳng bên tai, khó dứt ra được. Thế nên, đến tận bây giờ, lời nguyền “quan họ không được lấy nhau” vẫn còn là một thách thức thực sự với những cặp nhỡ say tiếng hát, nhỡ trộm mến nhau của những liền anh, liền chị.

Các liền anh liền chị là gì?

Liền anh là cách mà bọn Quan họ nữ dùng để gọi bọn Quan họ nam; liền chị là cách mà bọn Quan họ nam dùng để gọi bọn Quan họ nữ. Còn liền em là cách mà bọn Quan họ nam (hoặc nữ) dùng theo lối khiêm tốn để chỉ liền của mình khi đối thoại vói bọn Quan họ nữ (hoặc nam).nullVề chữ liền trong liền anh liền chị - Facebookm.facebook.com › notes › an-chi › về-chữ-liền-trong-liền-anh-liền-chị-_-a...null

Tại sao lại gọi là bọn Quan họ?

Một “bọn Quan họ” thường là những người trong một làng với nhau, với ý để đối đáp với làng khác. Dù bao giờ và ở đâu đều phải là một tập thể toàn nam hoặc toàn nữ. Người đứng đầu bọn Quan họ nữ gọi là “bà trùm”, người đứng đầu bọn Quan họ nam là “ông trùm”.nullVề bờ Bắc sông Cầu xem tục “ngủ bọn” quan họbacninh.dangcongsan.vn › tin-tuc › ve-bo-bac-song-cau-xem-tuc-ngu-bon...null

Gái Quan họ là gì?

Quan họ là lối hát đối đáp nam nữ giao duyên, thường được diễn xướng vào các dịp lễ hội (mùa xuân và mùa thu) và gặp gỡ bạn bè ở vùng Bắc Ninh (hiện nay là một tỉnh nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km về phía Đông Bắc). quan họ được gọi với tên đầy đủ là Dân ca Quan họ Bắc Ninh.nullQuan họ - Bách khoa Toàn thư Việt Nambktt.vn › Quan_họnull

Khi hát dẫn ca quan họ Bắc Ninh cả nhóm liền anh đợi đạp cùng cả nhóm liền chỉ được gọi là gì?

Quan họ truyền thống không có nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Đôi liền anh đối đáp với liền chị đươc gọi là hát hội, hát canh; hát cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, hát thờ, hát mừng.nullNét khác biệt trong Quan họ truyền thống và Quan họ mới - Bắc Ninhbacninh.gov.vn › news › details › net-khac-biet-trong-quan-ho-truyen-tho...null