Liên minh châu Âu được thành lập vào năm bao nhiêu?

Liên minh châu Âu [EU] là tổ chức kinh tế và chính trị lớn nhất toàn cầu, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Liên minh châu Âu EU là gì, Liên minh châu Âu ra đời vào năm nào, vai trò của EU là gì. Bài viết này của Investo sẽ giúp bạn giải đáp những nội dung trên.

Liên minh Châu Âu hay còn gọi là European Union [viết tắt là EU] là tổ chức liên chính phủ của các quốc gia thuộc châu Âu. Trụ sở của Liên minh châu Âu hiện nay được đặt ở thủ đô Brussels [nước Bỉ]. 

Tổ chức được thành lập vào ngày 01/01/11993 theo Hiệp ước Maastricht, dựa trên Cộng đồng châu Âu [EC]. Song nguồn gốc ban đầu của EU là Cộng đồng Than Thép châu Âu được thành lập năm 1951 với 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Sau đó đã liên tục mở rộng và gia tăng số thành viên, cũng như thẩm quyền của tổ chức. 

Đến thời điểm hiện tại, EU là liên minh kinh tế lớn nhất thế giới với diện tích là

4.422.773 km2, 500 triệu dân và 27 quốc gia thành viên.

Liên minh châu Âu EU là tổ chức gì? Đây là tổ chức liên chính phủ của các quốc gia ở châu Âu

Mục tiêu của Liên minh châu Âu EU là gì?

Liên minh châu Âu hoạt động với mục tiêu thiết lập và thúc đẩy sự hợp tác, đoàn kết giữa các quốc gia thành viên trong cả kinh tế, chính trị, an ninh, tiền tệ và đối ngoại. Tổ chức đã phát hành đồng tiền thống nhất [đồng Euro] để xóa bỏ rào cản thuế quan giữa các quốc gia thành viên. Qua đó thúc đẩy thương mại, xây dựng một hàng rào thuế quan thống nhất đối với việc nhập khẩu hàng hóa.

Bên cạnh đó, mục tiêu của Liên minh châu Âu là xóa bỏ hạn chế về việc tự do di chuyển của con người, tiền vốn, hàng hóa, dịch vụ. Nhờ vậy có thể tăng cường sự liên kết giữa các quốc gia, xây dựng thành một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới.

Mục đích của các nước EU là gì? Mục đích của EU là thúc đẩy hợp tác và hoàn thiện thị trường nội bộ thống nhất

Thành viên Liên minh châu Âu có bao nhiêu nước?

Như đã đề cập ở trên, ban đầu EU bao gồm 6 nước thành viên là Bỉ, Pháp, Đức, Ý, Luxembourg và Hà Lan. Sau đó liên tục gia tăng số thành viên gia nhập vào tổ chức. Cụ thể về việc gia nhập của các thành viên liên minh EU là gì qua từng năm như sau: 

    • Năm 1973 tăng lên 9 thành viên với dự gia nhập của Đan Mạch, Ireland và Anh.
    • Năm 1981 tăng lên 10 thành viên sau khi Hy Lạp trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu.
  • Năm 1986 tăng lên 12 với 2 thành viên mới là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
  • Năm 1995 tăng lên 15 thành viên, 3 thành viên mới là Áo, Phần Lan và Thụy Điển.
  • Năm 2004 tăng lên 25 thành viên, có đến 10 nước gia nhập vào tổ chức vào thời điểm này, bao gồm: Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia và Slovenia. 
  • Năm 2007 tăng lên 27 thành viên với sự gia nhập của Bulgaria và Romania.
  • Năm 2013 tăng lên 28 thành viên, thêm 1 thành viên mới là Croatia.
  • Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì tổ chức chỉ còn 27 thành viên. Lý do là vì Anh đã chính thức rời khỏi Liên minh vào ngày 31/01/2020.

Số lượng thành viên của EU là gì? Đó là 27 quốc gia thuộc châu Âu

Cơ cấu tổ chức của khối Liên minh châu Âu EU

Liên minh châu Âu EU là một thực thể kinh tế, chính trị đặc thù với mục tiêu tạo ra một thị trường chung và khu vực thương mại tự do giữa các nước thành viên. Để đạt được mục tiêu này, EU cần xây dựng một hệ thống thể chế mạnh để có thể điều hành, giám sát mọi hoạt động. Vậy cụ thể cơ cấu tổ chức của EU là gì?

Hội đồng châu Âu

Hội đồng châu Âu là cơ quan có quyền lực tối cao của EU, bao gồm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch EC và các nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng của 27 nước thành viên. Định hướng chiến lược và các quyết định quan trọng của EU là gì sẽ do Hội đồng châu Âu đưa ra. Những nội dung này chủ yếu được thông qua dựa trên hình thức đồng thuận.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng châu Âu sẽ kéo dài 2,5 năm và nắm giữ tối đa 2 nhiệm kỳ.

Hội đồng Bộ trưởng

Hội đồng Bộ trưởng [Council of Ministers] là cơ quan đưa ra định hướng chính sách, quyền quyết định trong tổ chức EU. Hội đồng bao gồm 27 đại diện [thường là cấp Bộ trưởng] của các nước thành viên.

Vị trí chủ tịch của Hội đồng Bộ trưởng sẽ không cố định mà sẽ thay đổi luân phiên giữa các thành viên 6 tháng một lần. Một vị trí khác cũng rất quan trọng là Tổng thư ký - người đại diện cho chính sách ngoại giao của tổ chức.

Hội đồng Bộ trưởng của Liên minh châu Âu sẽ thay đổi luân phiên 6 tháng một lần

Nghị viện châu Âu

Nghị viện châu Âu là một trong hai bộ phận lập pháp của Liên minh châu Âu [bộ phần còn lại là Hội đồng Bộ trưởng]. Cơ quan này gồm các Nghị sĩ với nhiệm kỳ 5 năm, được bầu cử trực tiếp bởi thành viên của tổ chức. Vị trí ngồi của Nghị sĩ trong Nghị viện sẽ phân theo nhóm chính trị, không theo quốc tịch. Còn chức vụ Chủ tịch Nghị viện thì có nhiệm kỳ 2,5 năm, được bầu bởi Nghị sĩ.

Nghị viện châu Âu có nhiệm vụ phối hợp cùng Hội đồng Bộ trưởng ban hành luật pháp trong hầu hết lĩnh vực. Đồng thời có quyền thông qua ngân sách, giám sát việc thực hiện chính sách, chi tiêu của Liên minh. Ngoài ra, cơ quan này còn có quyền thông qua hoặc bãi miễn chức vụ của ủy viên trong Ủy ban châu Âu.

Uỷ ban châu Âu

Ủy ban châu Âu là cơ quan điều hành của khối Liên minh. Cơ quan này hoạt động độc lập, có nhiệm vụ đề xuất các đạo luật, thực thi, giám sát việc triển khai điều luật và hiệp ước của EU.

Chủ tịch của Ủy ban châu Âu do Chính phủ các quốc gia thành viên thống nhất đề cử. Chủ tịch có nhiệm kỳ là 5 năm và chỉ bị bãi miễn nếu Nghị viện châu Âu nhất trí. Vị trí ủy viên của Ủy ban cũng có nhiệm kỳ 5 năm, được bổ nhiệm dựa trên sự thỏa thuận giữa 27 quốc gia thành viên và phê chuẩn bởi Nghị viện.

Ủy ban châu Âu là cơ quan có nhiệm vụ đề xuất và thực thi, giám sát việc thực hiện các điều luật ở EU

Ngoài 4 cơ quan chính ở trên thì Liên minh châu Âu còn có 3 cơ quan khác thuộc cơ cấu tổ chức, đó là:

  • Ngân hàng Trung ương châu Âu: Chính sách tiền tệ của EU là gì sẽ do cơ quan này điều hành.
  • Tòa án Công lý Liên minh châu Âu: Là cơ quan tư pháp, có nhiệm vụ giải quyết và áp dụng luật, điều ước quốc tế có liên quan.
  • Tòa án Kiểm toán châu Âu: Là cơ quan kiểm toán, có nhiệm vụ kiểm tra việc sử dụng ngân sách của tổ chức.

Các giá trị to lớn mà các nước Liên minh châu Âu mang lại

  • Giá trị cốt lõi mà Liên minh châu Âu mang lại đó chính là sự hòa hợp, công bằng và đoàn kết. Giữa các quốc gia không có sự phân biệt đối xử.
  • Mỗi quốc gia thành viên được tự do đi lại trong khu vực EU. Tổ chức cũng đề cao quyền tự do trong tư tưởng, tôn giáo, ngôn ngữ và bảo mật thông tin. 
  • Dân chủ đại diện là mô hình quản lý của EU, cho phép mọi thành viên tham gia vào quyết định chính trị thông qua quyền bỏ phiếu và tranh cử.
  • Bình đẳng giữa nam và nữ là một yếu tố quan trọng trong tất cả chính sách của Liên minh châu Âu.
  • Luật pháp là nền tảng của tổ chức, mọi quyết định và hiệp ước đều được thực hiện đều mang tự nguyện và dân chủ. Mọi vấn đề về luật pháp và công lý sẽ được duy trì một cách độc lập. Tòa án Công lý Châu Âu là cơ quan đưa ra phán quyết cuối cùng và được mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng.
  • Nhân quyền là giá trị quan trọng của EU, được bảo vệ bởi Hiến chương về các quyền cơ bản. Tất cả công dân đều được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử, tôn trọng quyền con người, bảo mật thông tin và tiếp cận với công lý.

Giá trị mang lại của EU là gì? Đó là sự hòa hợp, dân chủ, tự do, bình đẳng, nhân quyền và tôn trọng pháp luật của các nước EU

Một số thách thức mà Liên minh châu Âu đối mặt

  • Khủng hoảng năng lượng: Việc EU và Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga khiến quan hệ giữa các nước gặp mâu thuẫn. Đồng thời nguồn năng lượng từ Nga cho châu Âu cũng bị khan hiếm. Hệ lụy là giá năng lượng tăng cực mạnh, nhiều trạm phát không thể hoạt động trong thời gian dài. Các nước EU đã phải chi hàng trăm tỷ euro để đối phó với tình trạng này.
  • Chia rẽ, bất đồng trong nội bộ: Bên cạnh những bất hòa do vấn đề năng lượng, việc Ủy ban châu Âu xử lý như thế nào về sử dụng dự trữ khí đốt cũng có thể đe dọa đến đoàn kết nội bộ. Ngoài ra, vấn đề thị thực cho công dân Nga cũng gây ra nhiều tranh cãi khi một số nước tuyên bố giảm/đình chỉ thị thực cho du khách Nga thì số khác lại phản đối.
  • Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang cao: Số lượng người thất nghiệp trong khu vực Liên minh châu Âu đã lên đến 15 triệu người. Trong đó cao nhất là Tây Ban nha với 14,9% và thấp nhất là Luxembourg với 2,2%.
  • Lạm phát tăng phi mã: Tháng 08/2022, tỷ lệ lạm phát của châu Âu dã tăng lên mức 10,1%. Tại Eurozone, lạm phát cũng đã tăng lên 9,1%, cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2021 là 3,2% ở EU và 3% ở Eurozone.
  • Bất ổn trong xã hội: Nhiều nước trong EU xuất hiện tình trạng biểu tình phản đối chính phủ do lạm phát, giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao.
  • Khủng hoảng di cư: Trong 6 tháng đầu năm 2022, số lượng người di cư ở EU đã tăng lên 84% so với năm 2021.

EU đang nỗ lực để giải quyết những thách thức này, tuy nhiên vẫn khá khó khăn. EU cần đổi mới một cách mạnh mẽ hơn và tăng cường đoàn kết để giúp khu vực trở lại trạng thái ổn định kinh tế, xã hội.

Những thách thức của khối EU là gì cần được giải quyết một cách hợp lý để đảm bảo sự đoàn kết và phát triển của Liên minh

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về Liên minh châu Âu EU là gì, cũng như giải đáp thắc mắc Liên minh châu Âu EU là tổ chức có tính chất gì, vai trò và cơ cấu ra sao. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về tổ chức này. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin mới nhất về EU, cũng như các tổ chức khác trên toàn cầu, hãy theo dõi các bài viết trên website của Investo.vn nhé!

Liên minh châu Âu ra đời vào năm bao nhiêu?

Vào ngày 25 tháng 3, Liên minh châu Âu sẽ kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp ước Rome, bước đầu tiên hướng đến một châu Âu thống nhất. Kể từ khi các Cộng đồng châu Âu ra đời vào năm 1957, công dân các Nước Thành viên của chúng tôi đã được hưởng sáu thập niên hoà bình, thịnh vượng và an ninh chưa từng có trong tiền lệ.

EU có bao nhiêu thành viên 2023?

Liên minh châu Âu [the European Union, gọi tắt là EU] hiện bao gồm 27 nước thành viên: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Slô-va-kia, Slô-ve-nia, Lít-va, Lát-vi-a, Exờ-tô-nia, Man-ta, Síp, Bun-ga-ri và Ru- ...

Liên minh châu Âu EU có bao nhiêu nước?

European Union [EU] là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu. Từ 6 thành viên ban đầu, hiện nay có 28 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập với tên gọi hiện nay theo Hiệp ước về Liên minh châu Âu năm 1992, thường gọi là Hiệp ước Maastricht.

Tính đến năm 2004 EU có bao nhiêu thành viên?

Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên thành 15. Năm 2004, tăng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.

Chủ Đề