Lớp học Ngôn ngữ ký hiệu ở Hà Nội

[ĐHVO]. Bằng lòng đam mê ngôn ngữ và sự yêu quý người điếc, Hà My [sinh viên K28, khoa quan hệ quốc tế, Học viên báo chí và tuyên truyền] đã quyết tâm trở thành một phiên dịch viên ngôn ngữ giành cho người điếc. Cô được ví như cây cầu kết nối giữa 2 thế giới người điếc với người bình thường.

Bén duyên với nghề

Hà My, tình cờ biết tới ngôn ngữ ký hiệu, qua người bạn thân có cùng khả năng học ngôn ngữ với mình. Bằng sự kiên trì và khả năng hoà đồng Hà My học ngôn ngữ này rất nhanh. Cô cảm thấy cực kỳ thích thú với loại ngôn ngữ này. Mới ra trường, cô có thu nhập chưa ổn định, phải chắt chiu từng đồng tiền ăn sáng, để đăng ký khóa học do chính một thầy giáo là người điếc mở ra đào tạo cho cả người nghe và người điếc với mức học phí là 80k/1 buổi.

Đếm số ngôn ngữ ký hiệu theo tiếng Việt Nam từ 0 đến 9

Những ngày đầu, Hà My được dạy bảng chữ cái ngón tay, sau đó là các ký hiệu giao tiếp cơ bản để có thể giới thiệu bản thân, hầu hết những người học ký hiệu chỉ dừng lại ở những bước này. Cô cảm thấy yêu thích ngôn ngữ ký hiệu, càng học, càng bị cuốn hút. Chính thầy dạy và các bạn điếc đánh giá, Hà My là người có năng khiếu với ngôn ngữ ký hiệu. Với vốn  ngoại ngữ sẵn có và lòng nhiệt tình, Hà My hoà mình cùng các bạn, cùng chia sẻ những kiến thức khác nhau trong cuộc sống, cả những niềm vui và nỗi buồn.

Khi lớp học kết thúc, Hà My đăng ký vào dự án Giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường [IDEO] - Đây là một bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của cô sau này.

Lúc đó, Hà My cũng nhận được công việc ở một kênh phát thanh trong thành phố Hồ Chí Minh, nên trong tuần thì đi làm ở đài, tối và các ngày cuối tuần thì tới các gia đình, có trẻ điếc cùng giáo viên người điếc để dạy ký hiệu cho các bé và cha mẹ.

Nghề ngôn ngữ ký hiệu vẫn còn nhiều khó khăn

Hà My vừa học ngôn ngữ ký hiệu, lại vừa đi làm cho làm cộng tác viên viết bài cho Tiin.vn, làm biên tập cho chương trình âm nhạc XoneFM /phát sóng trên VOV3, sản xuất chương trình cho Trắng TV… với mức thu nhập ổn định. Tuy nhiên, thời gian dành cho những công việc này đã chiếm hết thời gian của cô, nhưng với đam mê với ngôn ngữ ký hiệu, Hà My vẫn tranh thủ từng chút một để có thể theo đuổi niềm đam mê. Hà My chia sẻ: “Bởi những công việc làm là những công việc giờ hành chính, cho nên nhiều khi, phải trốn ra ngoài để làm phiên dịch cho các bạn điếc”.

Đến năm 2017, cô trở về Hà Nội quyết định từ bỏ những công việc hành chính với mức thu nhập ổn định, để giành nhiều thời gian hơn với công việc làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu. Bên cạnh đó, Hà My vẫn dành một phần thời gian [part time] để làm phiên dịch cho các công ty truyền thông để hoàn thành tâm nguyện của mình là phiên dịch viên cho người điếc. Nhiều đêm, Hà My thức trắng đêm đến 3 giờ sáng để học thuộc những từ ngữ ngữ của ngôn ngữ ký hiệu nhiều mảng như: Pháp luật, y tế, môi trường… những ngôn ngữ này, người điếc rất ít biết đến.

Những lần, Hà My làm phiên dịch viên ngôn ngữ ký hiệu tự nguyện, miễn phí mà không được trả lương mà cũng thấy vui, không một chút bận tâm tính toán.

Từ khi có Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật thì vai trò của phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu đã được nâng cao hơn.

Tổ chức phi chính phủ “NGO”

Hiện tại, chưa có mã ngành và mã nghề cho phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và vẫn còn ít người biết đến nên những người làm nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để sống là một điều khó khăn. Do đó, Hà My vẫn phải làm nhiều nghề một lúc như: Làm truyền thông, làm phim, cả phiên dịch viên ngôn tiếng anh… để trang trải cuộc sống và theo nghề.

Hà My phiên dịch viên cho các bạn điếc tại nhà tù Hoả Lò [ Ảnh nhân vật cung cấp].

Hà My chia sẻ: "Ở nước ngoài có cả những giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, luật sư là người điếc; bởi ở nước ngoài trình độ phát triển cộng đồng người điếc là rất cao, vốn từ vựng của họ rất là phong phú. Mình ước gì, cộng đồng người điếc nước mình, sẽ có rất nhiều người chinh phục được các học hàm, học vị cao nhất như người bình thường.

Cảm ơn Hà My, cô đã chia sẻ với bạn đọc về nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, để từ đó có cái nhìn thấu hiểu hơn về nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu và các phiên dịch viên như Hà My. Hy vọng, trong tương lai, ngôn ngữ ký hiệu sẽ có mã nghành, mà nghề để từ đó các bạn trẻ có thể lựa chọn đó là cái nghề kím sống và phát triển. Để cây cầu kết nối, người điếc và người nghe nhiều hơn và tiến tới không còn rào cản giữa người điếc và nghe.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Dân số, tại Việt Nam có khoảng 2.5 triệu người điếc và người  khiếm thính. Trong khi đó, số lượng phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp chỉ khoảng 10 người, một mức chênh lệch lớn [0,0004%], dù số lượng nhu cầu giao tiếp với người nghe của người điếc là vô cùng. Đa số, người học ngôn ngữ ký hiệu là người không chuyên, đó là người nhà người điếc chỉ học ở mức giao tiếp thông thường hàng ngày.

Nguyễn Văn Sự [NS].

Ngôn ngữ ký hiệu, hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ dùng để chỉ cách thức biểu đạt sử dụng đôi bàn tay thay cho âm thanh của tiếng nói. Ngôn ngữ ký hiệu do người điếc [deaf, hoàn toàn không thể nghe thấy] và người khiếm thính [hard-of-hearing, nghe kém] tạo ra nhằm giúp họ có thể giao tiếp với nhau trong cộng đồng của mình và với những người nghe nói trong xã hội.

Tại chuỗi cà phê KymViet, khách hàng đến quán luôn có thể gọi món dễ dàng khi sử dụng cuốn thực đơn sẵn có, hoặc lựa chọn sử dụng những thủ ngữ đơn giản để giao tiếp với nhân viên pha chế người điếc tại quán. Tuy nhiên, việc không được tiếp cận thủ ngữ một cách bài bản đôi khi lại trở thành rào cản khiến người nghe nói không "dám" sử dụng thủ ngữ, vì sợ "nói" sai, dẫn đến cảm giác ngại ngùng, xấu hổ. Vì vậy, họ chọn cách đơn giản hơn là sử dụng thực đơn.

Phần đông trong cộng đồng "người Nghe" [có khả năng nghe bình thường] hay dùng từ “khiếm thính” và tránh dùng từ “điếc”. Nhưng trong cộng đồng những người không có khả năng nghe thì họ tự gọi mình là người Điếc.

Lớp học thử nghiệm đầu tiên được truyền cảm hứng từ một bài hát

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện kéo dài một tháng để mừng sinh nhật 09/03 của thành viên Min Yoongi [BTS] do blog Floral Wings chủ trì, một lớp học ngôn ngữ ký hiệu thông qua lời bài hát đã được mở ra. Đại diện của blog chia sẻ: "Vào mùa hè năm 2021, thần tượng của chúng mình - BTS đã cho ra mắt một bài hát mang tên 'Permission to dance', trong đó một số động tác vũ đạo được lấy cảm hứng từ ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người điếc. Từ lúc đó, chúng mình đã luôn muốn có thể tiếp cận được với văn hóa điếc và ngôn ngữ ký hiệu trong thế giới của các bạn ấy. Tuy nhiên, mãi đến tháng 3 năm nay, khi Hà Nội bắt đầu dần mở cửa trở lại, chúng mình mới có cơ hội được thực hiện dự định này. Và may mắn làm sao, KymViet đã hoàn toàn ủng hộ ý tưởng đó."

Theo blogger, việc đến KymViet, mua một cốc nước để ủng hộ quán là một điều tốt, nhưng điều này sẽ không giúp được công chúng hiểu hơn về văn hóa điếc. "Mô hình quán cà phê người điếc không hề xa lạ trên thế giới này, đó là cách mà hàng trăm ngàn con người trên thế giới nỗ lực để truyền tải văn hóa điếc đến với số đông, mở một cánh cửa khiến người điếc có thể tự tin và hòa nhập. Mình tin nếu kiên trì lan tỏa, sẽ ngày càng có nhiều người hiểu hơn, và đó cũng là những điều mà thần tượng của chúng mình đang truyền tải."

Ngôn ngữ ký hiệu Hàn Quốc trong bài hát "Permission to dance" đã truyền cảm hứng cho blog Floral Wings mở ra lớp học Ngôn ngữ ký hiệu cùng KymViet.

Một cú chạm rất khẽ vào thế giới người Điếc

Floral Wings cũng nhận định, một lớp học 2 tiếng thì chỉ có thể là một "cú chạm" nhẹ với cả một nền văn hóa lớn lao, nhưng nếu những nội dung được truyền đạt một cách thú vị, chắc chắn sẽ thu hút được nhiều người và "nảy mầm" những điều tốt đẹp.

Lớp học trải nghiệm do cô Nguyễn Thị Đính, hiện là người phụ trách đội ngũ nhân viên pha chế của KymViet, trực tiếp giảng dạy. Mọi học viên đã được giới thiệu những kiến thức căn bản về thủ ngữ, cách thức chào hỏi và gọi cà phê ngay tại KymViet, cũng như một số đoạn trong bài hát "Permission to dance".

Cô Đính cũng cho biết, trên thế giới có rất nhiều kiểu ngôn ngữ ký hiệu, và những gì được học là hệ thống ký của người Việt Nam. Không chỉ vậy, thế giới người điếc cũng có thể có "teencode", khi những bạn trẻ sẽ sử dụng thủ ngữ một cách phóng khoáng và cá tính hơn.

Giảng viên Nguyễn Thị Đính hướng dẫn cách gọi đồ uống trong quán cà phê.
Trần Ngọc Mai, người điếc, trợ giảng lớp học, nhân viên pha chế tại quán cà phê KymViet.
Cô Đính cho biết, việc tiếp xúc với các bạn câm điếc trong thời gian dài đã khiến cô luôn có phong thái tương đối từ tốn, và người học cũng cần hết sức nhẫn nại mới có thể bước chân được vào thế giới của ngôn ngữ ký hiệu.
Học viên sẽ được chỉnh dáng tay để có thể truyền đạt được ngôn ngữ người điếc một cách chính xác nhất.

Mỹ Hạnh [giáo viên tiếng Nhật] đã đưa con gái của mình đến trải nghiệm lớp học: "Trước giờ, mình luôn nghĩ rằng người khuyết tật sẽ rất khó hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng, những nơi như lớp học này của KymViet đã làm thay đổi suy nghĩ của mình về người điếc nói riêng cũng như người khuyết tật nói chung. Mình mong rằng lớp học thủ ngữ sẽ được tổ chức định kỳ để mình có thể tìm hiểu nhiều hơn."

Trường Giang [freelance designer] cũng có chung suy nghĩ tích cực về lớp học: "Đây là một trải nghiệm khá là tuyệt vời. Học ngôn ngữ ký hiệu ở KymViet hôm nay khiến tôi có cảm giác khá khó tả, như thể được khai sáng một ngôn ngữ thứ hai của chính người Việt. Những kiến thức mới mẻ này khiến tôi rất hào hứng và phấn khích."

Anh cũng cho biết thêm: "Thực ra việc học ngôn ngữ ký hiệu với một người bình thường cũng không dễ dàng gì. Một lớp học trải nghiệm ngắn không thể truyền tải được sâu sắc tất cả mọi thứ, nhưng lớp học mở đầu này khiến tôi muốn tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn nữa."

Sau khi lớp học thử nghiệm đầu tiên kết thúc tốt đẹp, trao đổi với Ngày nay, anh Kiều Tuấn, quản lý của KymViet có tiết lộ dự định kiện toàn lại giáo trình giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu căn bản, sau đó đưa vào ứng dụng một cách bài bản hơn trong chuỗi cà phê KymViet, hiện đã có 3 cơ sở tại Hà Nội và đang nghiên cứu mở rộng ra Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.

Những nỗ lực này không những làm phong phú thêm các hoạt động của KymViet, mà còn tạo cơ hội cho những người điếc được hòa nhập một cách bình thường và thoải mái hơn với xã hội. Giống như bà Martine Lejeau Perry, người mở ra quán ngôn ngữ ký hiệu Le Café Signes [Paris] từng nói: "Người điếc sợ thế giới nghe, sợ không hiểu, và người có thể nghe sợ người điếc. Nhưng mọi người đều học hỏi, và đây là một cuộc hành trình cho tất cả mọi người."

Mỗi học viên sẽ được nhận bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để có thể tự ôn tập sau lớp học.
Cô Nguyễn Thị Đính và các học viên của lớp học trải nghiệm Ngôn ngữ ký hiệu.
Học viên nhí chăm chú nghe giảng tại lớp học.

KymViet khởi đầu với phân xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Một phần lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm này được sử dụng để xây dựng không gian kết nối cộng đồng KymViet Space. Tại đây, khách hàng có thể tham gia trải nghiệm để thấu hiểu cuộc sống của người khuyết tật: lắng nghe chia sẻ của họ trong các buổi trao đổi, tham quan khu vực làm việc của họ, học cách giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, thử làm công việc khâu thú bông. Bằng cách này, cộng đồng có thể thay đổi nhận thức sai lệch về người khuyết tật nói chung và người điếc nói riêng thông qua trải nghiệm và cảm nhận không gượng ép.

KymViet chính thức trở thành thành viên Mạng lưới Sáng kiến phát triển vì cộng đồng NICE vào năm 2020.

Bài hát được hướng dẫn thể hiện bằng ngôn ngữ ký hiệu trong lớp học.

* Ảnh do KymViet cung cấp

Video liên quan

Chủ Đề