Lương khởi điểm bậc tiến sĩ từ 2023

Cùng là "thầy" nhưng thầy giáo (ngành giáo dục) thì có phụ cấp thâm niên nghề, còn thầy thuốc (ngành y tế) thì không! Đó là ý kiến của nhiều y bác sĩ và không ít lần Công đoàn ngành y tế, Bộ Y tế cũng đã lên tiếng. Tiền lương, chế độ đãi ngộ cho y, bác sĩ tại bệnh viện công lập hiện đang ở mức rất thấp,  không đủ sức "giữ chân" họ.

Lương khởi điểm bậc tiến sĩ từ 2023
Các bác sĩ thực hiện một ca phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Theo đề xuất của Bộ Y tế, cần tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%. Đồng thời, sớm xem xét và ban hành Nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản. Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

Theo quy định của Bộ Nội vụ, mức lương của bác sĩ hiện tại cũng giống như lương của các ngành nghề khác. Với mức lương cơ bản (cơ sở) hiện là 1.490.000 đồng/tháng.

Với quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế).

Nếu mức lương khởi điểm của bác sĩ được nâng lên bậc 2 (2,67), số lương (chưa tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật thủ thuật) sẽ là 3.978.300 đồng, tăng 491.700 đồng/tháng so với hiện nay.

Theo các chuyên gia, đề xuất tăng mức lương khởi điểm lên bậc 2 là một tin vui đối với các bác sĩ mới ra trường. Tuy nhiên, đối với các bác sĩ đang công tác tại bệnh viện công, mức lương hiện nay chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống. 

Một chuyên gia khác cho rằng, chuyện học phí trường y tăng, trong khi lương bác sĩ lại thấp là một nghịch lý nhìn thấy rõ.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, đại diện Vụ Tổ chức- Cán bộ, Bộ Y tế cho biết: Ngoài đề xuất tăng lương khởi điểm lên bậc 2, trước đây, từ năm 2011, Bộ Y tế đã có đề xuất phụ cấp thâm niên nghề cho ngành y nhưng chưa được chấp thuận. Đối với các chuyên khoa khó có bác sĩ như tâm thần, lao, phong... cần được tăng mức phụ cấp. Bộ Y tế, Công đoàn ngành y tế cũng đã đề xuất nhiều lần nhưng chưa được. 

"Có tỉnh chỉ có 1-2 bác sĩ chuyên khoa tâm thần nên vấn đề đảm bảo chuyên khoa ở tỉnh đó rất khó, đừng nói đến việc phát triển chuyên khoa. Vì vậy phải thu hút sinh viên học ngành này, thu hút bác sĩ bằng phụ cấp 100%" - vị này nói. 

Trước đó, bên cạnh các đề nghị nâng hệ số lương khởi điểm của bác sĩ, hay nâng mức phụ cấp từ 20-70% lên 100%, mở rộng nhóm người được hưởng phụ cấp... thì Công đoàn ngành y tế đã có kiến nghị áp dụng thêm chính sách thâm niên nghề, thu hút nhân sự cho ngành đặc thù. Họ cho rằng hiện nhân viên y tế không được hưởng chính sách thâm niên nghề.

Các ngành đặc thù như hồi sức cấp cứu, tâm thần chữa bệnh phong, lao, HIV/AIDS... khó tuyển dụng, thiếu hụt bác sĩ, giám định viên... Các công việc này có yếu tố nguy hiểm, cần tập trung cao độ tâm sức, trí tuệ nhưng chưa có cơ chế thu hút lao động, nguy cơ không thiếu nhân lực chất lượng cao.

Không ít tiến sĩ đang phải đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn đam mê hay từ bỏ để đi theo cái gọi là “cơm áo gạo tiền”.

Lương 10 năm tăng… 500 ngàn đồng

Tiến sĩ K.H từng tốt nghiệp cử nhân và tiến sĩ tại Đại học kỹ thuật Darmstad (Liên bang Đức). Có khoảng thời gian chị được mời về làm việc tại Viện nghiên cứu cơ khí Annodor Đức, với mức lương khởi điểm 2.300 Euro, tương đương gần 55 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên mong muốn về quê hương cống hiến và cũng là tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tiến sĩ K.H đồng ý làm việc tại một trường đại học ở Việt Nam từ năm 2010, mức lương chị được nhận 4 triệu đồng/tháng cùng 500 ngàn tiền phụ cấp.

Lương khởi điểm bậc tiến sĩ từ 2023

 Nhiều nhà khoa học trẻ cống nghiên cho cứu hơn 10 năm nhưng mức lương nhận được chỉ 4,5 triệu đồng/tháng, liệu họ có bằng lòng? (Ảnh minh họa)

Tính đến nay gần 10 năm gắn bó và làm việc, dù hài lòng với lựa chọn của mình, nhưng chế độ đãi ngộ là điều tiến sĩ H băn khoăn nhất. Vì số tiền lương chị nhận được quá ít hỏi, cống hiến gần một thập kỷ lương mới tăng thêm được 500 ngàn đồng, tức là tăng trung bình 50 ngàn đồng/năm. "Quá bèo bọt", chị nói.

Làm bài toán so sánh với thu nhập của nhiều sinh viên mới ra trường có thể nhận mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng mới thấy rõ sự khập khiễng, không hợp lý.

"Tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài, có kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế, trình độ tiếng Anh tốt làm việc trong môi trường giáo dục đại học mà chỉ nhận mức lương từ 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng. Chính điều đó khiến những nhà khoa học không mấy mặn mà với công việc nghiên cứu", tiến sĩ H phân tích.

PGS.TS Ngọc Dung, giảng viên một trường đại học cho biết, để hoàn thành chương trình học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, người đó phải tiêu tốn trung bình từ 100- 300 triệu đồng tùy vào ngành học và số tiền phân bổ cho các công trình nghiên cứu.

“Trong khi mức lương nhận được theo học hàm, học vị chỉ 3- 4,5 triệu đồng/tháng. Như vậy một nhà khoa học phải 'nhịn ăn, nhịn tiêu' 10 năm mới đủ tiền để đi học lấy một cái bằng”, PSG Dungnói.

Sự chênh lệch trong tỷ giá và chế độ lương dẫn đến tình trạng không ít các nhà khoa học trẻ không muốn về Việt Nam cống hiến, đúng hơn là họ không mặn mà với số tiền ít ỏi ấy.

PGS Dung cho rằng, để đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình gần như các giảng viên tiến sĩ, phó giáo sư phải tích cực dạy thêm, tham gia hướng dẫn các bạn nghiên cứu sinh và cũng phải tích cực nghiên cứu khoa học đến bạc cả đầu mới may chăng đủ nuôi gia đình.

Lương thấp nhưng sao vẫn cố làm?

Mức lương đãi ngộ cho các tiến sĩ, phó giáo sư đều được cho là quá thấp so với mặt bằng chung thu nhập của xã hội. Nhưng tại sao không mấy ai chịu từ bỏ nghề nghiên cứu?

Chia sẻ về điều này, TS Lương Thu Hoài nói điều đó nghĩa là họ chấp nhận sự hạn chế này để đánh đổi lấy vinh quanh trong nghề. “Nói đúng hơn là chúng tôi buộc phải bằng lòng với chế độ đãi ngộ để được tiếp tục sống với nghiên cứu”, TS Hoài nói.

Tuy nhiên theo TS Hoài, không thể cào bằng tất cả, lương tiến sĩ đại học lại bằng lương của giáo viên phổ thông. Chúng ta nên thêm những quy định riêng cho từng đối tượng để tạo nhiều động lực cho đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư chuyên tâm nghiên cứu.

Nếu cứ kéo dài mãi như vậy, rồi đến một ngày gánh nặng mưu sinh lớn dần, nhà khoa học không đủ sức chống chọi thì khi đó họ sẽ thôi ước mơ về đam mê.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM phân tích, nếu xét theo khu vực các nước Đông Nam Á, mức lương của nhà khoa học Việt Nam hơi thấp, nếu không muốn nói là quá “bèo”.

Tiến sĩ Sơn phân tích về một số điểm tồn tại trong chế độ đãi ngộ với giới khoa học. Thứ nhất là sự mất cân bằng trong chế độ tiền lương và thu nhập chính đáng của giảng viên; giữa làm việc và cống hiến.

Thứ hai, sự mất cân bằng về thi đua và khen thưởng, do chưa xác định đúng mối quan hệ giữa chất lượng chuyên môn, hiệu quả công việc với chức danh nghề nghiệp và danh hiệu thi đua, danh hiệu nghề nghiệp. Thứ ba, sự mất cân bằng giữa nhu cầu quản trị đại học với cơ chế tự chủ đại học hiện hành và cách thức lựa chọn các vị trí đứng đầu còn lúng túng.

Vị PGS này cho rằng điều quan trọng là các đại học song song với công tác tự chủ nên có thêm những chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các nhà khoa học. Khi họ được quan tâm tạo điều kiện tốt để làm nghiên cứu, có các khoản tài trợ thường xuyên cho đề tài, thì mới mong tầng lớp tinh hoa phát huy tốt khả năng.

"Tất nhiên việc thay đổi chế độ đãi ngộ không phải chuyện 'một sớm, một chiều", PGS Sơn nói.