Luyện từ và câu lớp 4 ôn tập giữa học kì 2

I. Ôn tập về dấu câu

1. Dấu chấm

- Dấu chấm đặt cuối câu để kết thúc một câu kể

VD:

Trời nắng như nung mà mẹ vẫn phải lội ruộng cấy.

2. Dấu chấm hỏi

- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi để kết thúc câu hỏi

VD:

- Tối nay, mấy giờ mẹ về ạ?

3. Dấu chấm than

- Dấu chấm than đặt cuối câu cảm hoặc câu cầu khiến

VD

- Buồn quá!

- Chị đóng giúp em cái cửa với!

4. Dấu phẩy

Tác dụng của dấu phẩy

- Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

VD:

Lan, Nga,Hùng, Thoa đều là những học sinh học giỏi trong lớp.

- Ngăn cách trạng ngữ ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

VD:

Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con chim họa mi ấy lại hót vang lừng.

- Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

VD:

Bố đi công tác, mẹ đi làm, chị Lan chăm lo mọi công việc trong nhà thay bố mẹ.

5. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

- Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

VD:

Loan hoảng hốt nói với Hoa:

- Chúng mình muộn giờ thi rồi.

- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

VD:

Trên bàn bày la liệt đủ thứ: Sách, vở, hộp thuốc, giấy tờ, bát, đĩa,…

6. Dấu ngoặc kép

Tác dụng của dấu ngoặc kép:

- Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật

VD:

Hòa nghĩ: “Mình không thể làm mẹ buồn thêm nữa”.

- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ dùng với ý nghĩa đặc biệt.

VD:

Cả lớp ồ lên thích thú, thì ra là Ngọc “danh ca” đã quyết định đứng lên hát một bài.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật

VD:

Ngọc nói với mẹ: “Con hứa sẽ cố gắng chăm học mẹ ạ”.

7. Dấu gạch ngang

Tác dụng của dấu gạch ngang:

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VD:

- Anh đi đâu đấy?

- Anh vừa đi họp về.

- Đánh dấu phần chú thích.

VD:

Lan – hoa khôi của trường là một cô gái vừa đẹp người lại đẹp cả nết.

- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê

VD:

Công việc cần làm trong ngày:

- Nấu cơm

- Dọn dẹp nhà cửa

- Đón em

- Hoàn thành bài tập

II. Mở rộng vốn từ nam và nữ

1. Những phẩm chất đặc trưng của nam và nữ

- Những phẩm chất đặc trưng của nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ, thích ứng được với mọi hoàn cảnh,…

- Những phẩm chất đặc trưng của nữ: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn, biết quan tâm đến mọi người,…

2. Mở rộng vốn từ: Nam và nữ

- Dũng cảm: dám đương đầu với sức chống đối, với nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- Cao thượng: cao cả, vượt lên trên những cái tầm thường, nhỏ nhen

- Năng nổ: ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong mọi công việc chung

- Dịu dàng: gây cảm giác dễ chịu, tác động êm đẹp đến các giác quan hoặc tinh thần

- Khoan dung: rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm

- Cần mẫn: siêng năng và lanh lợi

III. Mở rộng vốn từ: Trẻ em

- Các từ đồng nghĩa với từ trẻ em:

+Không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng: trẻ, trẻ con, con trẻ,..

+Có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,….

+Có thái  độ coi thường: con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con,…

- Một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến trẻ nhỏ:

+Tre già măng mọc

+Tre non dễ uốn

+Trẻ người non dạ

+Trẻ lên ba, cả nhà học nói

+…

IV. Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận

- Mở rộng vốn từ Quyền

+Quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi: quyền  lợi, nhân quyền.

+Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm: quyền hạn, quyền hành, quyền lợi, thẩm quyền.

- Mở rộng vốn từ bổn phận

+Nghĩa vụ: việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, với người khác.

+Phận sự: phần việc thuộc trách nhiệm của một người

+Địa phận: phần đất thuộc một địa phương, một nước, một đối tượng.

Ôn tập giữa học kì 2 phần luyện từ và câu

Ôn tập giữa học kì 2 phần luyện từ và câu

I. Ngữ pháp

1. Câu kể

a, u kể Ai làm gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, [người, con vật  hay đồ vật, cây cối được nhân hóa]; trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nêu lên hoạt động của người, con vật [ hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa] trả lời cho câu hỏi: Làm gì?, thường do động từ, [cụm động từ] tạo thành.

VD: Chị tôi đan nón lá cọ để xuất khẩu.

b, u kể Ai thế nào?  gồm có hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật; trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Thế nào?, chỉ đặc điểm , tính chất hoặc trạng thái của sự vật; thường do tính từ, động từ, [cụm tính từ, cụm động từ] tạo thành.

VD: Chị tôi rất xinh.

c, u kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi: Ai [ cái gì, con gì]?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, nối với chủ ngữ bằng từ là, trả lời câu hỏi: Là gì ?, thường do danh từ, [cụm danh từ] tạo thành.

VD: Chị tôi là sinh viên đại học Y.

2. Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu:

a. Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

VDÔng hỏi tôi: “ Cháu học thế nào?”

b. Phần chú thích trong câu:

VD:   Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu – Pa - xcan nói.

c. Các ý trong một đoạn liệt kê.

VDPhân công một số em trong lớp chữa bài :

-   Lan chữa Toán.

-   Nam chữa Tiếng Việt.

-   Hà chữa Tiếng Anh.

3. Câu khiến

a. Khái niệm:

Câu khiến [câu cầu khiến] đùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn,… của người nói, người viết với người khác.

Ví dụ: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ buồn!

b. Dấu hiệu:

Khi viết, cuối câu khiến có dấu chấm than [!] hoặc dấu chấm [.]

c. Cách đặt câu khiến

Muốn đặt câu khiến, có thể dùng một trong số những cách sau đây:

- Thêm từ hãy hoặc đừng, chớ, nên, phải,… vào trước động từ.

Ví dụ: Con phải ăn cơm xong mới được đi chơi.

- Thêm từ lên hoặc đi, thôi, nào,… vào cuối câu.

Ví dụ: Nổi lửa lên!

- Thêm từ đề nghị hoặc xin, mong,… vào đầu câu.

Ví dụ: Xin quý khách giữ trật tự.

- Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.

Ví dụ: Con nấu cơm cho mẹ nhé!

II. Mở rộng vốn từ

1. Mở rộng vốn từ Tài năng – Sức khoẻ

- Người ta là hoa đất

- Nước lã mà vã lên hồ/Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

- Những hoạt động có lợi cho sức khỏe: tập luyện, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, đi bộ, …

- Những đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh: vạm vỡ, nhanh nhẹn, dẻo dai, săn chắc, lực lưỡng, rắn rỏi, cường tráng, …

2. Mở rộng vốn từ Cái đẹp

i nết đánh chết cái đẹp: Người nết na hơn người có nhan sắc.

Chữ như gà bới: [ Chữ như cua bò sàng]: Chữ viết quá xấu, không thành chữ

- Đẹp người đẹp nết: Người bề ngoài đẹp, tính nết cũng tốt.

Mặt hoa da phấn: người phụ nữ đẹp như hoa và trắng trẻo như thoa phấn.

Mặt ngọc da ngà: người phụ nữ đẹp và trắng trẻo.

Mặt tươi như hoa: Khen người luôn tươi tỉnh và đẹp

Người thanh tiếng nói cũng thanh/Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự

Trông mặt mà bắt hình dong/Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon. Nhìn bề ngoài cũng biết được tính nết như thế nào.

Tt gỗ hơn tốt nước sơn: Sơn là vẻ bề ngoài. Nước sơn tốt mà gỗ xấu thì đồ vật cũng chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã bề ngoài.

Xấu người đẹp nết: Người bề ngoài xấu nhưng tâm tính tốt.

3. Mở rộng vốn từ dũng cảm

Một số từ cùng nghĩa với dũng cảm

Gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm,…

- Một số từ trái nghĩa với dũng cảm

Nhát gan, nhút nhát, hèn nhát, đớn hèn, hèn mạt, nhu nhược, hèn hạ,…

- Một số thành ngữ nói về dũng cảm

+ Vào sinh ra tử: trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết.

+ Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề