Mẫu biên bản xử lý vi phạm

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư là gì? Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư? Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư? Một số quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư?

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư là gì?
  • 2 2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư chi tiết nhất:
  • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:
  • 4 4. Một số quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư là mẫu biên bản được lập ra khi có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Mẫu biên bản nêu rõ thời gian, địa điểm lập biên bản, thành phần tham gia và người chứng kiến, thông tin về người bị xử phạt vi phạm hành chính, nội dung vi phạm…

Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư được lập ra để ghi chép lại các vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư.

2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư chi tiết nhất:

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN

TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN

Số:… /BB-VPHC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới năm 2022

————–——-

BIÊN BẢN

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm …, tại ……1

Chúng tôi gồm 2:

1. Ông (bà): …; Chức vụ: …;

2. Ông (bà): …; Chức vụ: …;

Với sự chứng kiến của 3:

Xem thêm: Thẩm quyền, trình tự lập biên bản vi phạm hành chính? Các trường hợp vi phạm hành chính phải lập biên bản?

1. Ông (bà): …;

Địa chỉ: …;

2. Ông (bà): …;

Địa chỉ: …;

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:

Ông (bà)/tổ chức 4: …;

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: …;

Địa chỉ: …;

Xem thêm: Quy định về kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính đối với quán internet vi phạm

CMND/Quyết định thành lập/Đăng ký kinh doanh số: …;

Cấp ngày: …; Nơi cấp: …;

Đã có các hành vi vi phạm hành chính sau:

1. Hành vi vi phạm thứ nhất: 5 …

Hành vi này đã vi phạm quy định tại điểm … 6 … khoản … Điều … Nghị định số …/ …/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm …. của Chính phủ …

2. Hành vi vi phạm thứ hai: 7…

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính8: …

Ý kiến trình bày của người chứng kiến8: …

Xem thêm: Lập biên bản vi phạm hành chính về thuế và thủ tục xử phạt

Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có) 8: …

Người lập biên bản đã yêu cầu người/tổ chức vi phạm:

1. Đình chỉ ngay hành vi vi phạm;

2. Có mặt tại 9: … đúng … giờ … ngày … tháng …. năm …. để giải quyết vụ việc vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm10: …

Biên bản gồm 11 …  trang, được các bên liên quan đọc kỹ, đồng ý với nội dung, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào từng trang của Biên bản.

Biên bản được lập thành12 … bản có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, được giao 01 bản cho người/tổ chức vi phạm, 01 bản cho người lập biên bản, 01 bản cho cơ quan của người lập biên bản, 01 bản gửi cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và 01 bản gửi cho 13 …/.

NGƯỜI/ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC VI PHẠM

Xem thêm: Biên bản vi phạm hành chính là gì? Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm những gì?

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

(Nếu có – Ký, ghi rõ chức danh, họ, tên)

NGƯỜI/ ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC BỊ THIỆT HẠI

(Nếu có – Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

Xem thêm: Quy định về việc lập biên bản vi phạm hành chính

(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:

– Ghi địa điểm lập biên bản.

– Ghi các thông tin của người lập biên bản.

Ghi các thông tin về người chứng kiến/đại diện chính quyền/người, tổ chức bị thiệt hại.

Ghi các thông tin về người/tổ chức vi phạm.

Mô tả hành vi vi phạm.

Ghi đúng điểm, khoản, điều, số và tên của Nghị định mà hành vi vi phạm đã vi phạm.

Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi vi phạm như mục 1.

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính (43/BB-VPHC) chi tiết nhất

Ghi ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm; người chứng kiến; người/tổ chức bị vi phạm (nếu có).

Ghi địa chỉ, giờ, ngày, tháng, năm nơi người/tổ chức vi phạm phải có mặt.

Ghi cụ thể biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm được áp dụng (nếu có).

Ghi số lượng trang (cả số và chữ) của biên bản.

Ghi số lượng bản (cả số và chữ) của biên bản.

Ghi cụ thể người, tổ chức có liên quan được giao biên bản (nếu có).

4. Một số quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư:

Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư quy định tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP bao gồm các hành vi sau:

– Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý và sử dụng vốn đầu tư công;

Xem thêm: Lập biên bản vi phạm hành chính

– Vi phạm quy định trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam và hoạt động đầu tư ra nước ngoài;

– Vi phạm quy định trong lĩnh vực quản lý đấu thầu;

– Vi phạm quy định trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

– Các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chưa được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.

Đối tượng bị xử phạt vi phạn hành chính

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:

Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy đinh tại Điều 3 về hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đầu tư như sau:

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng và lưu ý khi soạn thảo

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Mức phạt tiền trong lĩnh vực đầu tư

Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi quy định tại điều 41, điều 42, điều 43 và điều 44 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt tiền đối với cá nhânCùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP:

Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư

Xem thêm: Mẫu BB/01: Biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn chi tiết nhất

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Chánh thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Sở có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

Xem thêm: Thời hạn xử phạt kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về thuế

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đvới hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 52. Thẩm quyền xử phạt của Ủy ban nhân dân các cấp

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực giáo dục chi tiết nhất

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mới nhất

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạvề đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 80.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư, đấu thầu;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 53. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thuế

1. Công chức Thuế đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Thuế có quyền:

Xem thêm: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với vi phạm phát hiện qua camera

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:

a) Phạt cnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí mới nhất

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 54. Thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải (MBB 01) chi tiết nhất

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;

c) Áp dụng các biện pháp khc phục hậu quả được quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đăng ký kinh doanh; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối hành vi vi phạm về đầu tư;

Trên đây là mẫu đơn và hướng dấn soạn thảo chi tiết về vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư chi tiết nhất