Máy bay việt nam bị trung quốc bắn

Đám tang của phi công Qiu Mingdian [36 tuổi] và Zhang Di [35 tuổi] tại nghĩa trang liệt sĩ Đằng Châu của tỉnh Sơn Đông - Ảnh: WEIBO

Hôm 10-3, người đứng đầu Cục An ninh Đài Loan tuyên bố mục đích của việc Trung Quốc tổ chức tập trận ở Biển Đông là để tìm kiếm máy bay rơi.

Cũng theo vị này, chiếc máy bay gặp nạn là phi cơ săn ngầm Y-8 và cuộc tập trận của Trung Quốc [với một phần nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam] thực chất là hoạt động tìm kiếm - cứu nạn quân nhân.

Cho đến thời điểm hiện tại, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin xác nhận nào. Tuy nhiên theo SCMP, việc báo đài đưa tin về đám tang cho các quân nhân thiệt mạng dường như là một động thái xác nhận ngầm.

Các tang lễ được tổ chức vào đầu tuần này ở tỉnh Sơn Đông và tỉnh An Huy của Trung Quốc. Các báo đài địa phương đều đưa tin và có sự xác nhận của chính quyền sở tại.

Chẳng hạn, ở Sơn Đông là đám tang của hai phi công Qiu Mingdian [36 tuổi] và Zhang Di [35 tuổi]. Hai người này được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Đằng Châu, một thành phố thuộc Sơn Đông. Chính quyền Đằng Châu xác nhận sự việc trên tài khoản WeChat chính thức, theo SCMP.

Tại tỉnh An Huy, truyền thông địa phương phát video về tang lễ của phi công Peng Bo [31 tuổi], an nghỉ ở Hợp Phì, và một phi công khác là Cao Lihao [25 tuổi].

Chính quyền quận Hoàng Hoa thuộc tỉnh Hà Bắc trước đó đăng tải video tang lễ của một quân nhân tên Sun Honglin [29 tuổi].

Theo SCMP, có rất ít thông tin về nguyên nhân hy sinh của những người này, nhưng có một điểm chung là họ đều qua đời vào ngày 1-3. Chính quyền An Huy không cung cấp thông tin của phi công Peng Bo.

Mạng xã hội Trung Quốc [vốn có sự kiểm duyệt nội dung] trước đó cũng lan truyền hình ảnh bia mộ của hai quân nhân trẻ tuổi. 

Họ là thành viên của một nhóm tác chiến chống tàu ngầm của quân đội Trung Quốc và sử dụng máy bay Y-8. Thông tin trên bia mộ cũng cho biết hai người này hy sinh ngày 1-3.

Một chuyên gia quân sự ở Hong Kong [Trung Quốc] nhận định chiếc Y-8 có thể đã gặp sự cố khi bay ở độ cao thấp. 

Các hoạt động triển khai sonar hoặc thủy lôi từ máy bay Y-8 chỉ có thể được thực hiện ở độ cao dưới 150m so với mặt nước biển. Máy bay có thể đã gặp nạn do động cơ có vấn đề khi bay thấp.

Vụ tai nạn máy bay quân sự nghiêm trọng nhất gần đây ở Trung Quốc xảy ra vào năm 2006, khi một máy bay cảnh báo sớm KJ-200 bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm ở An Huy khiến 40 người trên máy bay thiệt mạng, trong đó có hai thiếu tướng và các chuyên gia hàng không.

Ngày 7-3, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về cuộc tập trận dài 10 ngày của Trung Quốc trên Biển Đông.

Một phần khu vực thông báo tập trận thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển [UNCLOS 1982].

Khi được hỏi về điều này, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình, qua đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực Biển Đông. Bà Thu Hằng cũng cho biết Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này.

Đài Loan nói Trung Quốc tập trận ở Biển Đông vì muốn tìm xác máy bay rơi

BẢO DUY

30/4: Đài Trung Quốc nói ‘1.400 bộ đội Trung Quốc hy sinh ở Việt Nam’

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông

Trong tám năm viện trợ Việt Nam chống Mỹ từ năm 1965 đến 1973, hơn 4.000 cán bộ và chiến sĩ bị thương và 1.400 chiến sĩ Trung Quốc đã hy sinh trên đất Việt Nam, truyền thông Trung Quốc đưa tin.

Đài phát thanh China Radio International, ban tiếng Việt, cho biết con số này trong bài báo ngày 28/4/2022.

Đây là bài thứ hai nói về các cán bộ Trung Quốc từng sang giúp đỡ miền Bắc Việt Nam chống Mỹ.

Theo bài này, chỉ tính riêng từ năm 1970 đến năm 1972, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam hơn 300 xe tăng, còn cung cấp thiết bị đồng bộ đường ống dẫn dầu dài 3.000 km, 80.000 áo chống đạn

Quảng cáo

"Theo thống kê, vật tư quân sự Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam bao gồm: súng, pháo, ô tô, xe tăng, máy bay, tàu chiến, đạn dược, quân phục, dầu mỏ, lương thực... trị giá khoảng 4,26 tỷ nhân dân tệ, có thể trang bị cho hơn 2 triệu binh sỹ Việt Nam," bài báo cho hay.

Viện trợ của Trung Quốc

Trung Quốc, từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 8 năm 1973, đã điều động tổng cộng hơn 320.000 binh sĩ thuộc các quân chủng phòng không, công binh, đường sắt, rà phá bom mìn và hậu cần, v.v. để thực hiện các nhiệm vụ phòng không, xây dựng, rà phá bom mìn và đảm bảo hậu cần ở miền Bắc Việt Nam.

Đây là con số được đài phát thanh China Radio International của Trung Quốc, ban tiếng Việt, ghi nhận trong một bài báo đăng ngày 20/4.

Con số 320.000 binh sĩ trùng khớp với các thông tin đã được công bố trước đây.

Đọc lại: Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?

Đánh giá mới về viện trợ Trung Quốc cho Hà Nội thời chiến

Chiến tranh 1979: Liên Xô biết là TQ sẽ đánh VN?

Bài báo của China Radio International phỏng vấn ông Dương Cảnh Khoa, cán bộ về hưu thuộc Phòng Kỹ thuật của Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc và ông Trương Á Quang, cán bộ về hưu của Cục Khai thác Quặng Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

Năm 1966 và 1967, ông Dương Cảnh Khoa tốt nghiệp Học viện Radar Không quân Trung Quốc, đã hai lần sang Việt Nam tác chiến "theo lời kêu gọi của Chủ tịch Mao Trạch Đông đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam đẩy lùi cuộc tấn công của quân đội Mỹ", theo bài viết.

Lực lượng phòng không

Ông Dương Cảnh Khoa và Trương Á Quang thuộc lực lượng phòng không.

Theo bài báo ngày 20/4, kể từ tháng 8 năm 1965, các bộ đội pháo phòng không của Không quân Trung Quốc đã lần lượt bí mật vào miền bắc Việt Nam.

Ông Dương Cảnh Khoa 85 tuổi vẫn còn nhớ: "Đó là vào năm 1966, khi tôi 28 tuổi. Tôi đi tàu xuống miền Nam, qua sông Trường Giang và Hữu nghị quan. Sau đó, chúng tôi ở lại Lạng Sơn, tỉnh Hòa Bình, sau đó tiếp tục đi về phía Nam, đến thị xã Kép của tỉnh Bắc Giang, Việt Nam".

Nguồn hình ảnh, ullstein bild Dtl.

Chụp lại hình ảnh,

Tranh cổ động của Trung Quốc mô tả 'bà mẹ Việt Nam căm thù diệt Mỹ'

Ông Dương Cảnh Khoa nhớ lại: "Lúc đó, chúng tôi ở Lạng Sơn và thị trấn Kép, không thấy đồng chí nam nào cả. Họ đi chiến trường hết, rất khổ. Những đồng chí phụ nữ Việt Nam ở lại thì rất thân thiện, hữu nghị và hào phóng đối với chúng tôi, tôi vẫn nhớ những đồng chí nữ Việt Nam đội nón và nói với chúng tôi rằng, 'Chào các đồng chí'. Chúng tôi cùng hát 'Việt Nam-Trung Hoa', Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông..."

Ông Trương Á Quang cho biết: "Sau khi chúng tôi đến, chúng tôi gặp người dân địa phương Việt Nam. Họ tặng cho chúng tôi rất nhiều sắn. Bà con nói với chúng tôi rằng, đồ này có thể ăn no. Sau khi nhận được sắn, chúng tôi đã chuẩn bị gạo, xà phòng và pin trong đèn pin để tặng cho họ, mọi người đều rất vui."

Họ tham gia nhiệm vụ bảo vệ đầu mối giao thông vận tải chính của Trung Quốc viện trợ vật tư sang Việt Nam và các mục tiêu ở Sông Hóa, thị trấn Kép, Ôn Châu, Lạng Sơn...

Bắn rơi máy bay Mỹ

Bài báo tường thuật cách những người lính Trung Quốc bắn rơi máy bay Mỹ.

"Trong thời gian máy bay Mỹ bổ nhào và tập trung, chúng sẽ bay qua các trận địa mà Dương Cảnh Khoa và các đồng đội của ông đóng quân, đây chính là thời điểm tốt nhất để tấn công. Khi trận chiến bắt đầu, bầu trời dày đặc máy bay Mỹ và bom nổ ầm ầm."

"Trung đoàn trưởng xác định phương hướng tấn công chính của máy bay Mỹ và phát lệnh: "Đổi hướng hỏa lực, nhắm vào máy bay đầu tiên của tốp thứ 3, cả trung đoàn tập trung hỏa lực!". Sau một loạt đạn pháo, máy bay Mỹ tan tành xác pháo trên không trung."

Ông Dương Cảnh Khoa cho biết: "Khi chiến đấu, chúng tôi đều ăn ở tại chỗ, một hầm trú ẩn và một khẩu pháo cao xạ, cứ thế mà đợi. Khi máy bay Mỹ đến, nhiều nhất có hơn 30 chiếc, giống như một đàn quạ bay qua bầu trời, một chiếc máy bay có hơn 2.000 quả bom. Cuối cùng, sư đoàn chúng tôi đã bắn rơi hơn 90 máy bay Mỹ, khi chúng bay đến gần, tôi có thể nhìn rõ phi công là người Mỹ."

Sư đoàn của ông Trương Á Quang còn bắt sống một phi công Mỹ, ông cho biết: "Tôi và một vài đồng đội đều tận mắt nhìn thấy lính Mỹ nhảy dù xuống đó, anh có đôi mắt xanh. Chúng tôi nói với anh ta rằng, anh cứ khai thật, chúng tôi sẽ không làm hại anh."

Bài báo mô tả từ tháng 8 năm 1965 đến tháng 3 năm 1969, tổng cộng có khoảng 150.000 người lính đến từ 63 trung đoàn thuộc 16 sư đoàn của lực lượng phòng không Trung Quốc sang viện trợ Việt Nam chống Mỹ.

Bài báo viết: "Trong khoảng thời gian 3 năm 7 tháng, họ đã tác chiến 558 lần, bắn rơi 597 chiếc máy bay và bắn trúng 479 máy bay Mỹ."

Ông Trương Á Quang và đồng đội nung chảy những mảnh vỡ của máy bay Mỹ để làm thành những mô hình nhỏ, mang về tặng cho người nhà để làm quà lưu niệm.

Ông Trương Á Quang nói với China Radio International: "Đó là chiến lợi phẩm của chúng tôi, chúng tôi rất tự hào."

Chụp lại hình ảnh,

Mảnh của pháo đài bay B-52 ở bảo tàng tại Hà Nội

Mỹ mất bao nhiêu máy bay trong chiến tranh Việt Nam?

Theo tin chính thức của Việt Nam, riêng trong 12 ngày đêm của chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" cuối năm 1972, miền Bắc Việt Nam đã "bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó có 34 chiếc B-52, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái Mỹ".

Còn tổng cộng trong cuộc chiến, Việt Nam nói lực lượng phòng không nhân dân miền Bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ.

Riêng lực lượng dân quân tự vệ với các loại súng, pháo phòng không và súng bộ binh đã bắn rơi 424 chiếc, gồm 20 loại máy bay, trong đó có máy bay cường kích F-111A, theo tin chính thống của Việt Nam.

Trang Bộ Quốc phòng Việt Nam nói: "Quân chủng PK-KQ đã bắn rơi 2.635 trong tổng số 4.181 máy bay địch bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."

Trang web Bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam cho hay: "Tổng kết cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Quân chủng PKKQ đã bắn rơi 2.635 máy bay trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc, gồm tất cả các kiểu loại hiện đại nhất của không quân Mỹ trong đó có 64 chiếc B-52, 13 chiếc F.111, tiêu diệt và bắt sống nhiều giặc lái."

Báo Lạng Sơn cho biết: "Từ ngày 5/8/1964 đến ngày 17/1/1973 đã có 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc, trong đó quân và dân Lạng Sơn đã bắn rơi 85 chiếc các loại."

Mỹ chỉ thừa nhận con số ít hơn

Cuốn sách Air warfare: an international encyclopedia, bản in 2002, lại nói từ 1965 tới 1968, Hoa Kỳ mất 990 máy bay ở miền Bắc Việt Nam.

Còn sách Introduction to the United States Air Force, in năm 2001, nói trong giai đoạn 1965-1968, Hoa Kỳ mất 922 máy bay, và thả 634.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam.

Về Chiến dịch Linebacker II bằng B-52 ném bom Giáng Sinh 1972, cũng sách Introduction to the United States Air Force, nói Mỹ mất 15 B-52, hai F-111, và hai F-4.

Cuốn Naval Air War, do Naval Historical Foundation in năm 2015, nói trong cả cuộc chiến Việt Nam, Mỹ mất 1.125 máy bay và trực thăng của Hải quân và Thủy quân lục chiến.

Bộ sách The Encyclopedia of the Vietnam War, do Spencer Tucker chủ biên, bản in 2011, nói không quân Mỹ mất 2.257 máy bay do hành động thù địch hay tai nạn trong cuộc chiến Việt Nam.

Trong đó, 990 máy bay là rơi tại miền Bắc Việt Nam, với 2.800 phi công thiệt mạng.

Trung Quốc viện trợ

Theo một số ước tính, Trung Quốc, nước gửi tổng cộng khoảng 320.000 người liên quan quân sự để giúp các tuyến đường vận chuyển và khẩu đội phòng không, đã có 1.100 người thiệt mạng và 4.200 người bị thương.

Các nguồn của chính phủ Mỹ ước tính tổng cộng lính Cộng sản Việt Nam thiệt mạng từ 1961 đến 1975 là 1.027.085 người, một con số mà giới chức Lầu Năm Góc cho rằng có thể bị phóng đại lên 30%. Nhưng Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội Việt Nam ước tính con số bộ đội Cộng sản chết từ 1954 đến 1975 là 1.1 triệu.

Ước tính số người chết của quân lực Việt Nam Cộng Hòa là 254.257 người.

Còn theo một thống kê khác, 1.446 quân nhân Trung Quốc tử trận trong thời kỳ này được chôn ở 40 nghĩa trang tại 22 tỉnh miền Bắc và Trung Việt Nam.

Một số tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc như Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, có nghĩa trang dành riêng chôn cất tử sỹ Trung quốc.

Nghĩa trang Thịnh Hưng có 111 mộ tử sỹ Trung Quốc, nghĩa trang Yên Bình có 131 mộ.

Theo lịch sử chính thức của Trung Quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất.

Trung Quốc có lúc tăng viện trợ cho Hà Nội nhưng cũng có lúc giảm đi để bày tỏ bất mãn, như khi Hà Nội đàm phán hòa bình với Mỹ năm 1968 và 1969.

Video liên quan

Chủ Đề