Men vi sinh xử lý đáy ao nước ngọt

                Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt bằng chế phẩm vi sinh

Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Hai thành phần chính của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng gồm các loài như: Bacillus sp., Nitrosomonas, Nitrobacter… Chất dinh dưỡng là các loại như đường, muối canxi, muối magiê…

Men vi sinh xử lý đáy ao nước ngọt

2.1 Chuẩn bị ao nuôi:

- Diện tích ao nuôi thích hợp: 500 – 2000m2

- Mực nước sâu: 1,5 – 1,8m

- Có nguồn nước sạch, có cống thoát nước, đáy ao nghiêng về phía cống thoát nước.

- Ao không bị cớm rợ bờ, đáy phẳng, hơi dốc về phía cống thoát nước.

- Trước khi nuôi cần tháo cạn nước, phát quang bờ ao nuôi, vét lớp bùn đáy chỉ để khoảng 20 – 25cm.

- Khử trùng ao nuôi bằng vôi bột: Vôi bột được rắc đều và bừa trộn đều với bùn đáy ao với lượng 10 – 20kg/100m2 đáy ao.

- Bón lót các loại phân chuồng (30 – 50kg/100m2), phân lân, phân xanh (20 – 30kg/100m2) để tạo môi trường nuôi thích hợp.

 2.2 Sử dụng  chế phẩm hữu cơ vi sinh HAENCO  trong ao nuôi trồng thủy sản

cơ chế:

- Cố định đạm tự nhiên.
- Mùn hóa các chất bả chất thải hữu cơ.
- Sử dụng lại và tăng cường khả năng dinh dưỡng của vật nuôi.
- Sản xuất ra các chất kháng sinh tự nhiên và các nguyên tố sinh học khác.
- Tạo ra môi trường acid ức chế sự nhân lên của các loại viruts, nấm móc, tảo độc và các vi khuẩn gây hại.

- Phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong nước và nền đáy ao nuôi.
- Góp phần gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định pH.
- Hấp thu các chất độc NH3 , NO2, H2S,..
- Tăng tỷ lệ sống của tôm.
- Giảm được hệ số thức ăn.
- Giảm sử dụng các hóa chất, kháng sinh.
- Bổ sung các vi sinh vật có lợi vào trong ao nuôi

Cách sử dụng

Nhân sinh khối men vi sinh gốc để tạo ra men thứ cấp mang đi sử dụng:

- 1 lít men gốc/ 1 lít rỉ mật đường/1 kg cám gạo/ 200 gam muối, 20 lít nước sạch. Tất cả trộn đều cho vào thùng đậy kín 5-7 ngày là dùng được.

1. Xử lý đáy hồ

- Lượng sử dụng: 1 lít men thứ cấp pha với 50 lít nước

 - Sau mỗi vụ thu hoạch  cá cần phơi khô đáy hồ, rắc qua một lớp vôi bột; trước khi thả tôm, một tuần, tháo nước vào ao hồ khoảng 20-30cm rồi tạt dung dịch chế phẩm vi sinh đều khắp. 1 lít/ 1000m2.
- Lưu ý tạt vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Men vi sinh xử lý đáy ao nước ngọt

2. Xử lý nguồn nước

- Nước nuôi được đưa vào ao diệt tạp, đánh diệt khuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, để nước ít nhất từ 10-12 ngày bay hơi hết khí độc và cl diệt khuẩn độc sau đó đánh 20 lít vi sinh thứ cấp và các loại khoáng vi lượng khoảng 2-3 ngày sâu đó đo nồng độ PH và kiểm để cân chỉnh phù hợp là thả được cá giống.

2.2 Chọn thả cá giống:

- Chọn loài cá nuôi phù hợp với điều kiện môi trường ao nuôi và khả năng chăm sóc.

- Nên thả ghép các loại cá để tận dụng lượng thức ăn.

- Cá giống phải khỏe mạnh, không xây sát, dị hình, không có dấu hiệu bệnh lý, kích cỡ chiều dài thân cá đạt từ 6m trở lên.

- Mật độ thả: 1,5 – 3 con/m2, thả cá vào lúc trời mát. Khi nhận cá giống từ túi có bơm Oxy phải ngâm túi xuống ao, khi mở túi cá ra phải thêm một phần nước ao vào rồi từ từ thả cá ra để tránh cá bị sốc.

3. Sử dụng Chế Phẩm Vi Sinh trong quá trình nuôi

- 1 lít vi sinh thứ cấp pha theo tỷ lệ 1: 50 lít nước sạch tạt đều khắp mặt ao thường kỳ 7-10 ngày 1 lần trong suốt quá trình nuôi ( Sáng sớm và chiều mát).  

Men vi sinh xử lý đáy ao nước ngọt

4. Ủ thức ăn cho cá

- 1lit vi sinh thứ cấp+10kg ngô, đậu tương nguyên hạt hoặc nghiền nát 3-5 mảnh + 5lit nước sạch+ 100g muối = hỗ hợp trộn đều cho vào thùng kín ủ từ 4-5 ngày cho cá ăn.

- Chi phí giảm 50% so với thức ăn công nghiệp, tỷ lệ tăng trọng giống nhau, chất lượng cá đẹp và khỏe hơn.

Một số lưu ý

Không được sử dụng men vi sinh cùng với các loại hoá chất có tính diệt khuẩn như BKC, thuốc tím, Chlorine, i-ốt, kháng sinh. Đồng thời, không được sử dụng men vi sinh khi các chất trên đang hiện diện trong môi trường nước hay trong thân tôm, cá nuôi.

– Trước khi bón men vi sinh cần cải thiện môi trường ao nuôi bằng các biện pháp như thay nước, bón vôi nâng pH lên 7,5 – 8,5, bón vôi + Dolomite + Khoáng nâng cao độ kiềm.

Men vi sinh sẽ có hiệu quả sau khi sử dụng 2 – 4 ngày, thể hiện qua màu nước và các chỉ tiêu môi trường.

Chúc bà con vụ mùa bội thu