Mẹo dân gian khi bé được 3 tháng 10 ngày

Cúng Mụ 3 tháng 10 ngày là một trong các phong tục sinh hoạt văn hóa tinh thần rất phổ biến trong đời sống của người Việt. Cúng Mụ đầy tháng, cúng Mụ đầy năm và còn cả cúng 3 tháng 10 ngày cho bé. Bài viết sau đây sẽ góp phần lí giải vì sao, lễ cúng Mụ 3 tháng 10 ngày lại rất được các bậc phụ huynh, những người lớn tuổi coi trọng.
Làm gì khi bé được 3 tháng 10 ngày? Đây là một cột mốc phát triển khá quan trọng của cuộc đời con yêu. Do đó, mẹ không thể bỏ qua những mẹo dân gian dưới đây.

Cách tính ngày cúng 3 tháng 10 ngày cho bé chính xác

Cách tính ngày cúng 3 tháng 10 ngày cho bé chính xác

Trong xã hội ngày nay cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, phần lớn chị em đã không quá tin tưởng vào các mẹo dân gian mà ông bà ta để lại nữa. Thay vào đó, họ lại dành trọn niềm tin của mình cho những phương pháp nuôi con hiện đại đã được kiểm chứng hơn.

Tuy nhiên, việc thử áp dụng theo những biện pháp dân gian lành tính, không gây hại gì đến những thiên thần nhỏ mà còn mang lại kết quả như mong muốn thì tại sao chúng ta lại không thử nhỉ!

Nói chung, bạn vẫn nên thử ở mốc thời gian là 03 tháng 10 ngày để giúp bé yêu thêm khỏe mạnh cũng như phát triển hơn về mọi mặt nhé. Đồ Cúng Tâm Linh sẽ gợi ý cách tính 3 tháng 10 chính xác.

Mẹ có thể ghi nhớ cách tính này khi bé được tròn 100 ngày hay đánh dấu sẵn vào lịch. Nếu con sinh vào buổi sáng, thì ngày đầu tiên sẽ được tính là ngày bé sinh. Trong khi đó với các trẻ chào đời vào buổi tối, các chị em sẽ bắt đầu tính cho con kể từ ngày hôm sau nhé.

Một chú ý quan trọng cho mẹ là cứ đếm đủ 100 ngày cho con dù là ngày âm hay ngày dương đều được. Nếu có sự chênh lệch, thì bạn hãy chọn theo 1 lịch quy định để đếm ngày, miễn sao đủ 100 ngày tuổi của con.

Ý nghĩa của lễ cúng 3 tháng 10 ngày cho bé

Ý nghĩa của lễ cúng 3 tháng 10 ngày cho bé

Theo quan niệm dân gian, con người sinh ra và mất đi đều là thuận theo quy luật của tự nhiên. Con người, trong quá trình tồn tại và phát triển sẽ bị đặt vào rất nhiều thử thách để chứng tỏ sức mạnh cũng như bản lĩnh sinh tồn của chính mình. Nhưng để hạn chế thấp nhất các rủi ro và những tai khó khăn con người phải đối mặt. Người xưa thường tìm đến nhiều nguyên nhân lý giải và do vậy, họ nhờ đến sự trợ giúp các vị thần linh – những người giúp họ an tâm hơn về mặt tinh thần. Cúng lễ Mụ 3 tháng 10 ngày cho bé cũng là một hình thức sinh hoạt tinh thần như thế.

Với các gia đình, 1 sinh linh mới chào đời là thêm một niềm vui mới, một câu chuyện mới cũng như một sự hi vọng mới. Theo truyền thuyết, một em bé từ khi còn là bào thai bé nhỏ trong bụng mẹ cho đến khi trở thành một đứa trẻ cứng cáp sẽ được sự chăm sóc của 13 bà Mụ. Mỗi bà Mụ có 1 nhiệm vụ riêng nhưng nếu có bất kì khiếm khuyết nào thì 13 bà Mụ sẽ là những người chịu chung trách nhiệm. Do nhận thức được công ơn to lớn của các bà Mụ nên từ xa xưa, ông bà ta đã rất xem trọng lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày.

Ý nghĩa của việc xem ngày giờ cúng

Ý nghĩa của việc xem ngày giờ cúng

Chọn ngày giờ để làm lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày đối với em bé là bước chuẩn bị tiếp theo nhưng lại vô cùng quan trọng. Việc chọn ngày, giờ cúng phải là sự kết hợp của thiên thời – địa lợi và nhân hòa. Tức là hợp với trời, đất và lòng người. Trước nay, việc cúng lễ được tổ chức theo lịch âm. Ngày em bé tròn 3 tháng 10 ngày tuổi, ba mẹ sẽ tổ chức cho con lễ cúng này. Thời điểm tổ chức có thể là buổi sáng hay buổi chiều. Tuy nhiên điều này cũng không tạo ra quá nhiều sự khác biệt khi mà giờ cúng mới mang tính chất quyết định hơn cả. Giờ cúng cần phải là giờ tốt, tránh rơi vào giờ đại kị, giờ xung khắc, và không hợp với tuổi em bé. Mọi sự chuẩn bị cần phải được bảo đảm một cách chắc chắn nhất, suôn sẻ nhất.

Chỉ qua việc chọn ngày giờ, ta cũng có thể thấy được lễ cúng mụ 3 tháng 10 ngày cho em bé là vô cùng quan trọng. Điều đó phản ánh rất rõ tình thương yêu con trẻ vô bờ, và sự biết ơn công lao của những người đã khuất, sự thành kính đối với những vị thần linh và cả sự trân trọng truyền thống dân tộc.

Làm gì khi bé được tròn 3 tháng 10 ngày?

Bôi lá hẹ vào lợi cho bé

Theo những nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng lá hẹ là một loại cây có tính kháng viêm, diệt khuẩn & sát trùng vô cùng tốt, được sử dụng trong các trường hợp bị viêm lợi, khi bị đau do mọc răng, hay sốt…

Phần lớn các mẹ đều cùng quan điểm bôi lá hẹ vào lợi sẽ giúp bé mọc răng không bị sốt. Đa số đều đều cho rằng kết quả khả quan và không gây ai hại đến sức khỏe của con.

Do đó, khi trẻ đủ 03 tháng 10 ngày, bạn có thể thực hiện bôi lá hẹ theo hướng dẫn sau đây:

  • Với con trai, mẹ lấy bảy cọng lá hẹ. Trong khi đó, bạn hãy lấy chín cọng là cho bé gái rồi rửa sạch, ngâm nước muối để diệt khuẩn.
  • Cắt nhỏ nắm lá đã chuẩn bị, sau đó giã nát cùng với một ít nước, hạt muối.
  • Cho vào chén nhỏ rồi hấp chín, sau đó lấy ra để nguội bớt.
  • Cuối cùng, mẹ hãy dùng khăn xô sạch hay gạc, dùng rơ lưỡi chấm phần lá hẹ đã hấp rơ trực tiếp vào lợi của bé. Lưu ý là nên rơ hết cả phần trên & phần lợi dưới.

Bên cạnh lá hẹ ra, mẹ có thể làm với giá sạch bằng cách đem ép nước. Sau đó, bạn hãy lấy phần nước đó rơ lợi cho trẻ tương tự như là lá hẹ. Cả 2 nguyên liệu này đều có tác dụng giúp cho bé mọc răng không sốt, không quấy khóc nữa đấy, mẹ ơi!

Cúng Mụ 3 tháng 10 ngày cho bé

Mâm Cúng Mụ 3 tháng 10 ngày cho bé

Ngoài việc rơ lưỡi cho những thiên thần nhỏ khi trẻ được 3 tháng 10 ngày tuổi, thế hệ trước còn tiến hành “cúng Mụ”. Mẹo dân gian này được khá nhiều ba mẹ thực hiện cho con nhằm mong cho bé lớn lên sẽ khỏe mạnh, bình an, may mắn & hạnh phúc suốt đời.

Tùy thuộc vào phong tục & tập quán từng địa phương, lễ “cúng Mụ” 3 tháng 10 ngày sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản, lễ này thường bao gồm các thủ tục dưới đây:

  • Vật dụng chuẩn bị: Nhang, hoa tươi, ngũ quả theo yêu cầu, trầu cau & bánh kẹo các loại.
  • Đồ vàng mã, bánh oản & động vật [cua, tôm, ốc…].
  • Chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết rồi trang trí ra mâm cúng sao cho đẹp mắt & cân đối.
  • Phần lễ mặn sẽ bao gồm xôi, thịt lợn quay [có thể thay bằng gà, hay vịt luộc cả con] & rượu trắng.

Đồ Cúng Tâm Linh hi vọng đã giải đáp được cho các mẹ câu hỏi làm gì khi bé được tròn 3 tháng 10 ngày cũng như ý nghĩa về lễ cúng 3 tháng 10 ngày cho bé. Tuy đây chỉ là mẹo dân gian nhưng lại không hề gây hại gì cho bé, nếu có cơ hội, bạn hãy thử áp dụng thử nhé! Ngoài ra nếu bạn cần đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi các loại hãy liên hệ ngay với chúng tôi Đồ Cúng Tâm Linh chuyên dịch vụ mâm cúng các loại để có được một buổi lễ cúng hoàn hảo nhé!

>> Xem thêm : Cúng Thôi Nôi Lúc Mấy Giờ Mang Lại Nhiều May Mắn Cho Bé

Làm gì khi bé được 3 tháng 10 ngày để bé hay ăn chóng lớn, không quấy khóc? Theo quan niệm dân gian, các mẹ có thể cho bé ăn mắt cá diếc, cúng mụ hay rơ lưỡi bằng lá hẹ... 3 tháng 10 ngày là cột mốc phát triển khá quan trọng của cuộc đời con yêu. Vì thế, mẹ không thể bỏ qua những mẹo dân gian dưới đây. Một số chị em sau khi thực hiện cho con đều có chung nhận định rằng chúng khá hiệu quả.

Bạn đang xem: Làm gì khi bé được 3 tháng 10 ngày

1. Khi mang thai từ tháng thứ 5 trở đi: ăn mía [uống nước mía] thường xuyên sinh con sạch, bụ bẫm.

Uống nước dừa + men cơm rượu: dể sinh, con sạch.

Uống nước dừa + men cơm rượu: dể sinh, con sạch.

2. Khi mang thai đến tuần thứ 32 và 33: Để em bé sau này sinh ra ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt thì các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.

3. Mọc răng không sốt

Muốn con mọc răng không sốt thì lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng con lúc còn đc 3 tháng 10 ngày.

Tớ có bài mọc răng k sốt là lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng con lúc còn đc 3 tháng 10 ngày, trộm vía con nhà tớ và 1 số bạn nữa mọc răng cứ lên cặp 4 cái một mà chẳng làm sao cả, chỉ hơi biếng ăn đi 1 tý tẹo thôi, các mẹ thử làm nhé, khi khua nhớ nói” răng mọc như giá, mọc răng k sốt”

4. Khi mới sinh xong, để sữa thơm:

Để sữa thơm thì mẹ chồng tớ đun sôi ít nước với 7 cái lá mít [con trai], rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực tớ lúc mới sinh. Chẳng biết có phải vì thế không mà sữa tớ rất thơm, mọi người đến thăm còn khen thơm vì ngửi thấy mùi sữa mẹ thấm vào khăn xô.

Mẹ muốn sữa về nhanh sau khi sinh bé

Cách 1: các mẹ mua Rượu rắng và Men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút.

Men và rượu nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm, con yêu bú ngon tuyệt. Các Mẹ thử nhé. Đảm bảo hiệu quả vì mình đã áp dụng rồi và thành công lắm, sữa rất nhiều, con bú bên này phải ngăn lại bên kia vì nếu không sẽ chảy tùm lum hết đó.
cái này hồi sinh bé đầu MC cũng làm cho, nhưng em ko đắp lên ngực mà lấy xoa bóp masage khoảng 15 phút mỗi bên cho thông tia sữa rùi lau lại bằng khăn ấm, kết quả sanh mổ nhưng sữa về rất mau

Cách 2: 1 số mẹ khi ít sữa thì ăn chân chó, móng giò lợn nhưng chị gái mình thì không hợp với mấy món đó mà hợp với rau ngổ [nấu cùng 1 rau nào đó] thì sữa về căng cả ngực.

5. Khi bé rụng rốn:

Để bụng bé khỏe cái này bà nội mình làm bao nhiêu đời từ chú 3,4,5,6 và cô út rồi , các mẹ nhớ ghi nè : khi bé vừa rụng rốn, có bé sớm có bé muộn, không cần biết , các mẹ lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát cho vào dầu dừa, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông , thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi, chỉ cần làm 1 lần, con mình nè ,cô út làm cho vậy mà thằng nhóc ăn gì cũng không đau bụng vặt , có khi đồ cũ, thức ăn lạnh bé ăn vẫn không đau bụng, nặng lắm uống chừng gói probio là khoẻ re. Đấy là 1 vài kinh nghiệm mình áp dụng và thấy đúng với con mình.

6. Bé khóc dạ đề

Lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên. Có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn.

Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề. Nếu không kiếm được hạt bìm bìm ở quanh nhà, có thể mua ở cửa hàng Đông dược.

Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng [do bị nhiễm một loại khuẩn], cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Dân gian gọi loại tằm đó là “tằm vôi”, Đông y gọi là “bạch cương tàm”, “cương tàm”, “cương trùng”, “thiên trùng”… Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút rượu, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại. Thích hợp với tất cả các dạng trẻ nhỏ khóc dạ đề.

7. Làm sạch lưỡi bé

Cách làm sạch lưỡi bé hiệu quả mà tớ đã áp dụng là dùng rau ngót xay lấy nước cốt, cho thêm ít mật ong, thật ít mật ong thôi. Mà nên hấp mật ong lên trước đã nhé, cho sạch sẽ. Chấm nước này vào miệng bé bằng cái tăm bông ngoái tai ấy, lúc đó bé nhà tớ cứ mút rùi đá lưỡi liên tục, vì nứoc rau ngót mật ong có vị ngọt mà. Đúng là lưỡi bé rất sạch đấy! VỚi lại uống sữa xong cho bé uống thêm nhiều nước vào nhé, cho sạch miệng!

8. Chữa bé bị trớ

Khi bé bị trớ, bạn tìm đọt tre [cái lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre ấy] đun nước cho bé uống. Theo dân gian thì con trai 7 đọt, con gái 9 đọt nhưng tớ cứ láy bội số của 9 [cháu tớ là gái], nước này uống như nứơc đun sôi đẻ nguội ấy.

Cháu tớ bị trớ khủng khiếp, đến lúc ăn cháo vẫn trớ, có ngày đến chục lần, cả nhà hoảng, đưa đi khám BV cũng ko tìm ra nguyên nhân, gửi thuốc tây tàu đều không khỏi, thuê người giúp việc về thì người giúp việc đến thấy cháu ăn là xin nghỉ luôn, vậy mà ko hiểu sao, may mắn cháu lại hợp với bài thuốc này.

Bài thuôc này tình cờ ông xã tớ ngồi vui chuyện kể về vụ cô cháu con em gái bị trớ, trong mâm có một anh con cũng bị tương tự và đã chữa khỏi nên mách. Sau đó cứ bé nào hay trớ tớ lại mách và thấy cũng khỏi. Các mẹ thử xem nhé.

9. Bé bị rôm sẩy

Bé bị rôm sảy: lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm. Cá nhân em thấy lá kinh giới hiệu quả hơn khổ qua.

Bé bị rôm sảy: lấy khổ qua giã nhuyễn lấy nước tắm bé hoặc lá kinh giới giã nhuyễn lấy nước tắm. Cá nhân em thấy lá kinh giới hiệu quả hơn khổ qua.

10. Cho bé ăn tỏi nướng chữa cảm cúm hắt xì

hôm nay tớ mới nhớ ra một bài thuốc tớ cũng hay áp dụng cho bạn Thỏ đó là ăn tỏi nướng, chữa cảm cúm, hắt xì. Cứ khi nào thấy bạn í có biểu hiện chảy nước mũi là tớ lại nướng tỏi cho bạn í ăn. Ngày bé thì nướng tỏi lên rồi nghiền nát vào nước cho uống nước. Các mẹ yên tâm ko sợ cay nhé, tỏi nướng lên rất ngọt và thơm bạn Thỏ thích ăn lắm. bé thì ăn 1 tép thôi, lớn thì 2,3 tép ngày 2,3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì luôn. Lưu ý là bài này chỉ dành cho các triệu trứng đầu tiên như hắt xì, nước mũi trắng trong thôi nhé, chứ để thò lò mũi xanh rồi thì vẫn ăn được nhưng lâu khỏi hơn

11. Bé bị táo

Lúc sinh bé được hơn 1 tuần thì bé bị táo,mình ra hiệu thuốc mua đồ bơm về bơm,xong thì bé đi ngoài được nhưng sau vẫn táo.Mình gọi điện cho bác sĩ xin tư vấn thì bs bảo mỉnh bẻ ngọn của cây rau mùng tơi,tước phần vỏ ngoài của cọng rau,xong thì từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đot mùng tơi đi vào hậu môn của bé,rồi lấy ra,đẩy vô,lập lại nhiu lần như vậy ,các me sẽ thấy bé sẽ đi ngoài ngay,Bs bảo rằng hậu môn bé còn non dễ tổn thương nên không nên dùng đồ bơm,đọt mùng tơi có chất nhờn sẽ không gây thương tổn cho bé,các mẹ nhớ thử nhé.

12. Bé bị đi ngoài

Mình có kinh nghiệm là khi bé mới sinh hay bị đi ngoài xì xoẹt suốt cả ngày, các mẹ ra cổng bệnh viện nhi mua 1 lọ nước vôi nhì cho bé uống vài giọt ngày 2 lần chỉ 2 hôm là khỏi ngay. Đây là kinh nghiệm của mấy bác y tế phường truyền cho, đơn giản vậy mà bé nhà mình tốn bao nhiêu tã giấy cho vụ này.

13. Bé đi tiêm phòng về không sốt

- Trước hôm đi tiêm thì các mẹ nhớ mua rau tía tô về, rửa sạch, ăn khoảng chục ngọn, nói chung ăn càng nhiều càng tốt, rồi cho con to, ti càng nhiều càng tốt. Sau khi tiêm xong cũng cần cho con ti nhiều để tránh mất nước. Chất kháng sinh tự nhiên có trong tía tô sẽ giúp con không bị sốt tẹo nào.

Bé nào dùng sữa ngoài thì mẹ có thể giã lá tía tô hòa với nước ấm rồi cho bé uống.

- Sau khi tiêm lấy bông mà các cô để ở chỗ tiêm day day cho đến khi khô, sau đó chườm lạnh – bằng cách mang theo sẵn khăn lạnh cất trong túi giữ lạnh [túi bảo quản sữa]

- Dán 1 miếng dán hạ sốt [bán ở các tiệm thuốc tây] vào chỗ tiêm, bé sẽ không đau mà giảm được sốt, không quấy khóc

14. Chú ý khi con chơi

Vẫn cho con chơi với bạn bè dọc đất cát, lâu lâu để con đi chân không nhưng rất hạn chế, vì sợ con bị nhiễm giun sán. Sau khi bé chơi tắm rửa bằng sữa tắm trẻ em, lau khô cẩn thận.

Đặc biệt, sau khi tắm, lau khô xong thì thoa dầu vào ngực, cổ, mỏ ác, hai lòng bàn chân, xung quanh rốn.

Tuần nào mẹ cũng lấy bông tai ngoáy tai bởi sau khi tắm nước dễ vô tai bé dẫn đến dễ bị viêm tai giữa hoặc bị nấm.

15. Khi bé ra mồ hôi

Trẻ con rất hay ra mồ hôi nên nơi bé nằm ngủ phải thoáng rộng, luôn lót một chiếc khăn to mỏng dưới đầu bé để mồ hôi thấm vào khăn không làm bé bị nhiễm nước và khăn đó phải được giặt phơi khô liền sau khi bé ngủ dậy nếu không khăn sẽ nhanh cũ, bị đen và mốc.

16. Vệ sinh sạch sẽ

Trước khi pha sữa, nấu đồ ăn, lau mặt, ẵm con phải rửa kỹ tay bằng xà bông rửa tay. Sau khi con đi tiể u, rửa sạch sẽ cho bé xong, lại rửa tay mình bằng xà bông tiếp. Những đồ pha sữa hay chén, muỗng, ly riêng của bé nên thường xuyên rửa và trụng nước sôi.

Đồ chơi của bé được làm sạch thường xuyên và phơi nắng kỹ. Trẻ con thường rất hiếu động nên cũng cần lau và rửa tay chân của bé liên tục kẻo bé vô tình cầm đồ ăn sẽ dễ bị nhiễm bẩn. Nhà cửa nên lau dọn hàng ngày, chăn gối cũng nên giặt liên tục để tránh nhiễm bệnh do vi khuẩn lâu ngày sinh ra.

Video liên quan

Chủ Đề