Metformin 500mg giá bao nhiêu

Các từ khóa tìm kiếm: thuốc metformin hcl 850 mg, thuốc metformin hydrochloride 500 mg. Metformin thuộc nhóm thuốc gì, thuốc metformin stada 500mg, giá thuốc metformin savi 500mg, sđk thuốc metformin, cách uống thuốc Metformin.

Điều trị đái tháo đường type II không phụ thuộc Insulin đặc biệt bệnh nhân béo phì khi chế độ ăn kiêng và tập thể dục không đủ kiểm soát đường huyết thích hợp.

Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylure khi chế độ ăn và metformin hoặc sulfonylure đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Ở những bệnh nhân đái tháo đường thừa cân [đái tháo đường type II], sau chế độ ăn kiêng thì lựa chọn đầu tiên là dùng metformin để giảm biến chứng do đái tháo đường gây ra.

Chống chỉ định [Khi nào không nên dùng thuốc này?]

  • Mẫn cảm với metformin hydrochloride hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương [phải được điều trị đái tháo đường bằng insulin].
  • Bệnh nhân toan chuyển hóa cấp tính hoặc mãn tính, bao gồm cả nhiễm toan ceton do tiểu đường và tiền hôn mê do đái tháo đường.
  • Bệnh nhân suy thận nặng [eGFR dưới 30 mL/ phút/1,73 m2].
  • Các bệnh cấp tính có khả năng gây suy chức năng thận, như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc.
  • Tiêm tĩnh mạch chất cản quang chứa iod.
  • Bệnh cấp hay mạn có thể gây thiếu oxy ở mô [giảm oxy huyết mô] chẳng hạn: suy tim hay suy hô hấp, nhồi máu cơ tim, sốc.
  • Suy gan, ngộ độc rượu cấp tính, nghiện rượu.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Liều dùng

* Cách dùng

Dùng đường uống, uống cùng với bữa ăn hoặc sau khi ăn.

* Liều dùng

Luôn luôn dùng Metformin Stella 500mg theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ. Hãy hỏi Bác sĩ hay Dược sĩ nếu cần.

Liều lượng của thuốc được Bác sĩ chỉ định cho từng bệnh nhân dựa trên mức đường huyết khi thăm khám.

Điều chỉnh liều cho bệnh nhân đến liều duy trì.

Nếu không có chỉ định nào khác của Bác sĩ, liều thông thường như sau:

- Liều khuyến cáo:

Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500mg x 1 lần/ngày, dùng đường uống. Nếu bệnh nhân không gặp phản ứng có hại đường tiêu hóa và cần phải tăng liều thì có thể dùng thêm 500mg sau mỗi khoảng thời gian điều trị từ 1 đến 2 tuần.

Liều dùng của metformin cần được cân nhắc điều chỉnh trên từng bệnh nhân cụ thể dựa trên hiệu quả và độ dung nạp cùa bệnh nhân và không vượt quá liều tối đa được khuyến cáo là 2000 mg/ngày

- Người lớn:

Bắt đầu uống 1 viên x 2 lần/ngày [uống vào các bữa ăn sáng và tối]. Tăng liều thêm một viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng 1 lần, tới mức tối đa là 5 viên/ngày. Những liều tới 4 viên/ngày có thể uống làm 2 lần trong ngày. Nếu cần dùng liều 5 viên/ngày, chia làm 3 lần trong ngày [uống vào bữa ăn] để dung nạp thuốc tốt hơn.

Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang: Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp trừ khi chuyển từ các sulfonylure sang. Khi chuyển từ sulfonylure sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.

Điều trị đồng thời metformin và sulfonylure uống: Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị trong 4 tuần ở liều tối đa metformin trong liệu pháp đơn, cần thêm dần một sulfonylure uống trong khi tiếp tục dùng metformin với liều tối đa, dù là trước đó đã có sự thất bại nguyên phát hoặc thứ phát với một sulfonylure. Khi điều trị phối hợp với liều tối đa của cả 2 thuốc mà người bệnh không đáp ứng trong 1 - 3 tháng, thì thường phải ngừng điều trị bằng thuốc uống chống đái tháo đường và bắt đầu dùng insulin.

Phối hợp với insulin: Có thể phối hợp metformin với insulin để đạt kiểm soát đường huyết tốt hơn. Liều khởi đầu thông thường của metformin là 1 viên x 1 lần/ngày, liều dùng nên được điều chỉnh dựa trên việc đo glucose huyết. Liều cao nhất được đề nghị là 2 g/ngày, được chia làm 2 - 3 liều. Còn liều của insulin được điều chỉnh tùy theo đường huyết.

- Khuyến cáo sử dụng thuốc trên bệnh nhân suy thận: Đánh giá chức năng thận trước khi khởi đầu điều trị với metformin và đánh giá định kỳ sau đó.

  • Chống chỉ định metformin trên bệnh nhân có eGFR dưới 30 mL/phút/1,73 m2
  • Không khuyến cáo khởi đầu điều trị với metformin ở bệnh nhân có eGFR nằm trong khoảng 30-45 mL/ phút/1,73 m2.
  • Ở bệnh nhân đang sử dụng metformin và có eGFR giảm xuống dưới 45 mL/phút/1,73 m2, đánh giá nguy cơ - lợi ích khi tiếp tục điều trị.
  • Ngừng sử dụng metformin nếu bệnh nhân có eGFR giảm xuống dưới 30 mL/phút/1,73 m2.

Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Metformin Stella 500mg dựa trên chức năng thận. Vì lý do này, cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.

- Dùng ở trẻ em trên 10 tuổi và vị thành niên: Điều trị đơn và phối hợp với insulin

  • Liều bắt đầu thường dùng là 1 viên uống trong hoặc sau bữa ăn.
  • Sau 10 đến 15 ngày cần điều chỉnh liều trên cơ sở đo đường trong máu. Việc tăng liều từ từ có thể cải thiện sự dung nạp của dạ dày ruột.
  • Liều metformin tối đa được khuyến cáo là 2g, ngày chia làm 2-3 lần.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Metformin Stella 500mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn [ADR].

Thường gặp:

  • Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
  • Da: Ban, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng.
  • Chuyển hóa: Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp:

  • Huyết học: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Chuyển hoá: Nhiễm acid lactic.

Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Thận trọng [Những lưu ý khi dùng thuốc]

Nhiễm acid lactic huyết:

  • Hiếm khi xảy ra nhưng [tỷ lệ chết cao khi thiếu sự điều trị đúng cách], biến chứng chuyển hoá mà có thể gây ra do tích luỹ metformin. Có những trường hợp được báo cáo nhiễm acid lactic huyết trong các bệnh nhân dùng metformin hydroclorid điều trị bệnh đái tháo đường đã gây ra suy thận nặng. Tỷ lệ nhiễm acid lactic có thể giảm bằng cách đánh giá yếu tố nguy cơ khác liên quan chẳng hạn tiểu đường khó kiểm soát, nhiễm ceton, ăn kiêng, nghiệm rượu, suy gan và điều kiện giảm oxy huyết.
  • Yếu tố nguy cơ của nhiễm toan acid lactic liên quan đến metformin bao gồm: Suy thận, sử dụng đồng thời với một số thuốc nhất định [ví dụ các chất ức chế carbonic anhydrase như topiramat], từ 65 tuổi trở lên, có thực hiện chiếu chụp sử dụng thuốc cản quang, phẫu thuật và thực hiện các thủ thuật khác, tình trạng giảm oxy hít vào [ví dụ suy tim sung huyết cấp], uống nhiều rượu và suy gan
  • Chẩn đoán: Nhiễm acid lactic được đặc trưng bởi khó thở, cùng với khó chịu trong bụng và giảm thân nhiệt, sau đó là hôn mê. Các kết quả xét nghiệm cho thấy pH máu giảm, nồng độ lactat trong huyết tương trên 5 mmol/I cũng như tăng sự thiếu hụt anion và tăng tỷ lệ lactat/pyruvat.
  • Nếu nghi nhiễm acid huyết do chuyển hóa phải ngừng sử dụng metformin và đưa bệnh nhân vào bệnh viện ngay. khuyến cáo nhanh chóng lọc máu để điều chỉnh tình trạng nhiễm toan và loại bỏ phần metformin đã bị tích lũy

Chức năng thận:

  • Vì Metformin bài tiết qua thận, nồng độ creatinin huyết tương nên đánh giá trước khi khởi đầu điều trị và đánh giá đều đặn sau đó. Ít nhất đánh giá mỗi năm một lần ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Ít nhất đánh giá 2 – 4 lần/năm với nồng độ creatinin huyết thanh trên giới hạn bình thường và ở người lớn tuổi.
  • Giảm chức năng thận ở người già là thường xuyên xảy ra và không có triệu chứng. Cần phải chú ý đặc biệt trong các tình huống chức năng thận có thể bị suy yếu [Ví dụ: Khi bắt đầu điều trị cao huyết áp hoặc điều trị lợi tiểu và khi bắt đầu điều trị với các thuốc kháng viêm không steroid].

Bệnh nhân suy gan có thể tiến triển thành toan lactic liên quan đến metformin do suy giảm thải trừ lactat dẫn tới tăng nồng độ lactat trong máu. Vì vậy, tránh sử dụng metformin trên những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh gan thông qua bằng chứng xét nghiệm hoặc lâm sàng.

Sử dụng các chất cản quang chứa iod: Trước khi sử dụng trong mạch các chất cản quang chứa iod trong các cuộc khảo sát X-quang cần phải ngừng dùng metformin hydroclorid vì có thể dẫn đến suy thận. Điều trị trở lại bằng metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ được bắt đầu sau khi chức năng thận đã được kiểm tra và đánh giá là bình thường.

Phẫu thuật: Cần phải ngừng sử dụng metformin 48 giờ trước khi phẫu thuật với sự gây mê toàn thân hoặc các quy trình gây mê tủy sống khác. Tái điều trị với metformin không được sớm hơn 48 giờ sau khi phẫu thuật hoặc sau khi ăn trở lại được qua miệng và chỉ sau khi tái đánh giá chức năng thận và trị số tìm thấy là bình thường.

Cẩn trọng khác:

  • Bệnh nhân nên tiếp tục chế độ ăn kiêng để đảm bảo phân bố đều carbohydrate dùng trong ngày. Bệnh nhân béo phì nên tiếp tục chế độ ăn kiêng có calo thấp.
  • Nên thực hiện các test theo dõi tiểu đường đều đặn.
  • Dùng metformin hydrochloride một mình không bao giờ gây hạ đường huyết, tuy nhiên nên cẩn trọng khi kết hợp với Insulin hay sulphonylure.

Dùng ở bệnh nhân lớn tuổi: Vì tiềm năng giảm chức năng thận ở người già, nên chỉnh liều Metformin Stella 500mg dựa trên chức năng thận. Vì lý do này cần thiết đánh giá thường xuyên chức năng thận.

Dùng ở trẻ em và trẻ vị thành niên

  • Đối với trẻ em và vị thành niên, trước khi điều trị bằng Metformin Stella 500mg phải khẳng định mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Trẻ em tuổi giữa 10 và 12: Trong các nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát trong trẻ em và vị thành niên chỉ có 15 trẻ em tuổi từ 10 đến 12. Mặc dù hiệu quả và độ an toàn của metformin trong trẻ em tuổi dưới 12 không khác hiệu quả và độ an toàn của thuốc trong trẻ em tuổi lớn hơn, vẫn phải đặc biệt thận trọng khi kê đơn metformin cho trẻ em tuổi trong khoảng 10 và 12.

Tương tác thuốc [Những lưu ý khi dùng chung thuốc với thực phẩm hoặc thuốc khác]

Không nên dùng đồng thời

Với cồn: Tăng nguy cơ nhiễm acid lactic khi ngộ độc cồn cấp tính; đặc biệt khi kết hợp với: ăn kiêng hay suy dinh dưỡng, suy gan.

Chất cản quang chứa Iod: Việc dùng nội mạch các chất cản quang chứa iod có thể dẫn đến suy thận, do tích lũy metformin và rủi ro nhiễm acid lactic. Phải ngừng sử dụng metformin hydroclorid tối thiểu 48 giờ trước khi tiến hành phép thử như vậy. Phục hồi điều trị không được sớm hơn 48 giờ sau khi kết thúc phép thử và chỉ bắt đầu dùng lại sau khi có kết quả kiểm tra chức năng thận bình thường .

Cần thận trọng khi kết hợp các thuốc sau vì làm tăng/ giảm tác dụng hay tăng độc tính của metformin:

  • Giảm tác dụng: Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết [ví dụ, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, estrogen, thuốc tránh thai đường uống, phenytoin, acid nicotinic, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid] có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết.
  • Tăng tác dụng: Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận cùa metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.
  • Tăng độc tính: Những thuốc cationic [ví dụ amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, và vancomycin] được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận. Cimetidin làm tăng [60%] nồng độ đỉnh của metfornin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.

Bảo quản: Nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 300C. Tránh ánh sáng.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

Thương hiệu: Stada

Nơi sản xuất: Stada [Việt Nam]

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Chủ Đề