Mới tiêm vắc xin có được uống thuốc tây không

Nếu bạn chuẩn bị tiêm vắc xin COVID-19, có một số loại thuốc có thể khiến bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hoãn không tiêm vắc xin.

Thuốc tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp là một bệnh làm suy giảm sự trao đổi chất và hoạt động của nội tiết tố. Tuy nhiên, bộ phận trong hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp tự miễn tách biệt với bộ phận chịu trách nhiệm chống lại các bệnh nhiễm trùng. Do đó, hầu hết các loại thuốc tuyến giáp đang được sử dụng sẽ không gây ra các triệu chứng hoặc làm cho vắc-xin kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

Các thuốc trị hen và chống dị ứng

Dị ứng là một vấn đề hay được tranh luận trong chủ đề tiêm phòng vắc xin COVID-19 vì nó có thể khiến một số người dễ bị sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, hầu hết các loại thuốc hoặc thuốc kháng histamine mà những người bị dị ứng sử dụng, đều được chứng minh là an toàn khi sử dụng với vắc xin COVID-19. Vắc xin an toàn đối với những người bị dị ứng thực phẩm và mắc các tình trạng dị ứng thông thường như hen suyễn, viêm mũi dị ứng và viêm da dị ứng. Chỉ những người bị sốc phản vệ [phản ứng dị ứng] với bất kỳ thành phần nào của vắc xin mới không nên dùng vắc xin.

Thuốc trị các rối loạn tâm thần

Rất nhiều các bệnh tâm thần và các chứng rối loạn tâm lý khác, như rối loạn giấc ngủ, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Theo quan sát của các bác sĩ, những người bị trầm cảm nặng có thể có phản ứng chậm sau khi tiêm.

Mặc dù hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các thuốc điều trị bệnh tâm thần có thể gây phản ứng chống viêm, mà chúng ta không mong muốn điều này. Ở liều cao, chúng có thể gây giảm bạch cầu. Các bác sĩ khuyến nghị những bệnh nhân này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin COVID-19.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng nói thêm là lợi ích của việc tiêm vắc xin lớn hơn các tác hại nó có thể mang lại.

Thuốc làm loãng máu

Một số loại vắc xin, bao gồm covishield và covaxin, có mang cảnh báo cho người dùng thuốc làm loãng máu, khiến nhiều người lo lắng… Các loại thuốc làm loãng máu có thể gây mất máu nhiều, phát ban và trong một vài trường hợp, các vết sưng tấy không mong muốn và mất nhiều thời gian để lành.

Những người bị rối loạn chảy máu hoặc bệnh tim nên kiểm tra loại thuốc chống đông máu mà họ đang sử dụng trước khi tiến hành tiêm vắc xin COVID-19. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu như warfarin hoặc các thuốc chống đông máu mới hơn có một nguy cơ nhỏ bị sưng tấy vết tiêm. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc mới hơn này có thể bỏ qua liều thuốc buổi sáng, tiêm vắc xin, rồi tiếp tục uống liều thuốc tiếp theo của họ.

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ một số biện pháp chăm sóc sau tiêm chủng để ngăn ngừa các biến chứng. 

Dương Sơn

[Nguồn: Sức khỏe đời sống]

Tiêm phòng định kỳ là một biện pháp phòng bệnh chủ động rất hiệu quả đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch sẽ tạo cho trẻ một sức đề kháng tốt, chống lại một số bệnh truyền nhiễm giúp trẻ phát triển khỏe mạnh về cả thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên thể trạng của trẻ trước mỗi lần tiêm phòng không phải lúc nào cũng như nhau, vậy nếu bé đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Thực tế, trẻ nhỏ trong độ tuổi cần tiêm chủng lại rất dễ mắc các bệnh gây ra triệu chứng ho sốt, tiêu chảy dẫn tới việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhìn chung thì việc sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với các loại vắc-xin [trừ vắc-xin thương hàn uống] nên có thể sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh và vắc-xin. Tuy nhiên điều này còn tùy thuộc vào tổng trạng của trẻ qua thăm khám sàng lọc của bác sĩ để đưa ra quyết định hoãn tiêm chờ trẻ hồi phục hay tiếp tục sử dụng.

Tuy rằng việc tiêm chủng là cần thiết ở mỗi trẻ nhưng trong một số trường hợp trẻ không nên tiêm chủng bởi có thể gây ra một số phản ứng vắc-xin không đáng có.

Một số chống chỉ định tuyệt đối việc tiêm chủng đối với trẻ em như sau:

  • Tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin lần đầu [cùng loại vắc-xin] hoặc sốt cao trên 39°C kèm co giật, triệu chứng của thần kinh [dấu hiệu não, màng não], khó thở, tím tái.
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch gặp trong suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV sẽ chống chỉ định tiêm chủng các vắc-xin sống giảm độc lực.
  • Các chống chỉ định theo yêu cầu của nhà sản xuất vắc-xin.

Trẻ sốt cao cần thông báo với bác sĩ trước khi tiêm chủng cho trẻ

Ngoài ra, các trường hợp phải hoãn tiêm chủng ở trẻ em như sau:

  • Tình trạng trẻ suy các chức năng như hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, hôn mê
  • Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng hoặc ác bệnh cấp tính
  • Trẻ sốt trên 37,5°C hoặc hạ thân nhiệt dưới 35,5°C
  • Trẻ vừa sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch trong 3 tháng [trừ kháng huyết thanh viêm gan B]
  • Trẻ mới kết thúc điều trị corticoid liều cao, hóa trị hoặc xạ trị trong 14 ngày
  • Trẻ nặng dưới 2000g
  • Trẻ có tiền sử phản ứng với các lần tiêm trước của cùng loại vắc-xin
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh bẩm sinh khác ở các cơ quan như phổi, ống tiêu hóa, tiết niệu, máu hoặc ung thư chưa ổn định.

Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, trước khi tiêm chủng, phụ huynh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để thông báo cho bác sĩ trong quá trình khám sàng lọc trước tiêm. Các vấn đề như chưa đủ cân nặng, nếu có biểu hiện bệnh lý hoặc có triệu chứng sốt thì phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đạt trạng thái tốt hơn. Các điều kiện của trẻ được xác định trong lần khám sàng lọc gồm có:

  • Cân nặng: trẻ đã đủ 2,5 kg chưa [trẻ sơ sinh]
  • Tình trạng bú, ăn ngủ và chơi
  • Có triệu chứng sốt hay đang mắc bệnh gì không?
  • Có đang sử dụng thuốc hoặc phương pháp điều trị nào không?

Trẻ đang uống thuốc điều trị bệnh lý có thể được trì hoãn lịch tiêm

  • Có tiền sử dị ứng với thức ăn hoặc thuốc không?
  • Có tiền sử phản ứng nặng với vắc-xin trong các lần tiêm trước không?

Khám sàng lọc trước tiêm chủng là việc làm rất quan trọng có tác dụng làm hạn chế tối đa các biến chứng sau khi tiêm cũng như các phản ứng khó lường trước được do thể trạng xấu của trẻ.

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hạn chế được tối đa các phản ứng sau tiêm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm chủng ở tất cả trẻ em, người lớn. Quy trình khám và thực hiện tiêm chủng, theo dõi sau tiêm tại Vinmec được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhi để giúp trẻ đảm bảo được sức khỏe tốt nhất khi tiêm chủng và được theo dõi nhiệt độ, phản ứng sau tiêm, đánh giá sức khỏe trước khi ra về. Nguồn vắc-xin tại đây đều có xuất xứ rõ ràng, các vắc-xin như sởi-quai bị-rubella, vắc-xin 6 trong 1 cùng nhiều loại vắc-xin khác có chất lượng cao phù hợp với độ tuổi tiêm chủng, được đảm bảo an toàn từ khâu nhập khẩu, bảo quản đến khi sử dụng.

Phòng theo dõi sau tiêm chủng được bố trí đầy đủ các phương tiện cấp cứu cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm nhằm xử trí những trường hợp sốc phản vệ kịp thời đúng phác đồ, tránh biến chứng nguy hiểm. Phòng tiêm chủng thoáng mát tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ, hình thành tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia.

Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được khám sàng lọc với bác sĩ chuyên khoa

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Trẻ có thể tiêm mũi viêm gan A đầu tiên vào lúc nào?

XEM THÊM:

Có nên sử dụng đồng thời vắc xin và thuốc kháng sinh không?

Trả lời: Ngoài một số ngoại lệ thì không có chống chỉ định tiêm vắc xin khi đang dùng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn. Tiêm kháng sinh không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với vắc xin sống đã làm yếu đi trừ vắc xin thương hàn uống và không có ảnh hưởng đến vắc xin bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin polysaccharide, và vắc xin giải độc tố. Thuốc kháng vi rút trong điều trị dự phòng bệnh cúm không ảnh hưởng đến vắc xin cúm bất hoạt. Tuy nhiên không nên tiêm vắc xin cúm sống giảm độc lực trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút. Thuốc kháng vi rút herpes có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin zoster và vắc xin thủy đậu sống. Phải dừng sử dụng thuốc này ít nhất 24 giờ trước khi tiêm vắc xin sống zoster hoặc thủy đậu. Không có bằng chứng về ảnh hưởng của các thuốc kháng vi rút đến vắc xin rota và vắc xin sở-quai bi-rubella.

Video liên quan

Chủ Đề