Môi trường ôn đới lục địa Nam ở đâu

Bài 52.

Bạn đang xem: Môi trường ôn đới lục địa

THIÊN NHIÊN CHÂU Âu[Tiếp theo]MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT ĐƯỢCNêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa các môi trường ôn đới hải dương, môi trường ôn đới lục địa, môi trường địa trung hải, môi trường núi cao ở châu Âu.Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số trạm ở châu Âu.KIẾN THỨC Cơ BẢNCác môi trường tự nhiênMôi trường ôn đới hải dươngMôi trường ôn đới hải dương ở các đảo và ven biển Tây Âu [Anh, Ai-len, Pháp...].Khí hậu ôn hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên o°c. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 - l.OOOmm/năm].Sông ngòi nhiều nước quanh năm và không đóng băng, phát triển rừng cây lá rộng [sồi, dẻ,...].Môi trường ôn đới lục địaMôi trường ôn đới lục địa ở khu vực Đông Âu.Có khí hậu ôn đới lục địa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm. Càng vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.Sông nhiều nước trong mùa xuân - hạ và có thời kì đóng băng vào mùa đông. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.Môi trường địa trung hảiMôi trường địa trung hải nằm ở Nam Âu, ven Địa Trung Hải.Mưa tập trung vào thu đông, mùa hạ nóng khô, sông ngòi ngắn và dốc, rừng thưa, cây lá cứng xanh quanh năm.Môi trường núi caoMôi trường núi cao điển hình là môi trường thuộc dãy An-pơ.Có nhiều mưa trên các sườn đón gió ở phía tây, thực vật thay đổi theo độ cao.+ Ở chân núi, rừng đã được khai phá từ lâu để sản xuất nông nghiệp. + Từ độ cao 800 - 1.800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừnghỗn giao phát triển.+ Trên 1.800m, nhiệt độ tiếp tục giảm, là địa bàn của các loài cây lá kim [thông, tùng,...].+ Trên 2.200m là vùng đồng cỏ núi cao.+ Trên 3.000m là thế giới của băng tuyết vĩnh cửu và băng hà.III. gỢi ý trả lời câu hỏi giữa bàiCâu 1. Quan sát hình 52.1, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương.Trả lời:Quan sát hình 52.1, nhận xét:+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 18°c, tháng VII.+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 8°c, tháng I.+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 10°C.+ Mùa mưa nhiều: tháng X đến tháng I năm sau.+ Mùa mưa ít hơn: tháng II đến tháng IX.+ Tổng lượng mưa: 820mm.Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới hải dương: mùa hạ mát; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn [khoảng 800 - l.OOOmm/năm].Câu 2. Quan sát hình 52.2, cho biết đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa.Trả lời:Quan sát hình 52.2, nhận xét:+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 20°C, tháng VII.+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng -12°c, tháng I.+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 32°c.+ Mùa mưa nhiều: tháng V đến tháng X.+ Mùa khô: tháng XI đến tháng IV năm sau.+ Tổng lượng mưa: 443mm.Từ đó, rút ra đặc điểm của khí hậu ôn đới lục địa: mùa hạ nóng; mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống dưới o°c, ở nhiều nơi có tuyết rơi và sông đóng băng; mưa quanh năm và lượng mưa nhỏ [từ 400 đến 600mm/năm].Câu 3. Quan sát hình 52.3, cho biết khí hậu địa trung hải có gì đặc biệt?Trả lời:Quan sát hình 52.3, nhận xét:+ Nhiệt độ cao nhất: khoảng 25°c, tháng VII.+ Nhiệt độ thấp nhất: khoảng 10°C, tháng I.+ Biên độ nhiệt trung bình năm: khoảng 15°c.+ Mùa mưa nhiều: tháng X đến tháng III năm sau.+ Mùa khô: tháng IV đến tháng IX.+ Tổng lượng mưa: 711mm.Từ đó, rút ra điểm đặc biệt của khí hậu địa trung hải: mùa hạ nóng; mùa đông không lạnh lắm, nhiệt độ trên 0°C; mưa vào thu đông. Câu 4. Quan sát hình 52.4, cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai bắt đầu và kết thúc ở độ cao nào?Trả lời: An-pơ có các đai thực vật:Dưới 800m: đồng ruộng và làng mạc.800 - 1.800m: rừng hỗn giao.1.800 - 2.200m: rừng lá kim.2.200 - 3.000m: đồng cỏ núi cao.Trên 3.000m: băng tuyết vĩnh viễn.rv. GỢI ý THực hiện câu hỏi và bài tập cuối bàiCâu 1. So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa, giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địa trung hải. Trả lời:So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới hải dương và khí hậu ôn đới lục địa+ Nhiệt độ: khí hậu ôn đới hải dương có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 18°c, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 8°c. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 20°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất là -12°C. Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.+ Lượng mưa: khí hậu ôn đới hải dương có lượng mưa hàng năm khoảng l.OOOmm, khí hậu ôn đới lục địa lượng mưa hàng năm từ 400 đến 600mm.

Xem thêm: MANCLUB: Game bài đổi thưởng uy tín nhất hiện nay – Link tải game bài MANCLUB

Như vậy, khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa. - So sánh sự khác nhau giữa khí hậu ôn đới lục địa và khí hậu địatrung hải.+ Nhiệt độ: khí hậu địa trung hải có nhiệt độ tháng nóng nhất khoảng 25°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng 10°C. Khí hậu ôn đới lục địa có nhiệt độ tháng nóng nhất là 30°C, nhiệt độ tháng lạnh nhất khoảng -12°c. Như vậy, khí hậu địa trung hải có mùa hạ nóng, mùa đông không lạnh và ấm hơn khí hậu ôn đới lục địa.+ Lượng mưa: khí hậu địa trung hải có lượng mưa trung bình năm gần l.OOOmm, nhưng tập trung vào thu - đông, mùa khô là mùa hạ. Khí hậu ôn đới lục địa có lượng mưa hàng năm từ 400 - 600mm, mưa vào mùa hạ. Như vậy, khí hậu địa trung hải và khí hậu ôn đới có mùa mưa khác nhau.Câu 2. Tại sao thảm thực vật ở châu Âu lại thay đổi từ tây sang đông? Trả lời: Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sựthay đổi của nhiệt độ và lượng mưa từ tây sang đông.V. CÂU HỎI Tự HỌCĐiểm nào dưới đây không phải là nét đặc trưng của khí hậu ôn đới hải dương ở châu Ảu?Nhiệt độ trung bình năm trên 0°C.Lượng mưa phân hoá theo mùa.Mùa hạ mát, mùa đông ấm.Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên.Tính chất ôn đới lục địa của khí hậu châu Ảu thể hiện ở đặc điểm:Mùa đông kéo dài và có tuyết rơi.Mùa hạ nóng, có mưa.Lượng mưa không lớn, trên dưới 700mm.Tất cả đều đúng.Khu vực có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhất ở châu Âu là:A. Tây Âu.B. Bắc Âu.Nam Âu.D. Đông Âu.Sự thay đổi thảm thực vật theo chiều bắc - nam của vùng khí hậu ôn đới lục địa châu Âu biểu hiện ở thứ tự sắp xếp:Rừng lá kim, thảo nguyên, đồng rêu.Thảo nguyên, đồng rêu, rừng là kim. c. Đồng rêu, rừng lá kim, thảo nguyên.Thảo nguyên, rừng lá kim, đồng rêu.Lũ vào mùa xuân do tuyết tan ở châu Ầu là đặc điểm của chế độ sông vùng khí hậu:A. Ôn đới lục địa.B. ôn đới hải dương,c. Địa trung hải.D. Núi cao.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Ôn đới là một khu vực khí hậu nằm tại các vĩ độ từ cận kề cận nhiệt đới tới các vòng cực của Trái Đất, nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng cách từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu. Phần lớn diện tích đất nổi của đới nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có phần nhỏ ở bán cầu Nam. Miền ôn đới thể hiện các mùa một cách rõ rệt và tồn tại ở cả Bắc bán cầu lẫn Nam bán cầu. Khí hậu trong miền này biến đổi từ khí hậu hải dương với sự biến thiên nhiệt độ tương đối nhỏ và lượng giáng thủy lớn cho tới khí hậu lục địa với sự thay đổi về nhiệt độ lớn hơn và tương đối khô hơn. Về mặt khí tượng học thì phần lớn miền nhiệt đới có gió thịnh hành là hướng tây-đông.

Phân chia các khu vực khí hậu thế giới khi xét theo đường đẳng nhiệt

 

Ôn đới định nghĩa theo vĩ độ

Khí hậu ôn đới mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng & khí hậu đới lạnh.

Đới Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm Lượng mưa trung bình năm
Hàn đới Arkhangelsk [65°B] -1 °C 539mm
Ôn đới London [51°B] 11 °C 601mm
Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh [10°47'B] 27 °C 1931mm

Do vị trí trung gian nên thời tiết ôn đới thay đổi thất thường. Các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường gây ra những đợt nóng hay lạnh, có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp & sinh hoạt của con người, đặc biệt là những vùng sâu ở trong nội địa. Ở phía đông của Hoa Kỳ, mỗi khi có đợt khí nóng hay đợt khí lạnh tràn đến, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10 °C - 15 °C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm & ấm vào đất liền cũng làm cho thời tiết ôn đới luôn biến động, rất khó dự báo trước.

 

Phân chia của ôn đới, phần màu xanh lục là ôn đới ấm, phần hồng tím là ôn đới lạnh

Thiên nhiên ôn đới thay đổi theo bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Môi trường ôn đới cũng thay đổi từ vùng này sang vùng khác tùy thuộc vào vĩ độ, vào ảnh hưởng của dòng biển và gió Tây ôn đới.

Bờ Tây lục địa chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên có môi trường ôn đới hải dương: ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm. Càng vào sâu trong đất liền, tính chất lục địa càng rõ nét: lượng mưa giảm dần, mùa đông lạnh & tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng. Thảm thực vật thay đổi dần từ tây sang đông:rừng lá rộng chuyển sang rừng hỗn giao và cuối cùng là rừng lá kim.

Ở vĩ độ cao, mùa đông rất lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn, mưa nhiều. Gần chí tuyến có môi trường địa trung hải: mùa hạ nóng & khô, mùa đông ấm áp, mưa nhiều vào mùa thu - đông. Thảm thực vật cũng thay đổi từ bắc xuống nam: rừng lá kim chuyển sang rừng hỗn giao rồi tới thảo nguyên và rừng cây bụi gai.

  • Khí hậu ôn đới lạnh
  • Khí hậu hải dương
  • Khí hậu lục địa
  • Hàn đới
  • Nhiệt đới
  • Cận nhiệt đới
  • Các đới khí hậu

  • SGK Địa lý 7 [tái bản lần 17], Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ôn_đới&oldid=66466182”

Video liên quan

Chủ Đề