Móng tay bị sần sùi là bị bệnh gì năm 2024

Móng chân của em dày, sần sùi. Em muốn thay bỏ móng cũ tái tạo móng mới. Vậy bác sĩ cho em hỏi móng chân dày, sần sùi là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Đào Thị Thảo [1992]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Móng chân dày, sần sùi là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Móng tay, móng chân được cấu tạo bởi chất sừng có nhiều lưu huỳnh, cứng và có chức năng bảo vệ đầu các ngón trong đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tương tự như các bộ phận khác trên cơ thể, móng tay và móng chân cũng có thể bị một số bệnh lý do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm,... gây ra.

Móng chân dày, sần sùi là có thể gặp trong các bệnh sau:

  • Bệnh chàm móng.
  • Bệnh loạn sừng Darier.
  • Bệnh nấm móng.

Mỗi bệnh có mỗi loại thuốc điều trị khác nhau. Vì thế, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám ở các bệnh viện có phòng khám chuyên khoa Da liễu để khám và điều trị phù hợp.

Nếu bạn còn thắc mắc về móng chân dày, sần sùi là dấu hiệu bệnh gì, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Như chị mô tả, rất có thể bị nấm móng, nấm móng tay là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, khu vực nông thôn môi trường kém vệ sinh.

Năm nay tôi 30 tuổi, khoảng 1 năm trở lại đây móng tay bị sần sùi, có màu hơi vàng vàng, dễ bị gãy. Thời gian đầu tôi nghĩ do đi làm ruộng tiếp xúc nhiều với nước sẽ tự khỏi. Nhưng1 tháng trở lại đây móng tay bị mủn và kẽ móng bị nứt rất đau. Xin hỏi tôi bị bệnh gì , điều trị như thế nào?

Nguyễn Thu Hà [Hà Tĩnh]

Như chị mô tả, rất có thể bị nấm móng, nấm móng tay là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở người làm việc chân tay, khu vực nông thôn môi trường kém vệ sinh. Bệnh không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.

Bệnh nấm móng rất dễ nhận thấy bằng mắt thường: bề mặt móng bị sần sùi, phủ một lớp vảy mịn như cám, có lằn sọc dọc hay ngang; chỗ bị tổn thương có màu hơi vàng, hay nâu đen; móng trở nên giòn và dễ vỡ. Bên dưới móng cũng có thể bị tổn thương và móng bị tróc. Các móng có thể bốc mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân khiến móng tay có màu vàng và mủn là nấm sợi tơ và nấm hạt men [candida]. Nấm candida thường gặp ở móng tay, ít gặp ở móng chân. Khi bị nhiễm nấm ở các móng, nó sẽ nhanh chóng lan rộng từ ngón này sang ngón khác trên cùng bàn tay và có thể lan sang bàn tay bên kia.

Khi gặp điều kiện thuận lợi như môi trường thường xuyên ẩm ướt. Đối với bệnh nấm móng, việc điều trị phải kiên trì dứt điểm. Bệnh nhân cần dùng thuốc đều đặn, thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ, nếu không sẽ làm bệnh nặng thêm, việc điều trị sau này sẽ kéo dài và khó khăn hơn.

Do vậy, chị đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được tư vấn cụ thể về cách dùng thuốc cũng như cách phòng bệnh nấm móng.

Móng tay bị rỗ không chỉ khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp mà còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu nguyên nhân là do một số bệnh lý. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây móng tay rỗ và cách điều trị bệnh hiệu quả.

1. Những nguyên nhân khiến móng tay bị rỗ

Móng tay được tạo thành từ protein có cấu trúc sợi hay còn được gọi là keratin. Đây cũng là thành phần cấu tạo nên da và tóc. Móng tay khỏe mạnh có màu hồng nhạt và dưới gốc của móng có màu trắng, bề mặt của móng trơn láng. Móng tay bị rỗ là một dấu hiệu bất thường và có thể do những nguyên nhân dưới đây:

Móng tay rỗ là do nhiều nguyên nhân

- Do cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất

Cơ thể cần được bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất để luôn khỏe mạnh và nâng cao sức đề kháng. Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và đây cũng chính là nguyên nhân gây rỗ móng, nhất là những trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12.

Khi bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất, người bệnh không chỉ bị thay đổi cấu trúc móng tay mà còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, giảm trí nhớ, thị lực kém, thường xuyên đau nhức xương khớp,...

- Do bệnh vảy nến móng tay

Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây ra những vấn đề bất thường ở móng tay. Bệnh vẩy nến có thể gây ra tình trạng rỗ ở một hoặc nhiều ngón tay. Tùy từng mức độ bệnh mà tình trạng rỗ móng tay sẽ nhẹ hoặc nặng, nông hay sâu.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay có chứa nhiều hóa chất độc hại, thường xuyên căng thẳng, tiền sử mắc các bệnh về da ở vùng ngón tay,...

Ngoài những lỗ rỗ, trên móng tay người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng như móng, màu sắc móng tay đổi, móng bị biến dạng hay tình trạng dày sừng dưới da,... Khi những biểu hiện này càng nghiêm trọng sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Đáng lo ngại hơn, bệnh vẩy nến không được kiểm soát tốt có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn,...

- Do một số bệnh lý khác như hội chứng Reiter, bệnh viêm xương khớp, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tự miễn,...

2. Tình trạng móng tay bị rỗ có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rỗ móng tay mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau:

- Móng tay bị rỗ là do thiếu vitamin và khoáng chất, thì có thể hoàn toàn khắc phục được. Khi bạn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì sức khỏe móng và cấu tạo của móng sẽ được cải thiện.

Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy vào tình trạng rỗ và nguyên nhân gây bệnh

- Nếu nguyên nhân là do bệnh vảy nến mạn tính thì rất khó để điều trị triệt để vì nguyên nhân thường xuất phát từ những bất thường trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn rất cần thiết để kiểm soát các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh tự tin hơn trong giao tiếp và phòng tránh nguy cơ biến chứng. Điều trị càng sớm thì cơ hội điều trị hiệu quả sẽ càng cao.

3. Điều trị móng tay bị rỗ bằng những phương pháp nào?

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị móng tay bị rỗ theo những phương pháp khác nhau. Một số phương pháp được áp dụng bao gồm:

- Sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng:

+ Thuốc corticoid dạng bôi: Sử dụng bôi móng và những vùng da xung quanh ngón tay để ngăn chặn tình trạng tăng sinh tế bào sừng. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bởi thuốc có thể gây những biến chứng đáng lo ngại như mỏng da, teo da hay bội nhiễm nấm,…

Dùng thuốc bôi để trị bệnh

+ Thuốc bôi retinoid: Tác dụng của loại thuốc này là ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì,giảm dày sừng móng tay và chống thâm hiệu quả. Loại thuốc này còn có thể kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.

+ Thuốc ức chế miễn dịch: Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với các loại thuốc bôi ngoài, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch.

+ Thuốc sinh học hoặc thuốc corticosteroid dạng tiêm: Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong những trường hợp bệnh nghiêm trọng. Mục đích sử dụng thuốc là cải thiện triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng. Thuốc chỉ được sử dụng tại cơ sở y tế do bác sĩ chỉ định

+ Thuốc kháng nấm: Sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm móng.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả sức khỏe không đáng có. Bên cạnh đó, nếu thấy những triệu chứng bất thường sau khi sử dụng thuốc, cần thông báo với bác sĩ sớm để được xử trí kịp thời.

- Chăm sóc tại nhà: Kết hợp sử dụng thuốc với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện bệnh tốt hơn, đồng thời tránh phát sinh những rủi ro khác.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất

+ Giữ vệ sinh móng để phòng tránh viêm nhiễm.

- Thường xuyên vệ sinh bàn tay và không dùng những sản phẩm chăm sóc da tay kém chất lượng để tránh kích ứng không đáng có khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Có thể dùng một số loại dưỡng móng nếu có chỉ định của bác sĩ.

- Có thể ngâm tay với nước muối pha loãng để giảm bụi bẩn và khuẩn bệnh.

- Không dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác, nhất là kìm cắt móng tay.

- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, nhất là các loại rau xanh và các loại trái cây. Bên cạnh đó, nên uống nhiều nước và hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng và hạn chế uống bia rượu.

Không dùng chung kìm bấm móng tay với người khác

- Tránh thức khuya và ngủ đủ giấc.

- Kiểm soát căng thẳng, luôn giữ tinh thần giữ tinh thần thoải mái.

- Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức đề kháng.

- Các phương pháp khác:

+ Nếu nhận thấy có nguy cơ biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ móng tay bằng tia X, dùng ure nồng độ cao hoặc phẫu thuật.

+ Thẩm mỹ móng nếu bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp. Tuy nhiên, không nên tác động đến lớp biểu bì để tránh bị kích ứng.

Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích về tình trạng móng tay bị rỗ và các phương pháp khắc phục. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn có thể đến thăm khám tại chuyên khoa Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn cho bạn. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Móng tay bé bị sần sùi là thiếu chất gì?

Tình trạng khiến móng tay trở nên sần và gợn sóng phổ biến nhất là do thiếu biotin. Biotin hay còn gọi là vitamin B7, một loại vitamin quan trọng với da, tóc và móng của chúng ta.

Móng tay bị nhăn là thiếu chất gì?

Các rãnh hoặc các nếp nhăn xuất hiện trên móng tay là dấu hiệu cảnh báo suy giảm máu lưu thông đến các ngón tay​. Thiếu hụt kẽm, vi khuẩn gây nhiễm trùng, nhiệt độ lạnh và hóa trị cũng dẫn đến hiện tượng này.

Tại sao móng tay bị gồ ghề?

Móng tay gồ ghề Khi bạn sờ trên bề mặt móng cảm nhận được chúng gồ ghề không còn được trơn láng thì là móng bất thường. Dấu hiệu này có thể cảnh báo sớm rằng bạn có thể mắc bệnh vảy nến, chàm hay viêm khớp.

Móng tay bị rò là thiếu chất gì?

Những nguyên nhân khiến móng tay bị rỗ Nếu không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, cơ thể sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý và đây cũng chính là nguyên nhân gây rỗ móng, nhất là những trường hợp bị thiếu hụt vitamin B12.

Chủ Đề