Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70

Tóm tắt mục I. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

I. Cuộc cách mạng Khoa học- công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm:

* Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Do sự bùng nổ dân số, sự vơi cạn tài nguyên thiên nhiên, do nhu cầu của chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.

* Đặc điểm:

- Khoa học - kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

- Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

- Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

* Hai giai đoạn cách mạng khoa học – kĩ thuật:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

- Giai đoạn 2: từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật nên giai đoạn này còn được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu [giảm tải]

3. Tác động

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động, mức sống và chất lượng cuộc sống của con người. Từ đó dẫn đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.

* Hạn chế:

- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực [chủ yếu do chính con người tạo nên] như:

+ Ô nhiễm môi trường, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên;

+ Tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới,...

+ Nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sức sống trên hành tinh.

4. Mở rộng: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ:

- Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin.

- Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược.

=> Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ND chính

- Những nét chính về nguồn gốc, đặc điểm, những thành tựu tiêu biểu và tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

- Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.

Sơ đồ tư duy Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay?

A. Sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.

B. Sử dụng năng lượng nước, hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.

C. Đạt được nhiều thành tựu nổi bật về công cụ sản xuất, nguồn năng lượng….

D. Mọi phát minh sản xuất đều xuất phát từ kỹ thuật.

Hướng dẫn

Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, cách mạng khoa học – kĩ thuật chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới [thế hệ thứ ba], vật liệu mới với những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.
Đáp án cần chọn là: A

10/09/2021 268

A. Sự phổ biến của các công nghệ như: trí tuệ nhân tạo, sinh sản vô tính

B. Công nghệ bước đầu được ứng dụng trong hoạt động sản xuất

C. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật

Đáp án chính xác

D. Hệ thống tự động hóa đã hoàn toàn thay thế sức lao động con người

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 67.

Cách giải:

Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 70 của thế kỉ XX là cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kĩ thuật. 

Chọn C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi [1959 – 1960] vì 

Xem đáp án » 10/09/2021 1,691

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, các thế lực ngoại xâm và nội phản đều âm mưu

Xem đáp án » 10/09/2021 1,567

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Mĩ trong giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 10/09/2021 1,215

Căn cứ địa cách mạng đầu tiên của Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là 

Xem đáp án » 10/09/2021 791

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương [tháng 5/1941] chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương nhằm 

Xem đáp án » 10/09/2021 638

“Giống như Mặt trời chói lọi ... chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Nhận định trên của Hồ Chí Minh đề cập đến cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án » 10/09/2021 541

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai 

Xem đáp án » 10/09/2021 510

Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 là 

Xem đáp án » 10/09/2021 439

Phong trào “Phá kho thóc giải quyết nạn đói” [1945] thu hút đông đảo nông dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì tham gia vì 

Xem đáp án » 10/09/2021 406

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!”. Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp [1946 - 1954] của nhân dân ta? 

Xem đáp án » 10/09/2021 278

Nguyên nhân cơ bản quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là 

Xem đáp án » 10/09/2021 265

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa [10/1949] có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 10/09/2021 153

“Một trong những điểm tiến bộ của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX là quan niệm về phạm trù cứu nước”. Đây là nhận định 

Xem đáp án » 10/09/2021 151

Quốc gia nào được mệnh danh là “lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh” sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án » 10/09/2021 143

Với chiến thắng Ấp Bắc [tháng 1/1963], quân dân miền Nam Việt Nam bước đầu làm thất bại các chiến thuật nào của Mĩ? 

Xem đáp án » 10/09/2021 136

Video liên quan

Chủ Đề