Một trong những tác động của khoa học công nghệ

Khi nói đến khoa học và công nghệ, chúng ta thường nghĩ ngay đến những công dụng, tức là đến những tác động tích cực của chúng tới đời sống nhân loại. Đây cũng chính là một trong những ý tưởng trung tâm của thời Hiện đại, đặc biệt là thời Khai sáng, khi người ta tin rằng bằng lý trí, con người có thể khám phá và cải biến thế giới để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản than, khi chúng ta tin rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật đồng nghĩa với tiến bộ và hạnh phúc của con người. 

Hàng triệu người đang trở nên lệ thuộc, bị theo dõi bị định hướng bởi mạng xã hội.

Thoạt nhìn, điều đó rất hiển nhiên. Trong mấy thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến những thành tựu kỳ diệu của khoa học kỹ thuật mà trước đó chỉ có thể có trong truyện cổ tích hay những giấc mơ siêu thực. Chính nhờ khoa học và kỹ thuật, chúng ta đã chế ra vô số máy móc, giải phóng con người khỏi những lao động nặng nhọc, vượt sông, lấn biển, băng qua đại dương, bay lên bầu trời, đến tận mặt trăng và các vì sao. Nhờ có khoa học, chúng ta không chỉ có thể ghi lại lời nói và hình ảnh của mình, mà còn có thể truyền những lời nói và hình ảnh ấy qua thời gian và không gian. Khoa học còn giúp chúng ta khám phá thế giới vi mô, sáng tạo những vật liệu mới, chế ra các loại thuốc chữa bệnh và giúp kéo dài tuổi thọ. Chắc chắn là chúng ta không thể kể hết những điều kỳ diệu mà khoa học kỹ thuật mang lại cho con người.

Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật có đồng nghĩa với tiến bộ và hạnh phúc của con người hay không lại là chuyện khác. Sau mấy thế kỷ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nếu nhìn một cách tổng thể, chúng ta sẽ thấy khoa học và kỹ không chỉ có những mặt tích cực, mà còn có những mặt tiêu cực. Thậm chí có thể nói rằng mặt tiêu cực đang dần dần lấn át mặt tiêu cực. Giống như một thứ vũ khí boomerang của thổ dân Châu Đại Dương, khoa học – kỹ thuật đang dần trở thành hiểm họa đối với sự tồn vong của chính nhân loại. Những tác động xấu của khoa học thể hiện ở bốn cấp độ khác nhau.

Khoa học công nghệ đang là công cụ để chúng ta tàn phá thiên nhiên.

Trước hết, ở cấp độ thấp nhất, nhờ sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, người ta làm ra ngày càng nhiều những thứ ngày càng tồi tệ, như bom đạn, tên lửa, chất độc hóa học và sinh học, với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Về mặt lý thuyết, tự thân chúng, những thứ này không có lỗi; chúng chỉ trở thành nguy hiểm nếu bị con người sử dụng để phục vụ những mục đích xấu. Trên thực tế, những mục đích xấu luôn luôn tồn tại và luôn luôn được che chở bởi hệ thống các quan hệ quyền lực bất công trên thế giới. Ngay cả luật pháp cũng là sự thể hiện của hệ thống quyền lực bất công ấy. Chúng ta thấy có vô số sự phi lý, vô số sự bất bình đẳng trong các hệ thống pháp luật quốc gia cũng như quốc tế. Vì vậy, khoa học kỹ thuật không ngừng được sử dụng để phục vụ chiến tranh và tội ác.

Cấp độ thứ hai là sự tác động đến thế giới tự nhiên, trong đó gần gũi nhất là môi trường sống của chính chúng ta. Chính khoa học – kỹ thuật là công cụ để chúng ta tàn phá thiên nhiên. Chúng ta ra sức lấp sông, phá rừng, xả rác, tiêu diệt các loài sinh vật, làm nhiễm độc nguồn nước. Mọi hoạt động của con người, từ nấu ăn, sưởi ấm đến đi lại, luyện thép... đều tham gia vào việc tàn phá thiên nhiên. Hàng triệu, hàng triệu chiếc ô tô, hàng nghìn máy bay đang ngốn ngấu ô xy, còn những quạt gió khổng lồ đang quạt không khí vào những cái miệng khủng khiếp của những lò nung clinker, những nhà máy điện... Gần đây, con người đã sực tỉnh, nhưng những nỗ lực sửa chữa chưa thấp tháp gì so với sự tàn phá vẫn đang tiếp diễn.

Cấp độ thứ ba, sự tác động tiêu cực đến bản thân con người, khó nhìn thấy hơn vì nó thường gắn với những khoái cảm vật lý và sinh lý, hoặc những nhu cầu ngắn hạn, của con người. Khi mới xuất hiện, các sản phẩm của khoa học - kỹ thuật bao giờ cũng được ca ngợi và chào đón với niềm hân hoan. Nhưng dần dần, nó làm chúng ta thay đổi. Các phương tiện giao thông hiện đại làm chúng ta lười vận động, sự dồi dào thực phẩm khiến bệnh tật lan tràn, sự tiện dụng của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa dùng một lần, khiến chúng ta mất dần khả năng tư duy về các quá trình lao động, đồng nghĩa với mất dần tư duy logic để trở thành những cá thể sống thụ động. Các mạng xã hội đang khiến hàng tỷ người chìm ngập trong rác thông tin và tiến dần vào kỷ nguyên mất trí tập thể.

Cấp độ thứ tư, đáng suy nghĩ nhất, cũng là cấp độ cao nhất, nhưng lại ít được nói đến nhất, bởi vì nó liên quan đến bản chất quan niệm của chúng ta về văn minh và phát triển. Nền văn minh của nhân loại nói cho cùng là một quá trình chống lại quy luật tự nhiên. Trong thế giới chúng ta biết một quy luật phổ quát là entropy luôn luôn tăng: thế giới luôn luôn hướng về trạng thái hỗn loạn tuyệt đối, khi entropy cực đại. Thể hiện trực quan của quy luật này là nguồn năng lượng cao luôn có xu hướng là chuyển xuống nơi có năng lượng thấp hơn: nước chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, nhiệt chuyển từ nơi nóng xuống nơi lạnh… Nhưng nền văn minh nhân loại là một quá trình ngược lại: chúng ta bơm nước từ thấp lên cao, chở vật liệu từ chân núi lên đỉnh núi, làm lạnh nước, tăng áp suất không khí lên so với áp suất khí quyển… Có thể nói rằng trình độ văn minh của nhân loại được đo bằng mức độ chống lại tự nhiên. Nhưng càng chống lại tự nhiên thì mức độ mạo hiểm càng cao.

Tựa như một chiếc boomerang, sự phát triển đang quay lại tấn công nhân loại.

Khi tôi viết những dòng này, đại dịch Covid 19 vẫn đang là vẫn đề lớn đối với nhân loại. Có rất nhiều cuộc tranh cãi với quan điểm khác nhau về nguồn gốc, cách phòng chống dịch. Nhưng theo chúng tôi, có một điều mà chúng ta không thể phủ nhận, đó là cách con người ứng dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống đã góp phần không nhỏ vào các nguy cơ dịch bệnh: những siêu đô thị tập trung hàng triệu người, những hệ thống giao thông công cộng chen chúc, những không gian làm việc tập trung đóng kín với hệ thống điều hòa trung tâm, những hệ thống y tế và các tập đoàn dược phẩm chạy theo lợi nhuận.

Nhưng ngay cả các công nghệ vaccine tiên tiến, bên cạnh lợi ích ngăn chặn dịch bệnh, chúng có phải là tác nhân tạo ra các biến thể mới ngày càng nguy hiểm hơn không?

Cũng trong những ngày này, tin tức về sự lũng loạn của Facbook đang gây lo lắng cho cả thế giới: công nghệ số rõ ràng đang biến hàng tỷ người thành những con nghiện bị theo dõi và bị định hướng. Nhưng Facebook chỉ là một ví dụ cụ thể. Nhưng không chỉ các cá nhân, mà cả các cơ quan, tổ chức, các chính phủ cũng có nguy cơ bị biến thành con tin, khi tất cả các hoạt động tài chính, quân sự, hành chính, chính trị… đều phụ thuộc vào, và có thể bị kiểm soát bởi các trung tâm công nghệ.

Sự phát triển nhanh chóng của Trí tuệ nhân tạo thậm chí còn đặt ra những vấn đề trầm trọng hơn nữa. Robot, với năng lực trí tuệ vượt trội và không có những giới hạn vật lý của cơ thể người, liệu có phải là hiểm họa cuối cùng của nhân loại hay không?

Đánh giá của bạn:

Trong những thập kỷ qua, cuộc Cách mạng Khoa học – Kỹ thuật [KHKT] hiện đại đã có vai trò và tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển. Các nước này có nguồn kinh phí lớn và nhiều điều kiện thuận lợi đầu tư cho nghiên cứu KHKT cũng như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Do vậy, các nước phát triển được hưởng lợi nhiều hơn và ngày càng giàu thêm nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT.

Viện khoa học Pháp thành lập năm 1666

Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường…

Cuộc Cách mạng KHKT đưa loài người đến một nền văn minh mới

Cuộc Cách mạng KHKT đã và đang đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới, được gọi với nhiều tên: “Nền văn minh hậu công nghiệp”, “Nền văn minh truyền tin”… Ở nền văn minh này, con người có thể phát huy cao độ năng lực sáng tạo trong sản xuất, đời sống, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những thành tựu to lớn của cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất và đời sống như: máy móc, thiết bị, công nghệ, năng lượng, nguyên liệu, thông tin, y học, các giống cây trồng, vật nuôi… Nhờ vậy, trong hơn 60 năm từ sau Thế chiến thứ hai, con người đã tạo ra lượng của cải vật chất nhiều hơn tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.

Cách mạng thông tin giúp con người liên kết chặt chẽ hơn, giao tiếp dễ dàng hơn. Giúp phơi bày những thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị các chế độ độc tài triệt hạ

Cuộc Cách mạng KHKT đã làm thay đổi căn bản phương thức lao động của con người

Nhờ những phát minh, sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, con người trong các ngành sản xuất được chuyển từ lao động thể lực sang hình thức lao động có văn hóa và có KHKT. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT đòi hỏi người lao động phải được đào tạo và tự đào tạo, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp và trình độ KHKT công nghệ. Nguồn lao động có trình độ KHKT và kỹ năng nghề nghiệp cao là nhân tố quan trọng, quyết định nhất để phát triển nền kinh tế tri thức của các quốc gia.

Cách mạng KHKT làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân

Thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế

Các ngành thuộc khu vực I bao gồm : nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong tổng thu nhập quốc nội [Gross Domestic Production – GDP] ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hiện nay, ở các nước phát triển G8 tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chỉ còn chiếm từ 1 – 2% tổng số lao động, và giá trị thu nhập của ngành này chỉ còn chiếm từ 1 – 4% GDP.

Các ngành thuộc khu vực II bao gồm các ngành công nghiệp có xu hướng tăng nhanh trong tỷ trọng GDP, cơ cấu các ngành ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh. Ở nhiều nước phát triển, những năm 50 phát triển các ngành điện lực, công nghiệp khai thác mỏ, luyện kim, cơ khí chế tạo máy, công nghiệp hóa dầu; những năm 60 phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp vũ trụ, hóa chất ; những năm 70 phát triển công nghiệp tự động hóa [người máy], hàng không vũ trụ, dệt sợi nhân tạo; từ năm 1980 đến nay phát triển các ngành tin học viễn thông, kỹ thuật vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường, sử dụng năng lượng mới, công nghiệp hàng không vũ trụ…

Các sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao ngày càng có giá trị và được sản xuất nhiều. Sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, đa dạng theo hướng tôn trọng con người, tôn trọng môi trường, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng.

Các ngành thuộc khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ có xu hướng phát triển nhanh, chiếm ưu thế cả về tỷ lệ lao động và tỷ trọng trong GDP.

Thay đổi hình thức và cơ chế tổ chức sản xuất

Hình thức tổ chức quản lý phân đoạn và cơ chế tổ chức quản lý hai tầng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp và hoạt động dịch vụ ở nhiều nước. Bên cạnh việc phát triển các công ty xuyên quốc gia, những công ty có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao; các công ty, xí nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhưng có thiết bị máy móc hiện đại được chú trọng phát triển để thích ứng với năng lực quản lý, sự đổi mới công nghệ và yêu cầu của thị trường.
Từ những năm 80 đến nay, ở hầu hết các nước phát triển và các nước NICs, những ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều nguyên, nhiên liệu và nhân công có xu hướng suy giảm như công nghiệp luyện kim, đóng tàu, công nghiệp dệt may. Ngược lại, những ngành công nghiệp mang lại giá trị cao và mới được phát triển mạnh.

Hàm lượng KHKT và công nghệ đầu tư trong các ngành sản xuất tăng nhanh, song lực lượng lao động trong các ngành này có xu hướng giảm, khối lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, sự phân công lao động sâu sắc, sự cạnh tranh thị trường ngay trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt. Sản xuất muốn phát triển cần có các ngành dịch vụ phát triển như : thương mại, tài chính, ngân hàng, giáo dục, nghiên cứu và ứng dụng KHKT, marketing, bảo hiểm, giao thông vận tải, tư vấn, lắp đặt và bảo dưỡng thiết bị máy móc… Khi nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, nhiều dịch vụ phục vụ con người cũng phát triển theo như: y tế, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí, du lịch…

Cuộc Cách mạng KHKT hiện dại cũng đã làm thay đổi cơ cấu sản phẩm. Năng lượng, nguyên liệu, vật tư, lao động thể lực và thời gian để tạo ra sản phẩm có xu hướng giảm. Trong các quá trình sản xuất, các yếu tố tự động hóa, đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa [giảm thiểu tác động tới mỏi trường], chi phí cho môi trường và cho dịch vụ, lao động có KHKT, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ được tăng cường.

Thay đổi cơ cấu lao động

Trong những thập kỷ gần đây, do tốc độ phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng KHKT nên phát triển nền kinh tế tri thức trở thành xu hướng và mục tiêu phát triển ở nhiều quốc gia. Vì vậy, trong các ngành kinh tế, số lượng lao động thể lực giảm, nhưng lao động có trình độ tri thức khoa học công nghệ và tay nghề cao lại tăng nhanh. Do tăng cường cơ giới hóa và tự động hóa trong các quá trình sản xuất nên tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm, tỷ lộ lao động trong ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Cuộc Cách mạng KHKT làm thay đổi phân bố sản xuất

Nhờ các phát minh, sáng kiến, một số loại nguyên liệu, năng lượng mới được sử dụng, nhiều ngành sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao phát triển đã làm cho nhiều vùng hoang vắng trở thành những trung tâm công nghiệp, kinh tế sầm uất như vùng phía đông nam Hoa Kỳ, vùng phía đông nam nước Pháp, vùng phía tây nam Trung Quốc, vùng phía nam Ấn Độ…

Cuộc Cách mạng KHKT đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia trên quy mô toàn cầu

Nhờ những thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của Cách mạng KHKT trong sản xuất cũng như đời sống nên đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ở hầu hết các quốc gia đều tăng, đặc biệt ở những nước phát triển [năm 1950 : GDP/người của các nước phát triển đạt 3.840 đôla Mỹ [USD], của các nước nghèo nhất đạt 165 USD ; năm 1994 : GDP/người các nước phát triển đạt 18.130 USD, của các nước nghèo nhất đạt 300 USD. Mức tiêu thụ các sản phẩm tính trung bình của 1 người ở Mỹ hiện nay so với đầu thế kỷ XX tăng 6,6 lần. Đời sống được nâng cao, nhiều-dịch bệnh bị đẩy lùi nên tỷ lệ tử vong trung bình của cả thế giới đã giảm [năm 1950 là 15%o và hiện nay là 7 – 8%o]. Hơn nửa thế kỷ qua, nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT nên nhìn chung các chỉ tiêu về chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều quốc gia đều được nâng cao.

Các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau

Cuộc Cách mạng KHKT làm cho các nước ngày càng bị phụ thuộc vào nhau về vốn, nguyên, nhiên liệu, lao động và khoa học công nghệ. Vì vậy, đã làm cho nền kinh tế – xã hội thế giới ngày càng có xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa cao. Một thị trường thế giới bao gồm tất cả các nước có chế độ xã hội khác nhau đang được hình thành. Các nước tăng cường giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực như : kinh tế, KHKT, y tế, giáo dục, văn hóa, an ninh, du lịch, môi trường…

Ngày càng nhiều tổ chức kinh tế – xã hội với quy mô khác nhau được thành lập, hoạt động có hiệu quả làm cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới gắn bó với nhau chặt chẽ hơn.

Hậu quả của Cách mạng KHKT

Bên cạnh những thành tựu to lớn tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, cuộc Cách mạng KHKT cũng gây nhiều hậu quả đến sự phát triển kinh tế – xã hội, môi trường đối với từng quốc gia cũng như quy mô trên toàn thế giới. Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT đã giúp Loài người sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, song một lượng lớn tài nguyên bị khai thác và một khối lượng lớn chất thải được đưa vào môi trường đã dẫn đến các nguồn tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, khan hiếm nước sạch, suy giảm sự đa dạng sinh học…

Các loại nguyên, nhiên liệu mà loài người sử dụng ngày càng tăng. Năm 1983 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới ở mức 59 triệu thùng/ngày. Đến năm 2004 nhu cầu về dầu mỏ của thế giới đạt mức 85,5 triệu thùng/ngày, mức tăng hằng năm là 1,4% [trong khi đó sản lượng cung dầu lửa quý in năm 2004 là 82 triệu thùng/ngày và quý IV năm 2004 là 83,6 triệu thùng/ngày*]. Sản lượng thép của thế giới trong 10 năm trở lại đây kể từ năm 1994 có mức tãng hằng năm là 3,32%, mỗi năm tăng thêm 50 triệu tấn, Sản lượng thép của thế giới sản xuất năm 1994 là 725,1 triệu tấn, đến năm 2004 là 1.000 triệu tấn.

Nhu cầu về các loại nguyên, nhiên liệu của toàn cầu tăng nhanh, cầu vượt quá cung, trong khi các mỏ khoáng sản ngày càng cạn kiệt, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Các nhà khoa học dự báo nguồn dầu mỏ của thế giới chỉ có thể dùng được khoảng 30 – 35 năm nữa. Loài người phải tính đến việc sử dụng những nguồn năng lượng mới. Nhu cầu sử dụng các loại nguyên liệu tăng đã làm cho giá tất cả các loại nguyên vật liệu đầu vào, giá các dịch vụ, giá cả cảc mặt hàng đều tãng nhanh. Và kết quả đã làm suy thoái nền kinh tế toàn cầu cũng như từng quốc gia.
Nãm 1973, giá dầu lửa của thế giới tăng 400%, trong khi đó tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 1973 là 6,47% và trong hai năm tiếp theo giảm xuống chỉ còn 1%.

Từ cuối nãm 2003 đến nay, giá dầu lửa thế giới liên tục tăng, giá 1 thùng từ 25 USD vào tháng 10 năm 2003, ngày 20/7/2005 cao điểm lên tới 72 USD và tháng 1 năm 2006 là gần 68 USD.

Giá thép phế liệu trong năm 2004 tăng 65%, giá quặng sắt tăng trung bình 20% so với năm 2003, giá thép thành phẩm năm 2004 so với năm 2003 tăng 25 – 30% ở thị trường Viễn Đông và 60 – 70 % ở thị trường Mỹ.

Giá các nguyên liệu đầu vào, giá các mặt hàng tăng cao nhưng do nhiều quốc gia trên thế giới có các biện pháp ứng phó và thực hiện các chiến lược cải tổ nền kinh tế nên năm 2004 mức tăng trưởng kinh tế thế giới vẫn đạt 5%, song theo các chuyên gia Quỹ Tiển tệ Quốc tế [Intemationnal Monetary Fund – IMF] mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2005 giảm xuống chỉ đạt 4,3%].

Nhiều phát minh sáng kiến khoa học chưa được kiểm nghiệm và đánh giá thấu đáo để thấy được những hạn chế đã đưa vào ứng dụng rộng rãi dẫn đến những tác động tiêu cực lớn tới hiệu quả về kinh tế – xã hội cũng như môi trường… Như việc ứng dụng những giống mới, những phương pháp độc canh, chuyên canh của cuộc “Cách mạng Xanh” thực hiện ở Hoa Kỳ, Ân Độ, vùng Trung Đông của Liên Xõ [cũ]… thời kỳ 1965 – 1970 đã làm bạc màu, hoang hóa một diện tích lớn đất canh tác của các nước này. Hay việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở nhiều quốc gia đã gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Sự cố các nhà máy hóa chất, vụ nổ các nhà máy điện nguyên tử, việc khai thác và chuyên chở dầu mỏ… cũng đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…

Các phát minh sáng kiến khoa học còn được áp dụng để sản xuất các loại vũ khí chiến tranh, đặc biệt là các loại vũ khí hóa học, vũ khí nguyên tử nhằm sát hại con người, gây ô nhièm môi trường.

Những nước phát triển có nhiều vốn, nguồn lực để nghiên cứu và ứng dụng KHKT. Do vậy, các nước này được hưởng lợi nhiều hơn từ những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT và ngày càng giàu thêm. Ngược lại, các nước đang phát triển do không có nhiều nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng KHKT nên kinh tế chậm phát triển và ngày càng nghèo.

Như vậy, cuộc Cách mạng KHKT còn góp phần làm gia tăng sự chênh lệch vể trình độ phát triển và khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia và các tầng lớp trên thế giới… Bình quân GDP theo đầu người giữa các nước giàu nhất và các nước nghèo nhất năm 1950 là 24 lần, nhưng đến năm 2004 lên đến 74 lần.

Video liên quan

Chủ Đề