Nấm ký sinh là gì

Bài viết được viết bởi ThS.BS Ma Văn Thấm - Bác sĩ Nội Nhi, Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Nhiễm trùng do nấm là một trong những bệnh lý khá phổ biến trên thế giới. Nấm tồn tại ở khắp mọi nơi, trong môi trường đất, nước, không khí, trên động thực vật và cả trên cơ thể người. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như thời tiết nóng ẩm, sức đề kháng cơ thể giảm... nấm sẽ phát triển và gây bệnh. Bệnh lý do nấm có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em.

Nấm [Fungi hoặc Mycetes] là những sinh vật, cơ thể được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào. Trong cấu tạo tế bào nấm có nhân thực, đặc điểm này khác với vi khuẩn [Bacteria hay Schizomycetes]. Tuy nhiên nấm không có diệp lục, vì thế nấm không phải là sinh vật tự dưỡng vì không thể tự tổng hợp được cacbohydrat và protein từ các chất đơn giản.

Nấm là sinh vật dị dưỡng, nấm sống theo kiểu hoại sinh trên những cơ thể động vật hay thực vật đã chết hoặc sống theo kiểu ký sinh trên những phần cơ thể sống khác. Một số loài nấm có thẻ sống theo cả hai cách trên. Phương thức sống của động vật là theo phương thức nhai, của thực vật là tự dưỡng. Trong khi đó nấm nhận các chất dinh dưỡng cần thiết từ môi trường bên ngoài bằng cách hấp thụ.

Nấm được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào

Hầu hết các loại nấm thường sống hoại sinh, tồn tại và phát triển trên thực vật hoặc trong đất, ít khi thích ứng trong cơ thể người. Do đó, người khỏe mạnh ít khi mắc bệnh nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, nấm gây ra một sự thách thức đối với hệ miễn dịch của cơ thể vật chủ.

Khi một bào tử nấm bị nhiễm vào cơ thể, ở trạng thái nghỉ không hoạt động, nhưng sau đó nó sẽ chuyển hóa trong cơ thể vật chủ, nảy mầm và lớn lên, sinh ra thể sợi để xâm nhập vào mô. Sợi nấm, bào tử, bào tử đính hoặc tế bào nấm men, mỗi loại có một đặc trưng kháng nguyên khác nhau.

Nấm là một loại vi sinh vật phát triển nhanh và thường có kích thước lớn nên tế bào cơ thể vật chủ khó có thể thực bào được, do đó đáp ứng miễn dịch dịch thể đóng vai trò quan trọng. Mỗi giống nấm gây bệnh hay mỗi chủng nấm của cùng một giống sẽ dẫn đến một cơ chế miễn dịch khác nhau.

Khả năng đề kháng của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của nấm. Có hai cơ chế bảo vệ sau:

  • Miễn dịch không đặc hiệu: Sự toàn vẹn của da, niêm mạc, các vi sinh vật hội sinh, các tế bào thực bào... Ngoài ra còn có sự tham gia của các globulin miễn dịch và bổ thể. Những cơ chế này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những bệnh do nấm cơ hội, những nấm có độc lực yếu.
  • Miễn dịch đặc hiệu: Cả đáp ứng tế bào và dịch thể đều tham gia, trong đó đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào có vai trò quan trọng. Các tế bào lympho T mẫn cảm sản sinh ra các lymphokin hoạt hóa đại thực bào. Các đại thực bào được hoạt hóa đóng vai trò quan trọng trong đề kháng chống nấm của cơ thể.

Khả năng gây bệnh của nấm phụ thuộc vào khả năng thích ứng với môi trường tổ chức sống và chống lại cơ chế bảo vệ của cơ thể.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác. Ký sinh trùng ở người là những sinh vật sống ký sinh trên cơ thể người.

Các loại ký sinh trùng ở người rất đa dạng, có thể ký sinh hoàn toàn hoặc ký sinh không hoàn toàn, ký sinh nội sinh hoặc ngoại sinh, ký sinh trùng trên da người hoặc ký sinh trùng dưới da,..

Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực vật. Những sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ chiếm sinh chất của vật chủ để tồn tại và phát triển. Ký sinh trùng y học là lĩnh vực nghiên cứu những ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở người.

Ký sinh trùng ở người có nhiều hình thức ký sinh như:

  • Ký sinh hoàn toàn: còn gọi là ký sinh bắt buộc suốt đời như giun đũa, giun tóc, giun móc. Hoặc ký sinh không hoàn toàn: là hình thức ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do sinh côn trùng hút máu.
  • Nội ký sinh: là hình thức ký sinh bên trong cơ thể người như sán dây, sán lá gan,... Hoặc ngoại ký sinh là hình thức ký sinh bên ngoài cơ thể như bám vào da hay hút máu qua da như tiết túc y học. Có loại ký sinh trùng trên da người, cũng có loại ký sinh trùng dưới da.
  • Ký sinh trùng có thể chỉ ký sinh trên một loài vật chủ nhất định, nếu lạc chỗ chúng sẽ không tồn tại được như giun đũa. Hoặc ký sinh trùng có khả năng ký sinh và phát triển trên nhiều vật chủ khác nhau như sán lá phổi, sán lá gan,...

Ký sinh trùng sống dựa vào vật chủ

Ký sinh trùng ở người có nhiều hình thức sinh sản như:

  • Sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi tế bào. Với phương thức này, một cá thể sẽ tự nhân đôi thành hai cá thể mới mà không có sự giao phối giữa con đực và con cái. Thường gặp ở các ký sinh trùng đơn bào như trùng roi, amip, ký sinh trùng sốt rét,...
  • Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản thực hiện bằng sự giao phối giữa con đực và con cái như giun đũa, giun móc, giun kim,... Ngoài ra, có những loài ký sinh trùng lưỡng giới, trên cơ thể chúng có cả bộ phận sinh dục đực và bộ phận sinh dục cái để giao phối như sán lá gan, sán dây,...
  • Sinh sản đa phôi: từ kết quả của sinh sản hữu tính, trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng phát triển thành nang ấu trùng. Sau đó, trong nang ấu trùng có rất nhiều mầm sinh ra ấu trùng thế hệ thứ hai, ấu trùng thế hệ hai lại sinh ra các ấu trùng thế hệ thứ ba. Các ấu trùng thế hệ thứ ba khi gặp vật chủ thích hợp sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Đây là hình thức sinh sản đặc biệt thường thấy ở một số loài sán lá và sán dây, từ một trứng ban đầu sẽ phát triển thành rất nhiều sán trưởng thành.

Một số loài sán sinh sản dưới hình thức đa phôi

Chu kỳ sống của ký sinh trùng là quá trình phát triển từ trứng cho đến khi trưởng thành, có khả năng sinh sản và tiếp tục chu kỳ mới. Ký sinh trùng ở người có nhiều loại chu kỳ sống và phát triển khác nhau như:

  • Kiểu chu kỳ: người←→ngoại giới. Ví dụ như: giun đường ruột, amip. Giun đường ruột ký sinh ở ruột con người, đẻ trứng. Trứng theo phân bài xuất ra ngoại cảnh. Nếu gặp môi trường đất ẩm, nhiệt độ thích hợp, phôi trong trứng sẽ phát triển thành ấu trùng. Nếu người vô tình ăn phải trứng giun đũa trong nước, thức ăn nhiễm trứng giun. Ấu trùng giun sẽ thoát khỏi vỏ trứng di chuyển từ ruột đến những bộ phận khác trong cơ thể, sau đó trở về ruột và đẻ trứng.
  • Kiểu chu kỳ: người → ngoại giới → vật chủ trung gian → người. Ví dụ như sán lá gan nhỏ. Sán lá gan nhỏ ký sinh trong các đường mật trong gan. Đẻ trứng trong mật, trứng ra ngoại cảnh theo đường phân. Trứng nếu gặp môi trường nước sẽ nở ra ấu trùng lông. Ấu trùng lông tìm ký sinh trong các loại ốc nở ra ấu trùng đuôi. Ấu trùng đuôi rời ốc tìm đến ký sinh trong các loài cá, tạo các nang trùng trong các thớ thịt của các loài cá này. Nếu người ăn các loài cá chứa nang trùng chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể, di chuyển đến ký sinh trong gan mật.
  • Kiểu chu kỳ: người → ngoại giới → vật chủ trung gian → ngoại giới → người. Ví dụ như sán máng, ký sinh trong huyết quản nên còn gọi là sán máu. Sán máng trưởng thành ký sinh trong máu, trứng sán máng ra ngoài theo phân hay nước tiểu. Trứng sán máng rơi xuống nước nở ấu trùng lông để chui vào ốc. Ấu trùng đuôi thoát ra từ ốc, bơi trong nước và chui qua da người vào máu.
  • Kiểu chu kỳ: người → vật chủ trung gian → người. Ví dụ chu kỳ sống của giun chỉ bạch huyết gây bệnh ở người. Muỗi chứa ấu trùng giun chỉ khi đốt sẽ truyền ấu trùng sang người, ấu trùng đến hệ thống bạch huyết phát triển thành giun chỉ trưởng thành và sống trong hệ thống bạch huyết của người. Giun cái trưởng thành đẻ ra ấu trùng, ấu trùng lưu thông trong máu và thường xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm. Ấu trùng truyền từ người này sang người khác qua vật chủ trung gian là muỗi.
  • Kiểu chu kỳ: người ←→ người.Ví dụ như trùng roi âm đạo truyền từ người này sang người khác khi giao hợp, ghẻ truyền khi tiếp xúc.

Mặc dù ký sinh trùng ở người có nhiều phương thức sinh sản và nhiều loại có chu kỳ sống phức tạp khác nhau, tuy nhiên nói chung mỗi loại ký sinh trùng đều có tuổi thọ nhất định. Trên thực tế, một số loại bệnh ký sinh trùng sau khi mắc phải sẽ tự hết nếu không bị tái nhiễm. Giữ gìn vệ sinh cơ thể, đảm bảo an toàn khi ăn uống, giữ môi trường sống xung quanh trong lành, sạch sẽ là phương pháp bảo vệ bản thân trước sự xâm nhập của ký sinh trùng.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh tại Vinmec có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề