Nguyễn thế Hoàng Linh quê ở đâu

Bài thơ Bắt nạt của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh nằm trong sách ngữ văn lớp 6 [tập 1], thuộc bộ sách giáo khoa [SGK] "Kết nối tri thức với cuộc sống" do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ  Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh [Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2017, trang 24-25].

Sau khi được đưa vào SGK, bài thơ đang gây ra những tranh cãi về nội dung, nghệ thuật. Ngay trên Facebook cá nhân của nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh cũng diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa anh và nhiều người đọc. 

Phóng viên Báo Thanh Niên đã có trao đổi với anh xung quanh câu chuyện này. 

Những ngày gần đây, có nhiều tranh luận xung quanh bài thơ Bắt nạt của anh được đưa vào Sách giáo khoa lớp 6. Thậm chí, nhiều người còn đưa ra nhận xét rất nặng nề là “bài thơ dở nhất thế giới”. Anh có ý kiến như thế nào?

Tranh luận về việc này là rất tốt, giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề của xã hội. Tôi mong mỗi người thu hoạch được nhiều điều đúng và hay sau cuộc tranh luận rộng rãi này để cùng nâng cấp thẩm mỹ.  

Ý kiến tranh luận về bài thơ Bắt nạt bàn nhiều đến “vần điệu” và “nghệ thuật” của bài thơ. Anh có thể chia sẻ về điều này được không?

Những bài thơ đầu đời cách đây gần 30 năm của tôi đã hoàn thiện về vần điệu rồi. Tôi không phụ lòng vần điệu của ca dao, tục ngữ và vô số bài thơ hay đã ngấm vào tôi. Ý thức mỗi ngày đều cầu toàn hơn trong gần 30 năm qua không cho phép vần điệu của tôi kém chất lượng, nhất là trong thơ chọn lọc cho thiếu nhi mà tôi đặt toàn bộ danh dự vào đó. Các yếu tố nghệ thuật khác cũng tương tự, đã là hơi thở. Có logic rõ ràng như vậy trong chuyện này.

Tôi xin viết hoa một số chỗ liên kết âm, vần trong 2 khổ thơ để dễ nhìn ra hơn:

Bắt nạt là xấu lắm

Đừng bắt nạt, bạn ƠI 

Bất cứ ai trên ĐỜI 

Đều không cần bắt NẠT

Tại sao không HỌC HÁT

Nhảy HIP HOP cho HAY? 

Thời gian trong một NGÀY

Đâu để dành bắt NẠT”.

Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh

NVCC

 Theo anh, nên để cho học sinh cảm thụ bài thơ với một tâm thế như thế nào?

Thực tế là không cần tâm thế gì. Rất nhiều trẻ em đã thích thú tự nhiên với bài thơ in trong tập Ra vườn nhặt nắng đã bán hơn 11.000 bản. Hơn 6 năm qua, ở trang bán sách mỗi ngày, tôi không nhận được 1 bình luận hay tin nhắn riêng chê bài Bắt nạt tới  khi bài thơ được đưa vào SGK.

Bài thơ Bắt nạt in trong tập "Ra vườn nhặt nắng" của Nguyễn Thế Hoàng Linh

NXB Thế giới

Vướng vào câu chuyện tranh luận về tính hay dở của một bài thơ. Suy của anh qua câu chuyện này như thế nào?

Nếu tranh luận giúp phát triển thì không nên cấm ai tranh luận dù họ là tác giả hay không, nói về tác phẩm của mình hay không. Đặt quy chuẩn cho sự phát triển năng lực của người khác là không tốt.

Nếu tôi được xem một tác giả tranh luận, ứng xử với hàng nghìn người tràn vào Facebook anh ta với nhiều áp đặt và thủ đoạn tấn công, tôi sẽ rất hào hứng và biết ơn anh ta dành thời gian cho mình xem việc đó.

Nhiều người nói họ thích thú và học hỏi được từ những cuộc tranh luận nhiều thông tin, kiến thức trên Facebook của tôi.

Tôi cũng thu hoạch được nhiều hiểu biết về giới trẻ, có thêm độc giả mới. Tôi thấy mình may mắn và biết ơn khi nhiều độc giả, giáo viên chia sẻ sự yêu mến, hiểu và tin tưởng mình. Nhiều giáo viên chia sẻ với tôi họ đang tích cực chuẩn bị các bài giảng sinh động để các em học sinh cảm thụ tốt và thoải mái với bài thơ.

Cảm giác bị tổn thương không là gì so với cảm giác được tranh luận thú vị về nhận thức, nghệ thuật, được thương yêu và thấy đất nước đang phát triển.

Tôi cũng xin lỗi vì có những lời lẽ chưa đúng mực cũng như một số sai sót trong cuộc tranh luận này. Tôi mong độc giả thông cảm cho áp lực trước một tình huống như vậy và tha lỗi cho tôi. Tôi rất cảm ơn.

Theo ý kiến của một số giáo viên tham gia tập huấn SGK ngữ văn lớp 6 của chương trình giáo dục phổ thông mới, thì bài thơ Bắt nạt [tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh, Ngữ văn 6, tập 1, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống] là “bài thơ rất ít chất thơ”, nên “chưa thỏa mãn với tiêu chí của một văn bản văn học”.

Tương tự, mới đây, trong bài viết Băn khoăn về một ngữ liệu dạy học trong chương trình Ngữ văn 6 trên trang vanchuongphuongnam.vn của Hội Nhà văn TP.HCM, tác giả Nguyễn Duy Xuân có nhận xét: “Với bài thơ Bắt nạt, thật khó để giáo viên chỉ ra được“nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ” để từ đó “giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ, văn học”.

Tuy nhiên, cần thấy tính hợp lý của văn bản này với đối tượng học sinh lớp 6.

Về nội dung và mục đích giáo dục, đây là bài thơ hay, phù hợp với việc giáo dục trẻ em về nạn bắt nạt tồn tại trong nhà trường từ bấy lâu nay. Bài học này nằm trong chủ đề “Tôi và các bạn” [trước đó là bài Bài học đường đời đầu tiên của Tô Hoài…], nhằm giáo dục học sinh ý thức về bản thân và có những quan hệ tốt đẹp với bạn bè.

Về biện pháp tu từ làm nên “chất văn” của bài thơ cũng khá đa dạng. Các văn bản thuộc môn ngữ văn bậc tiểu học, THCS nên chọn thể thơ ngắn [4, 5 chữ] hoặc lục bát là hợp lý. Chúng ta đã biết đến những bài thơ 5 chữ đi vào ký ức tuổi thơ như Đi học [Minh Chính], Cô giáo lớp em [Nguyễn Xuân Sanh]… Nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy bài thơ Bắt nạt rất phong phú về phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc... Đặc biệt là bố cục rất chặt chẽ, phù hợp tâm lý trẻ thơ; tính biểu cảm, nhân văn cũng rất cao.

Chính vì vậy, để bài thơ Bắt nạt không bị “gò ép khiên cưỡng”, không rơi vào nguy cơ trở thành bài học giáo dục công dân thì rất cần đến vai trò của giáo viên.

Ngọc Tuấn

 

Nguyễn Thế Hoàng Linh [sinh năm 1982], tác giả bài thơ Bắt nạt là nhà thơ có nhiều bài thơ được nhiều người nhớ đến và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Anh đã có 7 tập thơ và khoảng 10.000 sáng tác thơ, truyện ngắn, tranh, ảnh, tản văn, bình luận, chơi chữ… trên internet. Tập thơ Ra vườn nhặt nắng được xuất bản lần đầu năm 2015, là tập thơ mới nhất của anh

Tin liên quan

Nguyễn Thế Hoàng là một đại tá của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông hiện là Giáo sư - Tiến sĩ khoa học - Thầy thuốc nhân dân, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bộ Quốc phòng kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Chấn thương Chỉnh hình - Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108, đồng thời là Giảng viên chính thức Bộ môn Phẫu thuật tạo hình và Vi phẫu thuật, Đại học tổng hợp Munich - Cộng hòa Liên Bang Đức[1]. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được nhận Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel do quỹ học bổng Alexander von Humboldt, Đức trao tặng[2][3].

Nguyễn Thế HoàngTiểu sửQuốc tịch Việt NamSinhHà TĩnhBinh nghiệpThuộc
Quân đội nhân dân Việt NamCấp bậc
Đại táĐơn vịđội Nhân dân Việt NamChỉ huy
Quân đội nhân dân Việt NamKhen thưởngGiải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel, danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân".Công việc khácPhó Giám đốc ngoại khoa Bệnh viện quân đội 108

Ông quê ở xã Kỳ Châu, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1987, ông Nguyễn Thế Hoàng tốt nghiệp Học viện Quân y[4].

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông công tác tại mặt trận 979- chiến trường Campuchia.

Năm 1994, bác sĩ Hoàng được nhận học bổng của Cơ quan trao đổi Hàn lâm khoa học Đức [DAAD] để sang làm nghiên cứu sinh tại Bệnh viện Ngoại khoa "Rechts der Isar" thuộc trường đại học Munich- Đức.

Năm 1997, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y học với kết quả xuất sắc.

Năm 2006, ông Hoàng được nhận được học bổng Humboldt và tiếp tục tiến hành đề tài nghiên cứu tại CHLB Đức.

Tháng 9 năm 2006, ông Nguyễn Thế Hoàng đã được nhận học hàm Phó giáo sư y học Việt Nam.

Tháng 10 năm 2008 ông Nguyễn Thế Hoàng được nhận học hàm Phó giáo sư của Trường Đại học Munich.

Tháng 2 năm 2012, ông Nguyễn Thế Hoàng được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú"[4].

Tháng 3 năm 2013, với đề tài khoa học "Tân tạo tuần hoàn và nuôi cấy tế bào để tạo các tổ chức sống mới có cấu trúc không gian ba chiều", phục vụ trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình. ông Nguyễn Thế Hoàng đã sang Đức hợp tác nghiên cứu và nhận Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel[2]. Ông là một trong 4 người châu Á được nhận giải thưởng nghiên cứu cao quý này[5].

Tháng 2 năm 2017, ông được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân dân" theo Quyết định số 366/QĐ-CTN về việc phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân [6]

Năm 2018, ông Nguyễn Thế Hoàng đã được nhận học hàm Giáo sư y học Việt Nam [1]

  • Giải thưởng mà Đại tá, Phó Giáo sư Nguyễn Thế Hoàng đã đạt được là niềm tự hào của Ngành Quân y Việt Nam nói riêng, của nền khoa học-công nghệ nước nhà nói chung."_Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam[7].
  • Theo đánh giá của Hội đồng khoa học Trường Đại học Tổng hợp Munich [Cộng hoà Liên bang Đức], công trình nghiên cứu đã được tiến hành một cách chuẩn mực với những tư duy và ý tưởng khoa học rõ ràng, giải quyết một cách thuyết phục những câu hỏi đặt ra. Kết quả của nghiên cứu cho phép tạo ra các tổ chức sống nhân tạo với tiềm năng ứng dụng cao trong điều trị lâm sàng."_ trích Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương [5].
  • Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel [2][8].
  • Danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân".
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[7].
  • Giải thưởng khoa học "Johann Nepomuk von Nussbaum" của Hiệp hội Ngoại khoa Đức[9].
  • Giải thưởng khoa học APKO của Hiệp hội Ngoại khoa tạo hình Đức[10]
  • Giải nhất Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam [giải thưởng VIFOTEC][5].
  • Huy chương khoa học Karl Max von Bauerfeind dành cho các cá nhân có cống hiến khoa học đặc biệt xuất sắc[11].
  • Tham gia phẫu thuật ghép hai cánh tay đồng loại đầu tiên trên thế giới cho một công dân Đức bị mất cả 2 cánh tay trong một tai nạn lao động tại bệnh viện ngoại khoa Rechts der Isar ở Munic năm 2008"[11]
  • Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel.
  • Quỹ Alexander von Humboldt
  • Giải Humboldt

  1. ^ a b //benhvien108.vn/gs-tskh-nguyen-the-hoang.htm
  2. ^ a b c Ngọc Hà [3 tháng 2 năm 2013]. “PGS.TSKH Nguyễn Thế Hoàng nhận giải thưởng khoa học của Đức”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ Anh Ngọc [Thứ hai, 4/3/2013]. “Nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng cao quý của Đức”. vnexpress.net. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]
  4. ^ a b Trần Nguyên Phú [Thứ Sáu, 05:49 19/04/2013]. “PGS. TS Nguyễn Thế Hoàng – Người con nặng tình với quê hương”. Báo Hà Tĩnh. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]
  5. ^ a b c TTXVN [26/07/2013]. “Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Humboldt - CHLB Đức”. Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương - BTV. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]
  6. ^ //suckhoedoisong.vn/chuc-mung-134-thay-thuoc-duoc-phong-tang-danh-hieu-thay-thuoc-nhan-dan-n128499.html
  7. ^ a b HỒNG HẢI – HỒ TUẤN [19/07/2013]. “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen cho Đại tá, PGS, TSKH Nguyễn Thế Hoàng”. Báo điện tử Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2013. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]
  8. ^ Giải thưởng khoa học Friedrich Wilhelm Bessel - Forschungspreis là một trong những giải thưởng cao quý nhất mà Chính phủ CHLB Đức trao tặng các nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc.
  9. ^ Năm 1999, Giải thưởng Johann Nepomuk von Nussbaum dành cho nghiên cứu xuất sắc nhất về vi phẫu thuật
  10. ^ Giải thưởng APKO dành cho bài báo khoa học quốc tế hay nhất trong năm 2009; Huân chương khoa học dành cho những cá nhân đã có những cống hiến khoa học đặc biệt xuất sắc
  11. ^ a b //thiduakhenthuongvn.org.vn/dien-hinh-tien-tien/hoang-tu-ech-tro-lai-hinh-nguoi-ca-phau-thuat-di-vao-lich-su-chinh-hinh-trong

  • Tuổi trẻ Học viện giao lưu với PGS.TSKH. Nguyễn Thế Hoàng, Cổng thông tin điện tử Học viện Quân y Việt Nam.
  • Người Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng của Viện Hàn Lâm khoa học Humboldt [CHLB Ðức] Lưu trữ 2013-07-27 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp.
  • PGS. TS Nguyễn Thế Hoàng – Người con nặng tình với quê hương Lưu trữ 2013-05-23 tại Wayback Machine
  • //suckhoedoisong.vn/chuyen-than-thoai-cua-y-hoc-viet-nam-n65157.html
  • //thoidai.com.vn/vi-bac-si-tai-nang-hai-lan-tu-choi-troi-au-55150.html

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nguyễn_Thế_Hoàng&oldid=68314179”

Video liên quan

Chủ Đề