Lời lẽ của bài Chiếu cầu hiền như thế nào

Phân tích giá trị Chiếu cầu hiền của Ngô Thì NhậmMở bài:Ngô Thì Nhậm xuất thân gia đình vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, ngườilàng Tả Thanh Oai, ngày nay thuộc huyện Thanh Trì Hà Nội. Ông là người có đónggóp tích cực cho triều đại Tây Sơn trong chấn chỉnh vì đất nước sau khi đánh bạiquân Thanh xâm lược. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viếtthay vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác vớitriều đại Tây Sơn.Thân bài:Bài chiếu cầu hiền có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Phần đầu: [từ đầu … người hiềnvậy]: quy luật xử thế của người hiền. Phần hai: [trước đây… hay sao]: cách ứng xửcủa sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước. Phần còn lại: đường lối cầu hiền củavua Quang Trung.Thừa lệnh Quang Trung nguyễn Huệ viết Chiếu cầu hiền, thế nhưng, bài chiếu tỏrõ cái tài, cái chí của Ngô Thì Nhậm đối với việc thu phục nhân tài ra phục vụ chođất nước:Ngô thì Nhậm nêu ra quy luật xử thế của người hiền:Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trờicao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếunhư che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó khôngphải là ý trời sinh ra người hiền vậy.Bắt đầu bài chiếu tác giả mượn lời của Khổng Tử để nói lên mối quan hệ giữangười hiền và thiên tử: “Hiền tài cũng như sao sáng trên trời”. Lời lẽ đó khẳng địnhvà trân trọng người có tài. Tiếp đến từ quy luật tự nhiên “sao sáng ắt chầu về ngôiBắc thần”, khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng,là tất yếu, là hợp với ý trời.Để tăng thêm sức thuyết phục với sĩ phu Bắc Hà, ông đã dẫn trong sách Luận ngữcủa Khổng Tử: “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không đượcđời dung, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.Lấy lời cổ nhân để lập luận cái lẽ hiển nhiên: có tài tất được tin dùng, ngô thì nhậmđã đánh đúng tâm lí của các sĩ phu Bắc hà. Họ muốn ra phục vụ nhà Tây sơn saukhi triều đình Lê-Trịnh bị đánh bại nhưng lại ngại ngùng vì chưa rõ thực thời thếthế nào. Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục của bài chiếu khiến họ yên tâm và tintưởng hơn ở sức mạnh nhà Tây Sơn.Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước:Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòikhe……. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lạikhông có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu củatrẫm hay sao?Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà: “Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiềubiến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anhtrong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa,cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốnlẩn tránh suốt đời”.Cách sử dụng điển cố, điển tích: “ở ẩn trong ngòi khe”, “trốn tránh việc đời”.v.v…khiến cho câu văn thêm phần trang kính. Tiếp đến lại tỏ lòng mong mỏi của QuangTrung Nguyễn Huệ muốn các quan đừng nghĩ chuyện cũ mà hết lòng ra phục vuđất nước bằng những lời lẽ hết sức thiết tha: Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe,ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến.Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể raphụng sự vương hầu chăng?Bằng cách khiêm tốn nhận sự kém cỏi về mình: “hay trẫm ít đức không đáng kểphò tá chăng”, đặt ra vấn đề tài đức của người trị vì đất nước, bài chiếu đánh thẳngvào nhân tâm, đập mạnh vào nỗi hoài nghi của các quan triều cũ. “Ở ẩn trong ngòikhe” hay “trốn tránh việc đời”, cả hai cách đều không đúng với hiện thực bấy giờ.Vừa thể hiện được sự thành tâm, khiêm nhường, vừa thể hiện được sự đòi hỏi vàchút thách thức của vua Quang Trung.Tính chất của thời đại mới và nhu cầu của đất nước.“Kia như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài… há trong đó lại không cólấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm haysao?”Thẳng thắng thừa nhận những bất cập của triều đại mới, khéo léo nêu nhu cầu củađất nước. Biết bao khó khăn đang thách thức: “Kỉ cương nơi triều chính còn nhiềukhiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lạisức mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng,ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh”.Dù tài trí hơn người, nhưng nhà vua vẫn luôn mong có người giúp sức: “Một cáicột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệptrị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này cứ cái ấp mười nhà ắt phải có ngườitrung thành tín nghĩa”.Cách nói vừa khiêm nhường, tha thiết vừa kiên quyết. Nhà vua tự tỏ bày về hoàncảnh đất nước. Lời lẽ chân thành thốt ra tự đáy lòng mình.. Đất nước vừa được tạolập, dân tình chưa yên, kẻ thù còn lăm le bờ cõi, trăm công nghìn việc cầnddwuwocj thu xếp càng sớm càng tốt. Rõ ràng đó là những lời tâm sự chân thànhnhất, không phô trương quyền lực, không dọa nạt chém giết, vị vua ấy hiền từ coitrọng người hiền tài, lo cho vận mệnh của đất nước và quyền lợi của nhân dânĐường lối cầu hiền của vua Quang Trung“Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, ngườinào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sựviệc….. chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớhiềm vì mưu lợi mà phải bán rao”.Đối tượng cầu hiền là quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ không trừ một ai miễnmột lòng vì đất nước mà khong quản ngại gian lao.Biện pháp, cách thức cầu hiền cho phép mọi người có tài năng thuộc mọi tầng lớptrong xã hội được dân sớ, tâu bày kế sách; cho phép các quan văn võ tiến cử ngườicó nghề hay, nghiệp giỏi; cho phép người tài tự tiến cử. Hễ ai có tài và đem cái tàiphục vụ đất nước thì không kẻ giai cấp, thứ bậc, đều được trọng dụng và gi công.Đoạn kết là lời kêu gọi động viên, khích lệ cùng nhau gánh vác việc nước đểhưởng phúc lâu dài: “nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiềngặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình,cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh”. Tư tưởng dân chủ,tiến bộ, tầm nhìn xa trông rộng, chí công vô tư của bậc đại tài Quang TrungNguyễn HuệCách nói sung cổ, lối văn ngắn gọn, súc tích, tư duy sáng rõ, lập luận chặt chẽ,…bài chiếu vừa rắn roit thuyết phục vừa thiết tha cảm động lòng người. Chiếu cầuhiền quả thực xứng đáng là một trong bản hùng văn xuất sắc của thời đại.Kết bài:Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhàTây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dung đất nước. Bài chiếuđược viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đốivới sự nghiệp xây dựng đất nước.Câu hỏi và đề luyện tập:1. Hãy cho biết: bài chiếu được viết nhằm đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra đểthuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lậpluận của bài chiếu.2. Qua bài “chiếu cầu hiền”, anh/chị hãy nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vuaQuang Trung.

I. Tác giả

1. Tiểu sử 

- Ngô Thì Nhậm [1746 – 1803] hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai [làng Tó], huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam [nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội].

- Là danh sĩ, nhà văn đời hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

2. Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính:

+ Về thơ, Ngô Thì Nhậm có một số tập thơ nổi tiếng như: Bút hải tùng đàm, Thủy vân nhàn đàm [Thủy vân nhàn vịnh],...

+ Về phú, ông có 17 bài chép ở tập Kim mã hành dư.

+ Về văn, ông có một số tác phẩm lớn đặc biệt là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh được coi là tác phẩm thể hiện nổi bật nhất tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm.

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a.  Hoàn cảnh ra đời

- Do Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

b. Thể loại

- Chiếu thuộc loại văn nghị luận cổ, thường do vua chúa ban ra để triều đình và nhân dân thực hiện.

- Có thể do vua đích thân viết nhưng thường do các văn tài võ lược viết thay vua.

c. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [Từ đầu đến “...người hiền vậy” ]: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

- Phần 2 [Tiếp đến “...hay sao?”]: thực tại và nhu cầu của thời đại

- Phần 3 [ Còn lại]: đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử

- Người hiền tài như ngôi sao sáng trên trời: so sánh người hiền tài như vì sao tinh tú -> đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.

- Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần: Bắc Thần [sao Bắc Đẩu] tượng trưng cho ngôi vua -> người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.

-> Mối quan hệ gắn bó, vai trò của người hiền đối với thiên tử trong công cuộc trị nước.

- “Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.” => Mượn ý trời, xem việc người hiền tài về với thiên tử là hợp quy luật, nếu người hiền tài tự giấu mình là trái ý trời -> cách nói gián tiếp, trực tiếp ngắn gọn, giàu hình ảnh -> luận đề thuyết phục người đọc, đánh trúng tâm lí của kẻ sĩ – những con người luôn muốn đem sức mình cho giang sơn xã tắc.

b. Thực trạng và nhu cầu của thời đại

b.1] Thái độ của sĩ phu Bắc Hà và tâm trạng của vua Quang Trung

- Thái độ của sĩ phu Bắc Hà:

+ “Kẻ sĩ ẩn trong ngòi khe trốn tránh việc đời”: kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng.

+ “Những bậc tinh anh trong triều đương phải kiêng dè không dám lên tiếng”: người ra làm quan thì giữ mình không dám nỏi thẳng.

+ Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước

- Tâm trạng của vua Quang Trung:

+ “Nay trẫm đang lắng nghe, ngày đêm mong mỏi,...”: khắc khoải chờ người hiền ra giúp nước

+ Hàng loạt các câu hỏi [ hay trẫm ít đức...? Hay đang thời đổ nát...?]: thái độ khiêm tốn, chân thành nêu rõ lịch sử đã sang trang, cơ hội để người hiền tài ra giúp nước. Câu hỏi buộc người nghe phải thay đổi cách ứng xử.

b.2] Thực trạng và nhu cầu của thời đại

- Thực trạng:

+ Triều đình chưa ổn định

+ Biên ải chưa yên

+ Dân chưa lại sức

+ Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi

-> Triều đại mới lập, nhiều nhiệm vụ, khó khăn mới.

- Nhu cầu của thời đại:

+ Hình ảnh “Một cái cột không thể đỡ nổi căn nhà lớn,...trị bình” -> khẳng định vai trò to lớn của người hiền.

+ Dẫn lời Khổng Tử: “Cứ cái ấp mười nhà...của trẫm sao?” -> khẳng định nước ta có nhiều nhân tài, họ cần ra giúp nước.

+ Lời tâm sự chân thành, khiêm nhường nhưng kiên quyết và đầy sức thuyết phục.

+ Quang Trung là một vị vua yêu nước, thương dân, có lòng chiêu hiền đãi sĩ.

=> Lí do hoàn toàn đều xuất phát từ quyền lợi của dân, mọi chủ trương chiến lược đều xuất phát từ khát vọng đất nước cường thịnh.

c. Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

- Đối tượng nhận chiếu:

+ Các bậc quan viên lớn nhỏ, thứ dân trăm họ...tài cao mưu hay dâng sớ tâu bày -> Lời cầu hiền mang tính dân chủ sâu sắc

- Mục đích: làm rạng rỡ chốn vương đình

-> Mục đích cao cả, vì đất nước, tổ quốc, dân tộc

- Đường lối tiếp nhận người hiền:

+ Tự mình dâng thư tâu bày

+ Quan văn, quan võ được phép tiến cử

+ Những người ở ẩn được phép tự tiến cử

-> Khẳng định tính dân chủ qua hình thức tự tiến cử và tiến cử

d. Giá trị nội dung

- Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

e. Giá trị nghệ thuật

 Là một áng văn nghị luận mẫu mực:

- Lập luận chặt chẽ, hợp lí, thuyết phục

- Lời lẽ khiêm nhường, chân thành

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ

+ Từ ngữ giàu sức gợi

-> tạo cảm giác trang trọng cho lời kêu gọi 

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề