Năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học gồm năng lực gì

Năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học gồm năng lực?
Chọn một:
a. Năng lực sư phạm
b. Năng lực chung và năng lực chuyên biệt
c. Năng lực riêng
d. Năng lực chuyên biệt

Năng lực sư phạm của giáo viên tiểu học gồm năng lực?Chọn một:a. Năng lực sư phạmb. Năng lực chung và năng lực chuyên biệtc. Năng lực riêng

d. Năng lực chuyên biệt

Các câu hỏi tương tự

Những tiêu chuẩn mà người giáo viên tiểu học cần có để phát huy khả năng của bản thân vào công tác giảng dạy đó là những tiêu chuẩn về kiến thức, về phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị, về kỹ năng sư phạm. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo.

Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học theo Thông tư 02

Vừa qua Bộ giáo dục đã ban hành Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT [có hiệu lực từ ngày 20/3/2021] quy định về tiêu chuẩn giáo viên tiểu học các hạng III, II, I. Như vậy, kể từ 20/3 năm 2021 để đạt chuẩn giáo viên tiểu học các thầy cô phải đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học được ban hành theo Thông tư 02 2021 BGDĐT.

Tiêu chuẩn giáo viên tiểu học hạng III

Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp

a] Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục tiểu học;

b] Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

c] Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

d] Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo; quy định về hành vi, ứng xử và trang phục.

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a] Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b] Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III [đối với giáo viên tiểu học mới được tuyển dụng vào giáo viên tiểu học hạng III thì phải có chứng chỉ trong thời gian 36 tháng kể từ ngày được tuyển dụng].

Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a] Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học và triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;

b] Thực hiện giảng dạy, giáo dục bảo đảm chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c] Vận dụng được kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh;

d] Có khả năng áp dụng được các phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh;

đ] Có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao hiệu quả giáo dục cho học sinh;

e] Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để phát triển năng lực chuyên môn bản thân; biết áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; hướng dẫn học sinh tự làm được đồ dùng dạy học;

g] Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng III và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao.

Để xem thêm chi tiết về quy định đối với giáo viên tiểu học hạng II, hạng I mời các bạn xem tại:

Ngoài những quy định về tiêu chuẩn giáo viên tiểu học của Bộ giáo dục trên đây, các thầy cô có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn khác sau đây để hoàn thiện bản thân, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Những Tiêu chuẩn của người Giáo viên tiểu học

Mọi người vẫn nghĩ công việc của một giáo viên Sư phạm Tiểu học là ngày ngày lên lớp giảng bài cho học sinh là đủ, mà không biết rằng giáo viên khối tiểu học cũng có những chuẩn nghề nghiệp riêng. Việc đạt được những tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các giáo viên phát huy tốt nhất những tiềm năng và năng lực giảng dạy của mình, trở thành những giáo viên tiểu học giỏi và mẫu mực. Vậy bạn có biết những chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm những gì?

Tiêu chuẩn về kiến thức

Với một người giáo viên ngoài “đức” ra thì sẽ còn cần phải có “tài” nữa. Giáo viên Sư phạm Tiểu học không chỉ vững chuyên môn, còn phải giỏi kiến thức, phải luôn sáng tạo trong công tác giảng dạy. Không ngừng nâng cao kiến thức chuyến môn, đồng thời các giáo viên tiểu học cũng phải không ngừng đổi mới phương pháp truyền đạt, nhằm mang đến những tiết học vui nhộn cho học sinh của mình. Giáo viên cần chủ động tìm kiếm những nguồn thông tin tham khảo khác nhau để có thể giúp ích để để đa dạng hóa các bài dạy trên lớp.

Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị

Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đầu tiên chính là phẩm chất đạo đức và tư tưởng chính trị. Người giáo viên tiểu học tốt là một người có tâm, là người luôn hết lòng vì học sinh và luôn công bằng trong mọi tình huống. Việc thể hiện cái tâm của người giáo viên tiểu học không chỉ dừng lại ở trên bục giảng mà còn phải mạnh mẽ khi đối mặt với những cạm bẫy, đối mặt những cám dỗ vô hình để có thể giữ vững được chữ “Tâm” của một người thầy người cô mẫu mực và liêm khiết. Các giáo viên tiểu học còn phải là một người luôn có tinh thần yêu nước, phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, phải luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục của nước nhà.

Yêu cầu về kỹ năng sư phạm

Giáo viên tiểu học Trung cấp Tiểu học cần có tình yêu nghề, phải hết lòng vì học sinh, giáo viên tiểu học nắm bắt được tâm lý và thấu hiểu mọi người luôn là hình mẫu lý tưởng của bất kỳ học sinh tiểu học. Cho nên chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học thứ ba cũng chính là kỹ năng sư phạm. Đối với một giáo viên có kỹ năng sư phạm sẽ là người luôn thấu hiểu học sinh, giáo viên tiểu học không chỉ đóng vai trò là một người thầy mà còn là người bạn chia sẻ khó khăn đồng thời tháo gỡ những khúc mắc của các em. Giáo viên tiểu học cũng luôn phải phân định rõ ràng giữa đúng và sai để đưa ra những biện pháp giải quyết phù hợp nhất với từng hoàn cảnh cụ thể.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.

Video liên quan

Giáo viên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bên cạnh những kiến thức chuyên môn thì giáo viên tiểu học còn cần phải có được những năng lực khác để phát triển thế hệ tương lai.

Những kỹ năng cần có đối với một giáo viên tiểu học

Phát triển phương pháp giáo dục bậc tiểu học

Tiểu học là bậc giáo dục đầu tiên trong hệ thống giáo dục Việt Nam, ở bậc này học sinh được đào tạo những kiến thức nền tảng ngay từ ban đầu, nhân cách để các em có những hành trang tốt nhất để bước vào những chặng đường tiếp theo trong quá trình học tập. Chính vì vậy đây là bậc quan trọng nhất, cần được đặc biệt quan tâm.

Phương pháp giáo dục ở bậc tiểu học cần đảm bảo:

  • Phát huy tính sáng tạo, tự giác, chủ động của học sinh
  • Giảng dạy phương pháp phù hợp với từng môn, từng lớp học, trình độ học sinh
  • Rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tế, phát triển các phương pháp tự học.
  • Xây dựng sự hứng thú của học sinh trong quá trình học

Năng lực cần có ở giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục

Giáo viên tiểu học cần phải có được những kiến thức chuyên môn vững vàng, đạo đức, nhân cách, là tấm gương sáng cho các em học sinh noi theo. Vì vậy giáo viên tiểu học cần phải hình thành những năng lực sau:

  • Năng lực chẩn đoán: Giáo viên cần phải nhận biết, phát hiện kịp thời sự phát triển của học sinh cũng như yêu cầu giáo dục riêng biệt. Đây là năng lực vô cùng quan trọng bởi sự phát triển của học sinh cấp một thường không đồng đều. Nếu tất cả học sinh đều dạy theo một chương trình chung thì sẽ không mang lại hiệu quả cao.
  • Năng lực đánh giá: Giáo viên tiểu học cần phải nhìn nhận chính xác về kỹ năng, nhận thức từ đó đưa ra những phương pháp để đưa ra nội dung giáo dục kịp thời.
  • Năng lực đáp ứng: Giáo viên tiểu học cần phải đưa ra được những biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời để đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu giáo dục.
  • Năng lực triển khai chương trình dạy học: Nhiều bạn ra trường không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy nguyên nhân chính là do năng lực triển khai chương trình.
  • Năng lực thiết lập mối quan hệ: Bên cạnh mối quan hệ với học sinh, giáo viên tiểu học còn phải thiết lập các mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.

Vì vậy để trở thành một giáo viên giỏi bạn cần phải có được những năng lực cần thiết bên cạnh đó cũng cần phải có niềm đam mê, yêu trẻ nhỏ. Có được những yếu tố trên sẽ giúp bạn thành công trong sự nghiệp trồng người.

Video liên quan

Chủ Đề