Nạo amidan là gì

Viêm Amidan/VA là căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thực hiện nạo VA và mổ Amidan thường chỉ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh lí kéo dài, tái lại nhiều lần hay gây ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh.

Hiện nay nhiều người vẫn nhầm tưởng viêm Amidan và VA là một, nhưng thực tế cần hiểu một cách chính xác bệnh cũng như cân nhắc lựa chọn phương pháp đảm bảo thực hiện tốt nhất. Dưới đây là một số vấn đề cần biết về viêm Amidan và viêm VA cũng như ứng dụng công nghệ Plasma trong điều trị nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả.

– Amidan là một cấu trúc giống thịt, đúng hơn là các hạch bạch huyết, nằm ở 2 bên phía sau họng nhằm ngăn chặn các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi hoặc đường miệng. Thực tế, viêm Amidan thường xảy ra khi tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus trở nên quá tải dẫn đến sưng và viêm.

– VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng. Khi tổ chức này viêm và phát triển thành khối to [hay gọi là VA quá phát] sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. 

Viêm Amidan là tình trạng rất thường gặp ở trẻ em và cần được cắt bỏ sớm

Mổ Amidan được chỉ định trong trường hợp Amidan sưng to gây cản trở đường hô hấp, hoặc hiện tượng viêm nhiễm lặp đi lặp lại nhiều lần [từ 4-6 lần/năm]. Đặc biệt, khi áp dụng những liệu pháp nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi, bệnh nhân bị nghi ngờ có dấu hiệu ung thư Amidan hoặc viêm gây biến chứng sang viêm phổi, viêm cơ tim, viêm cầu thận, áp xe quanh Amidan, viêm hạch cổ thì cần thực hiện mổ.

Phẫu thuật nạo VA thường được thực hiện trong trường hợp VA gây biến chứng như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới và ảnh hưởng đến đường thở của trẻ, do bít chặn cửa mũi sau hoặc viêm VA tái đi tái lại nhiều lần mà điều trị nội khoa không hết [từ 5 lần/năm].

Hiện nay có khá nhiều phương pháp được thực hiện để mổ Amidan hay nạo VA. Tuy nhiên, ở mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng để người bệnh cân nhắc lựa chọn:

– Phương pháp áp lạnh được ứng dụng bằng cách sử dụng nito lỏng khi bốc hơi làm lạnh đóng băng phá vỡ tế bào. Phương pháp này ngày nay ít được áp dụng do không triệt để, dễ gây tổn thương diện rộng, hình thành nhiều xơ sẹo sau phẫu thuật

– Phương pháp bóc tách dùng dao kéo và thòng lọng thực hiện yêu cầu tiền mê và gây mê tại chỗ. Vết mổ tuy đẹp nhưng dễ mất nhiều máu trong khi thực hiện, cần theo dõi một thời gian sau mổ.

– Phương pháp cắt bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực: thao tác nhanh, ít mất máu người bệnh nhưng thường gây vết bỏng sâu, xấu và tổn thương đến các mô xung quanh. Phương pháp này không chỉ yêu cầu trình độ kỹ thuật bác sĩ cao, khéo léo mà còn phải cân nhắc trong việc có thể làm tổn thương đến các mô xung quanh.

Mổ amidan bằng dao plama thế hệ mới tại Bệnh viện Hồng Ngọc

– Phương pháp cắt bằng dụng cụ Sluder thường hay Sluder điện: gây tê tại chỗ, dùng dao cắt ở trạng thái chập mạch, giống như đốt điện. Tuy phương pháp này thời gian thực hiện nhanh nhưng vết mổ để lại sẹo xấu, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và kinh nghiệm cao, nếu không sẽ dễ xảy ra sự cố y khoa đáng tiếc.

– Phương pháp plasma [phương pháp cắt bằng sóng radio cao tần] là kỹ thuật sử dụng đầu dò thông minh và kính soi điện tử tìm kiếm, tiêu diệt ổ bệnh, tránh xâm lấn tối thiểu. Không gây mất máu, ít tổn thương mô xung quanh, thao tác nhanh và mau lành vết thương.

Mổ Amidan, nạo VA bằng công nghệ Plasma là phương pháp hiện đại nhất hiện nay. Về bản chất, plasma là một đám mây dẫn điện được tạo ra khi năng lượng sóng radio tiếp xúc với mô tế bào và làm cho mô bị phân hủy. Đám mây này sẽ bao gồm hơi nước và các hạt tích điện gọi là ion, cho phép truyền năng lượng ở mức thấp, nhờ vậy tránh làm tổn thương các mô lành xung quanh. Thời gian làm tiểu phẫu chỉ khoảng 15 đến 30 phút, bệnh nhân ít chảy máu, không phải kiêng nói sau phẫu thuật, có thể quay trở lại với công việc và học tập ngay ngày hôm sau.

Công nghệ mổ plasma được cho là phương pháp an toàn, tuy nhiên quá trình tiến hành các kỹ thuật này vẫn có khả năng đi kèm một số nguy cơ. Chính vì vậy, người bệnh cần cân nhắc trong việc lựa chọn địa chỉ phẫu thuật uy tín để tránh những sự cố y khoa.

Tại Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Ngọc, phẫu thuật Amidan/ nạo VA bằng công nghệ Plasma được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, đảm bảo an toàn, không gây đau, chảy máu hay phù nề, giúp người bệnh hạn chế tối đa tai biến, rút ngắn thời gian phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

CẤP CỨU[028] 54 11 35 00

  • Tìm Bác SÄ©
  • Đặt hẹn
    Khám Bệnh
  • Hỏi Đáp

Nạo VA là một thủ thuật thường được sử dụng để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng. VA là khối mô bạch huyết [hình tam giác] nằm trên vòm miệng, phía sau vòm miệng nơi mũi nối với họng. Nhìn vào miệng sẽ không nhìn thấy được VA.

VA sàng lọc vi khuẩn và vi-rút xâm nhập vào mũi và tạo ra kháng thể [bạch cầu] giúp chống lại các mầm bệnh. VA thường giảm kích thước trong thời gian ở tuổi thiếu niên và có thể biến mất trong giai đoạn trưởng thành.

Nạo VA thường được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt a-mi-đan. Viêm hô hấp và viêm họng mạn tính thường gây viêm và nhiễm trùng ở cả hai tuyến trên. Phẫu thuật kết hợp nạo VA và cắt a-mi-đan là phẫu thuật phổ biến thứ hai được thực hiện ở trẻ em.

Viêm họng thường xuyên có thể làm cho VA quá phát to lên gây bít đường thở và tắc vòi nhĩ ̣[Eustachian tube], là vòi nối tai giữa với mặt sau của mũi. Vòi nhĩ bị tắc gây nhiễm trùng tai, ảnh hưởng đến thính lực và tình trạng hô hấp của trẻ.

Triệu chứng viêm VA

Khi VA sưng to làm tắc nghẽn đường thở và có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Nhiá»…m trùng tai thường xuyên
  • Đau họng
  • Nuốt khó
  • Thở bằng mÅ©i khó
  • Thở bằng miệng thÆ°Æ¡Ì€ng xuyên
  • Chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đường thở [ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ]

Nhiễm trùng tai giữa thường xuyên do sưng VA và tắc ống nhĩ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mất thính lực và cũng có thể gây ra những vấn đề về khả năng nói.

Bác sĩ có thể đề nghị nạo VA nếu trẻ bị viêm tai hoặc viêm họng mạn tính mà tình trạng này:

  • Không Ä‘áp ứng với Ä‘iều trị kháng sinh
  • Tái phát trên năm lần mỗi năm
  • Tái phát trên ba lần trong thời gian hai năm

Các bước chuẩn bị trước khi nạo VA

Miệng và họng dễ chảy máu nhiều hơn những bộ phận khác của cơ thể, do đó bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng máu đông và kiểm tra số lượng hồng cầu, bạch cầu. Xét nghiệm tiền phẫu giúp bác sĩ có thể xác định tình trạng chảy máu của bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật.

Vào tuần trước ngày phẫu thuật, không cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu, như thuốc ibuprofen hay aspirin. Thuốc giảm đau hạ sốt [Panadol] có thể được dùng để giảm đau, nhưng nếu bạn không biết chắc loại thuốc nào có thể dùng được, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Việc thăm khám với bác sĩ tiền mê trước khi nạo VA là rất cần thiết.

Một ngày trước phẫu thuật, trẻ không được ăn hay uống từ sau nửa đêm. Nếu bác sĩ kê thuốc uống trước khi phẫu thuật, hãy cho trẻ uống thuốc với một ngụm nước nhỏ.

Nạo VA được thực hiện như thế nào?

Nạo VA được thực hiện tại khu vực ngoại trú dưới gây mê [dùng thuốc làm cho bệnh nhân ngủ sâu], bệnh nhân có thể về nhà trong cùng ngày thực hiện phẫu thuật.

Nạo VA thường được thực hiện qua đường miệng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đưa một dụng cụ nhỏ vào miệng của trẻ, để đỡ cho miệng mở rộng, sau đó nạo VA bằng cách rạch một đường nhỏ hoặc đốt nóng [dùng thiết bị để đốt nóng và bít khu vực nạo VA].

Đốt nóng và bít khu vực nạo VA với miếng gạc giúp kiểm soát chảy máu trong và sau phẫu thuật. Thủ thuật này không cần khâu vết thương.

Khi thủ thuật kết thúc, trẻ sẽ được đưa vào phòng hồi sức cho tới khi trẻ tỉnh lại. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và sưng. Thông thường trẻ sẽ được xuất viện trong ngày. Thời gian hồi phục hoàn toàn sau nạo VA thường là từ một đến hai tuần.

Sau phẫu thuật nạo V.A

Sau khi nạo VA, đau họng thường sẽ kéo dài từ một đến hai tuần. Điều quan trọng là trẻ cần uống nhiều nước để tránh mất nước; cơ thể có đủ nước sẽ giúp giảm bớt cơn đau. Trong hai tuần sau phẫu thuật, không cho trẻ ăn thức ăn nóng hoặc cay hoặc thức ăn cứng và giòn. Nước mát và thức ăn nhẹ sẽ giúp họng của trẻ dễ chịu hơn.

Trong khi họng của trẻ còn đau, thì thực đơn và nước uống phù hợp gồm có:

  • NÆ°á»›c
  • NÆ°á»›c trái cây
  • NÆ°á»›c Gatorade
  • NÆ°á»›c Jell-O
  • Kem
  • NÆ°á»›c giải khát có gas
  • Sữa chua
  • Bánh pút-Ä‘inh
  • NÆ°á»›c xốt táo
  • NÆ°á»›c súp gà hoặc bò ấm
  • Thịt và rau chín mềm

Video liên quan

Chủ Đề