Nên mở máy lạnh bao nhiêu tiếng

Vào ngày nóng bức, có những gia đình bật điều hòa 24/24 tiếng. Đặc biệt là với những gia đình ở nhà chung cư, mùa hè có nắng chiếu thì việc sử dụng điều hòa 24/24 là rất phổ biến. Chúng ta có nên bật điều hòa 24/24 không? Và thời gian nên dùng điều hòa tối đa là bao nhiêu tiếng một ngày? Bạn hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Có nên dùng điều hòa 24/24 không?

Dùng điều hòa 24/24 có nghĩa là chúng ta sẽ ở trong một căn phòng điều hòa từ sáng tới tối, tới đêm và tới cả sáng ngày hôm sau. Tất nhiên là bật điều hòa xuyên suốt 24/24 như vậy sẽ rất tốn điện. Dù bạn có có lo lắng về chi phí điện năng hay không thì việc sử dụng điều hòa 24/24 cũng không hề tốt cho sức khỏe.

Không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu

Bởi lẽ, khi bạn dùng điều hòa 24/24 cũng có nghĩa là bạn ở trong căn phòng kín bật điều hòa 24/24, không có sự trao đổi không khí với môi trường bên ngoài. Như vậy, khi tiếp xúc với trời nắng nóng, cơ thể bạn sẽ có một sức chịu nhiệt tương đối yếu. Thậm chí nhiều người không thể chịu được nắng nóng và khi từ trong phòng điều hòa ra ngoài đã bị sốc nhiệt, phản ứng mạnh. Dùng điều hòa quá nhiều khiến cơ thể của bạn không có cơ chế tự thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, sức khỏe của bạn về lâu dài cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khoảng thời gian nào cần thiết sử dụng điều hòa?

Khoảng thời gian nắng nóng cao điểm của một ngày, nhất là trong thời điểm mùa hè là khoảng từ 9 sáng cho đến 16 chiều. Với các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, do hiện tượng hiệu ứng nhà kính nên ngay cả thời điểm sau 16 chiều không khí vẫn còn rất nóng. Đây là những thời điểm và chúng ta cần thiết phải sử dụng điều hòa.

Nên cài đặt hẹn giờ để điều hòa tự tắt vào ban đêm

Tuy nhiên về đêm, nhất là sau 12 giờ đêm đến khoảng 3-5 giờ sáng thì nhiệt độ đã thấp hơn rất nhiều so với ban ngày. Cơ thể chúng ta ngay cả khi không có điều hòa thì vẫn hoàn toàn có thể chịu đựng được. Bạn chỉ nên sử dụng điều hòa vào ban ngày nắng nóng và sau ban đêm thì có thể cài đặt chế độ hoạt động ban đêm của điều hòa, để cho điều hòa tự động tắt.

Việc bạn sử dụng điều hòa không liên tục 24/24 cũng có ý nghĩa rằng bạn sẽ giúp cho điều hòa của mình được “nghỉ ngơi”, máy nén không phải hoạt động quá nhiều, không làm cho chiếc điều hòa quá tải.

Lưu ý khi sử dụng điều hòa thời gian dài

Ngay cả khi bạn có điều kiện kinh tế để sử dụng điều hòa 24/24 trong mùa hè, thì bạn vẫn nên sử dụng điều hòa tối đa khoảng 18 đến 20 tiếng một ngày. Thời gian còn lại, hãy để cho cơ thể của mình thích nghi với điều kiện nhiệt độ tự nhiên.

Những lưu ý cần thiết khi sử dụng điều hòa trong thời gian dài suốt cả ngày là:

– Cấp ẩm cho da: Mùa hè, phòng bật điều hòa thì không khí thường rất khô và ở trong phòng điều hòa lâu, làn da của bạn cũng sẽ khô ráp. Bạn nên chú ý để cấp ẩm cần thiết, kịp thời cho làn da của mình.

Dùng điều hòa tránh để gió điều hòa thổi vào người

– Hạn chế sốc nhiệt: Khi có việc cần đi ra ngoài, nhất là trong khoảng thời gian ban ngày nhiệt độ ngoài trời tăng cao, thì hãy tắt điều hòa trước đó khoảng 30 phút. Làm như vậy để cơ thể kịp thời thích nghi với nhiệt độ tăng dần, tránh trường hợp sốc nhiệt khi đang từ phòng bật điều hòa 18 độ và bước ra ngoài trời có nhiệt độ cao đến 40-45 độ C.

Chỉ nên bật điều hòa từ 22-26 độ

– Không bật nhiệt độ quá thấp: Nhiệt độ 18 độ rất mát mẻ và rất nhiều gia đình đều ưa thích bật nhiệt độ này. Nhưng 18 độ C sẽ khiến cho điều hòa của bạn tiêu tốn điện năng tiêu thụ hơn. Thực tế thì ngay cả khi chúng ta cài đặt nhiệt độ khoảng từ 22-26 độ C thì chúng ta vẫn cảm thấy rất mát nên không cần phải cài đặt nhiệt độ điều hòa quá thấp. Cài đặt nhiệt độ điều hòa một cách vừa phải, hợp lý vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp hạn chế bị sốc nhiệt khi có việc cần đột ngột đi ra ngoài trời.

Quạt máy và điều hòa là 2 thiết bị hỗ trợ làm mát hàng đầu, được sử dụng nhiều nhất vào mùa hè và hầu hết trong mọi gia đình đều trang bị. Trong 2 thiết bị, điều hòa được đánh giá là đem lại hiệu quả làm mát tốt hơn, bởi thay vì chỉ đem lại luồng gió, thiết bị này phả ra không gian khí lạnh, giúp duy trì nhiệt độ phòng chỉ ở mức khoảng 20 - 27 độ C.

Đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến từ rất lâu tuy nhiên có những thông tin về điều hòa, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, khả năng tiết kiệm điện cũng như tuổi thọ của thiết bị nhưng không phải người dùng nào cũng biết.

Một trong số đó chính là thông tin về con số: Điều hòa cần bao nhiêu lâu để làm mát không gian và thiết bị nên được bật tối thiểu trong khoảng thời gian như thế nào?

Con số thực sự về thời gian theo các chuyên gia

Nhiều gia đình có thói quen bật điều hòa chỉ trong khoảng 10 -15 phút rồi nhanh chóng tắt đi, khí lạnh vẫn sẽ được giữ tương đối trong phòng kín, từ đó giúp vừa làm mát không gian, vừa tiết kiệm điện. Nhưng đây là một việc làm cực kỳ sai lầm. Bởi trong khoảng thời gian trên, điều hòa thậm chí còn chưa chạy được hết một chu kỳ để làm mát tới nhiệt độ mà người dùng cài đặt.

Theo các chuyên gia, tính trung bình, một chiếc điều hòa sẽ cần tối thiểu 15 - 20 phút để đảm bảo cung cấp khí lạnh cho toàn không gian. Con số này còn có thể tăng lên đến 40 phút, khi nhiệt độ ngoài trời lúc này cao hơn, thời tiết nắng nóng hơn, điều hòa lâu ngày không được bảo dưỡng, điều hòa bị rò điện hoặc diện tích không gian làm mát quá lớn.

Chính vì vậy, thói quen bật điều hòa trong một thời gian ngắn rồi tắt đi sẽ vô tình khiến việc làm mát không đạt hiệu quả. Thậm chí, nó còn khiến thiết bị tiêu tốn điện năng nhiều gấp 3 lần. Người dùng nên bật điều hòa ít nhất khoảng 1 giờ đồng hồ để thiết bị đạt hiệu quả tốt nhất.

Ảnh minh họa

Sở dĩ có điều này là bởi cơ chế hoạt động của thiết bị. Khi mới khởi động, điều hòa sẽ cần vận hành tối đa công suất, gấp 3 lần bình thường, để đạt tới nhiệt độ được cài đặt. Cứ mỗi lần tắt đi bật lại, đặc biệt trong thời gian ngắn, quãng thời gian giữa bật và tắt quá sát nhau, thì thiết bị cứ phải lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần.

Những hành động vô tình làm điều hòa "ngốn" điện hơn

Trong quá trình sử dụng hàng ngày, không chỉ có việc tắt đi bật lại điều hòa nhiều lần trong thời gian nhanh chóng, mà còn nhiều thói quen khác vô tình khiến thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Dưới đây là một số ví dụ để độc giả tham khảo và hạn chế thực hiện.

1. Bật/điều chỉnh nhiệt độ không phù hợp

Để làm làm mát nhanh và mát nhất có thể, nhiều người dùng thường để điều hòa ở nhiệt độ rất thấp, đôi khi dưới 20 độ C. Tuy nhiên cách làm này sẽ khiến thiết bị phải hoạt động liên tục với công suất tối đa, vì vậy sẽ gây tốn nhiều điện năng hơn. Đồng thời nó cũng có thể khiến máy nén dễ hỏng vì hoạt động quá công suất trong thời gian dài.

Chính vì vậy các chuyên gia khuyên rằng, dù có nóng đến thế nào, người dùng cũng chỉ nên bật điều hòa ở khoảng 22-23 độ C khi mới bắt đầu, sau đó thay đổi và duy trì ở mức 25-26 độ C. Nếu bật qua đêm, nhiệt độ lý tưởng là khoảng 27 độ C, kết hợp với quạt chạy ở số nhẹ.

Ảnh minh họa

Trong suốt quá trình sử dụng, cũng không nên tăng giảm nhiệt độ liên tục, đột ngột, bởi điều này cũng tương tự như việc người dùng tắt đi bật lại thiết bị trong thời gian ngắn, nó có thể làm đảo lộn quá trình vận hành thông thường của máy.

2. Sử dụng điều hòa quá cũ

Nhiều chứng minh đã cho thấy, điều hòa càng cũ thì càng dễ bị hao mòn các động cơ bên trong, từ đó có thể khiến chúng tiêu tốn nhiều điện năng hơn bình thường khi hoạt động. Ngoài ra, một chiếc điều hòa có tuổi thọ quá cao cũng sẽ làm mát không hiệu quả, bởi động cơ của thiết bị lúc này đã yếu, không còn hoạt động được đảm bảo nữa.

Chính vì vậy, dù có muốn tiết kiệm chi phí mua một chiếc điều hòa mới cho mùa hè bằng cách mua điều hòa thanh lý, người dùng cũng nên cân nhắc và tham khảo thật kỹ. Tốt hơn hết chỉ nên mua lại 1 chiếc điều hòa cũ có thời gian sử dụng chưa vượt quá 5 năm.

Ảnh minh họa

3. Không để điều hòa có thời gian nghỉ

Không chỉ gây ra con số "khổng lồ" trên hóa đơn tiền điện cuối tháng, việc bật điều hòa liên tục cả ngày, 24/24, tiềm ẩn nguy cơ khiến cho thiết bị quá tải, có thể dẫn tới chập điện hay cháy nổ.

Chính vì vậy các chuyên gia khuyến cáo, tối đa các gia đình chỉ nên sử dụng điều hòa 20 tiếng mỗi ngày, vào những ngày nắng nóng cao điểm. Những ngày thông thường, có thể phân bổ thời gian sao cho thiết bị có quãng nghỉ. Ví dụ như bật 3 tiếng buổi trưa rồi tắt, sau đó đến tối, ngủ qua đêm rồi bật đến sáng.

Có như vậy, thiết bị vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động, điện năng gia đình cũng được tiết kiệm.

4. Để ánh nắng trực tiếp chiếu quá nhiều vào nhà khi bật điều hòa

Thói quen nhỏ nhưng vô tình khiến điều hòa tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cũng như khiến không gian phòng được làm mát kém hiệu quả đó là để quá nhiều ánh nắng trực tiếp chiếu vào phòng.

Nếu gia đình có nhiều cửa sổ đón nắng, tốt nhất hãy dùng rèm cửa che lại. Biện pháp này ngay cả khi không bật điều hòa cũng có thể khiến nhiệt độ không gian được cải thiện tốt hơn.

5. Không vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa

Dùng điều hòa đã lâu song không phải gia đình nào cũng nhớ tới việc cần vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa. Có 2 bộ phận rất quan trọng của điều cần được vệ sinh định kỳ đó chính là tấm lưới lọc và cục nóng điều hòa.

Ảnh minh họa

Khi cả 2 thiết bị này bẩn, hơi lạnh phả ra không gian sẽ không đạt được hiệu quả làm mát tốt nhất, từ đó vô tình gây lãng phí điện năng. Các chuyên gia khuyên rằng, đối với tấm lưới lọc, gia đình sử dụng thường xuyên điều hòa thì hãy chủ động vệ sinh tại nhà, khoảng 4-6 tháng 1 lần. Còn với cục nóng điều hòa thì nên gọi thợ vệ sinh, sửa chữa chuyên nghiệp để được đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất.

Chủ Đề