Nếu 2 ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ

Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt. Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, cản trở chuyển động của vật.

Lực ma sát là lực xuất hiện giữ bề mặt tiếp xúc của hai vật, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Các loại lực ma sát bao gồm lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ.

Trong nội dung bài viết Ví dụ về lực ma sát trượt, chúng tôi sẽ tổng hợp thông tin và chia sẻ tới Quý độc giả những nội dung hữu ích về lực ma sát trượt. Mời Quý vị theo dõi bài viết:

Khi nào xuất hiện ma sát trượt?

Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi vật chuyển động trượt trên một bề mặt. Lực ma sát trượt có hướng ngược hướng với vận tốc, cản trở chuyển động của vật.

Đặc điểm của độ lớn của ma sát trượt

Độ lớn của ma sát trượt có các đặc điểm sau đây:

– Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

– Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

– Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Hệ số ma sát trượt? Công thức tính lực ma sát trượt?

Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực được gọi là hệ số ma sát trượt. Kí hiệu là µt 

µt = Fmst / N

Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Công thức tính lực ma sát trượt như sau:

Fmst = µt.N

Vai trò của lực ma sát trượt

Ma sát trượt có thể có lợi hoặc có hại.

Thứ nhất: Ma sát trượt có lợi

– Khi hãm phanh [thắng], bộ phận hãm [thắng] sẽ được áp sát vào bề mặt bánh xe đang chuyển động. Lực ma sát sinh ra giữa má phanh và bánh xe làm cho quay chậm lại, cản trở bớt sự quay của bánh xe. Khi đó xuất hiện sự trượt trên mặt đường, lực ma sát trượt do mặt đường tác dụng sẽ làm xe đi chậm và dừng lại hẳn.

– Ma sát trượt ứng dụng trong việc mài nhẵn các bề mặt cứng như kim loại hoặc gỗ. Đá mài là một loại vật liệu khá cứng, được làm sần sùi làm tăng ma sát. Khi đưa vào máy mài, nó chuyển động rất nhanh, gây ra ma sát với vật được tiếp xúc và chính lực ma sát này sẽ mài mòn các bề mặt các vật, làm cho bề mặt vật nhẵn hơn.

– Ở vĩ cầm [đàn violon], khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

Thứ hai: Ma sát trượt có hại

Ma sát trượt cản trở chuyển động, làm mòn các chi tiết máy. Vì vậy trong các chi tiết máy bao giờ cũng được tra dầu mỡ công nghiệp vào các bộ phận nhằm hạn chế ít nhất tác hại của ma sát trượt khi các chi tiết máy vận hành.

Các ví dụ về ma sát trượt đã được chúng tôi nêu tại phần vai trò của ma sát trượt, ngoài ra một số ví dụ Quý vị có thể tham khảo thêm về ma sát trượt như sau:

– Trong đời sống: Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe là lực ma sát trượt, khi bánh xe trượt trên mặt đường.

– Trong kĩ thuật: Lực ma sát giữa các chi tiết máy trượt trên nhau là lực ma sát trượt.

* Lực ma sát nghỉ trong đời sống:

    + Những chiếc xe đang đậu ở chỗ mặt đường dốc nhờ có lực ma sát nghỉ mà nó đứng yên.

    + Ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đường giúp người đứng vững mà không bị ngã.

    + Người đứng trên thang máy cuốn lên dốc [xuống dốc] di chuyển cùng với thang cuốn nhờ lực ma sát nghỉ.

* Lực ma sát nghỉ trong kỹ thuật: Trong sản xuất, trên các băng chuyền trong nhà máy, các sản phẩm như xi măng, các bao đường… có thể chuyển động cùng với băng chuyền mà không bị trượt, đó là nhờ có lực ma sát nghỉ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

 Hãy nêu tác hại của lực ma sát và các biện pháp làm giảm lực ma sát trong các trường hợp ở hình 6.3.

Xem đáp án » 06/03/2020 7,389

Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này lực ma sát có ích hay có hại.

a] Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã.

b] Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy, có khi bánh quay tít mà xe không tiến lên được.

c] Giầy đi mãi đế bị mòn.

d] Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.

Xem đáp án » 06/03/2020 6,392

Hãy tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật.

Xem đáp án » 06/03/2020 3,202

Hãy tìm thêm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật.

Xem đáp án » 06/03/2020 1,775

Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?

Xem đáp án » 06/03/2020 1,163

Trong các trường hợp ở hình 6.1, trường hợp nào có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn?

Từ hai trường hợp trên em có nhận xét gì về cường độ của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.

Xem đáp án » 06/03/2020 841

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Lực ma sát là gì? Cho ví dụ” và phần kiến thức mở rộng thú vị về lực ma sát do Top lời giảibiên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Lực ma sát là gì? Cho ví dụ

- Các lực cản trở sự chuyển động của vật, tạo ra bởi tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát. Hiểu một cách đơn giản, lực ma sát là lực xuất hiện giữ bề mặt tiếp xúc của hai vật,chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt.

- Ví dụ:

+ Ô tô đang chạy tắt máy, quạt trần đang quay thì mất điện,…sẽ chuyển động chậm dần rồi dừng lại là do có sự xuất hiện của lực ma sát lăn.

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi hãm chuyển động của người trượt patin hay mài nhẵn các mặt kim loại.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về Lực ma sát nhé!

Kiến thức mở rộng về Lực ma sát

1. Lực là gì?

- Lực được sinh ra khi vật này tác dụng đẩy hoặc kéo lên vật khác. Hay nói một cách đơn giản, khi một vật tác động lên một vật khác sẽ sinh ra lực. Trong cuộc sống, mọi vật đều chịu lực tác động. Trọng lực chính là lực cơ bản nhất mà mọi vật đều bị tác dụng lên. Trái đất không ngừng xoay quanh mình và quỹ đạo. Nếu không có trọng lực, mọi vật đều có thể bị văng ra khỏi mặt đất trong quá trình trái đất quay.

- Sự ma sátlà một trong những loại lực đặc biệt, Loại lực này không giống như những lực thông thường. Ma sát chỉ xảy ra trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, kết quả tác dụng lực lên vật vẫn giống như lực thông thường

2. Lực ma sát

a] Lực ma sát trượt

- Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.

- Ví dụ: Ở vĩ cầm [đàn violon], khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.

- Hệ số ma sát trượt

- Hệ số tỉ lệ giữa độ lớn của lực ma sát trượt và độ lớn của áp lực được gọi là hệ số ma sát trượt. Kí hiệu là μt

- Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

Công thức của lực ma sát trượt:

Fmst = μt.N

b] Lực ma sát lăn

- Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

- Lực ma sát lăn thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.

Ví dụ: Lực ma sát lăn làm cản trở chuyển động của các vật lăn trên mặt phẳng như bánh xe đạp.

c] Lực ma sát nghỉ

- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.

- Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:

+ Cường độ [độ lớn] thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.

+ Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.

Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe.

- Chú ý:

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực cân bằng thì không có lực ma sát nghỉ.

+ Nếu vật đứng yên mà chịu tác dụng của các lực không cân bằng thì có lực ma sát nghỉ.

3. Lợi ích của lực ma sát

+ Nhờ có lực ma sát nghỉ mà các vật được giữ cố định trong không gian.

Ví dụ: đinh được giữ trên tường, vít và ốc bắt được với nhau không bị tuột ra, con người cầm nắm được các vật, xe cộ di chuyển trên đường, …

+ Nhờ ma sát trượt mà người ta tạo ra diêm quẹt

+ Lực ma sát giữa các vật sinh nhiệt.

Ví dụ: người thổ dân sử dụng lực ma sát trượt để nhóm lửa từ xa xưa.

Vào mùa đông, xoa hai bàn tay vào nhau giúp tay ta ấm lên.

4. Bài tập vận dụng về lực ma sát

Câu 1:Một vật trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật tăng thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng

A. Không đổi.

B. Giảm xuống.

C. Tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.

D. Tăng tỉ lệ bình phương tốc độ của vật.

Câu 2:Lực ma sát trượt

A. Chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần.

B. Phụ thuộc vào độ lớn của áp lực

C. Tỉ lệ thuận với vận tốc của vật.

D. Phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc

Câu 3:Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo nằm ngang F = 6.104N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là

A. 0,075.

B. 0,06.

C. 0,02.

D. 0,08.

Câu 4:Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là

A. Lực của người kéo tác dụng vào mặt đất.

B. Lực của mà thùng hàng tác dụng vào người kéo.

C. Lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng.

D. Lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo.

Câu 5:Một vật có khối lượng 5 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang có hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn của lực ma sát là

A. 1000 N.

B. 10000 N.

C. 100 N.

D. 10 N.

Video liên quan

Chủ Đề