Phong đòn gánh bao lâu mới phát bệnh

Uống ván là một dạng bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời. Để phát hiện hiện bệnh sớm thì người bệnh cần nắm chắc được thời gian ủ bệnh, theo các chuyên gia uốn ván ủ bệnh từ 2 – 3 tuần.

Thời gian ủ bệnh uốn ván bao lâu?

Uốn ván  hay bệnh phong đòn gánh [tetanus] là bệnh do vi khuẩn có tên Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này có mặt ở mọi nơi trên trái đất, song nó được tìm thấy chủ yếu trong lòng đất. Vi khuẩn uốn ván sẽ phát triển trên cơ thể người tại vị trí vết thương trong điều kiện yếm khí.

Các nghiên cứu chỉ ra, vi khuẩn này tiết ra chất độc gây tổn thương hệ thần kinh. Các cơ bắp được điều khiển bởi những dây thần kinh này sẽ bị tế liệt. Nếu không được điều trị nhanh chóng, bệnh có thể gây tử vong. Uốn ván có thể phát triển bao gồm toàn thân, cục bộ và sơ sinh.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do nhiễm trùng vết thương, chủ yếu là vết thương hở với những bào tử vi khuẩn sinh sôi sẽ gây bệnh uốn ván. Khi các bào tử này xâm nhập vào vết thương trên da sẽ sinh sôi, nảy nở và tạo độc tố gây tê liệt các dây thần kinh. Ở trẻ sơ sinh, uốn ván thường bắt nguồn từ sự nhiễm trùng do cắt dây rốn.

Dựa theo biểu hiện lâm sàng của bệnh uốn ván, giới y học đã chia ra làm 4 loại uốn ván chính là: toàn thân, uốn ván cục bộ, uốn ván đầu và uốn ván rốn. Vậy, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh bao lâu?

Bệnh uốn ván ủ bệnh từ 7 – 14 ngày [có thể lâu hơn khoảng 3 tuần].Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra, bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh ngắn nhất khonarg 48 – 72 giờ.

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, trung bình từ 2 – 5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ khởi phát càng ngắn thì bệnh lại càng nặng.

Bệnh uốn ván khi phát triển ra toàn thân có triệu chứng đầu tiên là co cứng các cơ. Cơ bị co cứng bắt đầu lan dần ra theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là từ cơ nhai sau đó lan sang các cơ mặt, cơ gáy, lưng, cơ bụng, chi dưới, chi trên. Song hiếm khi co cứng cơ liên sườn.

Nguyên tắc điều trị bệnh uốn ván cần biết

Thể trạng chung của bệnh nhân thời kỳ đầu tương đối tỉnh táo, không có biểu hiện sốt cao trong hai ngày đầu và khi mới phát bệnh. Trường hợp nặng, bệnh nhân bị nhiều cơn kịch phát, có thể bị sốt. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như huyết áp tăng thất thường, hay thường xuyên; nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim; sốt cao, vã mồ hôi.

Bởi vậy, khi điều trị bệnh uốn ván cần đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc:

- Đảm bảo yên tĩnh và tránh các kích thích đối với người bệnh.

- Dùng kháng sinh tiêu diệt trực khuẩn uốn ván.

- Trung hoà độc tố uốn ván còn lưu hành trong máu bằng SAT.

- Khống chế co cứng cơ, co giật và rối loạn thần kinh thực vật.

- Duy trì chức năng sống bằng các điều trị hỗ trợ.

Người bị uốn ván được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh:

- Metronidazol 0,5 g x 3 lần, truyền tĩnh mạch cách 8 giờ/lần.

- Có thể dùng các kháng sinh Cephalosporin khác bằng đường tiêm tĩnh mạch

- Dùng trong 7-10 ngày.

Để phòng tránh bệnh uốn ván các bác sĩ khuyến nghị người dân khi dẫm phải đinh, sắt gỉ… cần phải vệ sinh sạch vùng vết thương bằng oxy già,  bôi thuốc sát trùng và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Uốn ván là một trong những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao, nhất là ở trẻ sơ sinh. Nhận biết sớm bệnh để điều trị kịp thời là những vấn đề rất cần thiết. Vậy nên, chúng ta cần biết uốn ván phát bệnh sau bao lâu và triệu chứng bệnh như thế nào?

Bệnh uốn ván hay còn gọi là phong đòn gánh [tetanus] là một bệnh cấp tính do của vi khuẩn uốn ván [Clostridium tetani] phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí và tiết ra ngoại độc tố thần kinh [tetanus exotoxin]. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, bắt đầu từ các cơ hàm, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân.

Thông thường nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở bị nhiễm đất bẩn, bụi đường, phân người hoặc phân súc vật hoặc qua các vết rách da, vết bỏng, vết thương dập nát. Đôi khi có trường hợp uốn ván sau phẫu thuật, nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Trẻ sơ sinh bị bệnh là do cắt dây rốn không đảm bảo vô trùng làm nha bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể trẻ qua dây rốn.

Hình ảnh mô tả phương thức lây truyền bệnh uốn ván

Nhiễm trùng uốn ván ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày [có thể lâu hơn - khoảng 3 tuần].

Sau thời gian ủ bệnh, uốn ván sẽ khởi phát với các dấu hiệu co thắt hay co giật, kéo dài từ 2-5 ngày. Thời kỳ ủ bệnh và khởi phát càng ngắn thì bệnh càng nặng, đồng thời độ nặng tỷ lệ thuận với độ bẩn của vết thương. Mức độ nguy hiểm càng cao nếu thời kỳ ủ bệnh và khởi phát quá ngắn.

Bệnh uốn ván ở người lớn và trẻ em: Đặc trưng là bệnh nhân có nét mặt “cười nhăn” do sự co cứng các cơ hàm và các cơ ở mặt. Sau đó sẽ đến các cơ vùng gáy, cơ lưng, cơ bụng bị co cứng, đôi khi sự co cứng chỉ khu trú ở các cơ gần vùng có vết thương. Bệnh nhân sẽ có những tư thế đặc biệt tùy theo vị trí các cơ bị co, như sau: Cong ưỡn người ra sau, cong người sang một bên, gập người ra phía trước, thẳng cứng cả người như tấm ván. Các yếu tố bên ngoài làm kích thích các cơn co giật toàn thân bao gồm sự va chạm, ánh sáng chói, tiếng động ồn ào...

Bệnh uốn ván sơ sinh [UVSS]: Thông thường thời gian ủ bệnh 2 ngày đầu sau sinh. Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 14 sau sinh. Trẻ có thể tử vong do cứng cơ hàm làm cho trẻ không thể bú được, co cứng toàn thân, người ưỡn cong lưng tôm.

Tiêm phòng là giải pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả nhất. Hiện nay, tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có thực hiện dịch vụ tiêm phòng vắc-xin uốn ván với các loại vắc-xin phối hợp. Những loại vắc-xin này được sản xuất bởi các nước như Bỉ, Pháp.

Tiêm phòng vắc-xin uốn ván giúp phòng bệnh uốn ván ở người lớn và trẻ em

Việc phối hợp nhiều vắc-xin sẽ làm giảm số mũi tiêm và làm giảm những bất lợi do tiêm nhiều mũi tiêm. Ích lợi của tiêm vắc-xin phối hợp bao gồm: làm tăng tỷ lệ tiêm chủng của các bệnh lý nguy hiểm, làm tăng tỷ lệ tiêm đúng lịch, giảm chi phí về vận chuyển và bảo quản vắc-xin, giảm chi phí đi lại và tiêm chủng.

Khi tiêm phòng tại Vinmec, khách hàng sẽ nhận được:

  • Các bác sĩ chuyên khoa nhi - vắc-xin thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất;
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng, có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra;
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng;
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng;
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Phòng ngừa uốn ván toàn diện, tiêm vắc xin là hành động đúng đắn và cần thiết trong giai đoạn đầu đời của trẻ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh [tiêm ngay sau khi sinh] cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đăng ký tiêm phòng cho bé, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • 5 thời điểm bắt buộc phải tiêm vắc xin uốn ván cho trẻ
  • Vì sao bà bầu cần tiêm vắc-xin uốn ván?
  • Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu như thế nào hiệu quả nhất?

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề