Nếu những lưu ý khi sử dụng dụng cụ thiết bị nhà bếp bằng nhựa

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

[trang 11 sgk Công nghệ 9]: Đồ dùng trong nhà bếp giúp ích gì cho việc nội trợ?

Trả lời:

– Đồ dùng trong nhà bếp giúp cho công việc nấu ăn trở nên dễ dàng, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

[trang 11 sgk Công nghệ 9]: Dựa vào gợi ý ở hình 5 và kết hợp với sự hiểu biết các nhân, em hãy kể tên các dụng cụ nhà bếp thường dùng:

Trả lời:

– Dụng cụ cắt thái: dao, nạo, kéo,…

– Dụng cụ để trộn: bát trộn có nắp, đũa, thìa,…

– Dụng cụ đo lường: cân, bình có chia thể tích,…

– Dụng cụ nấu nướng: nồi cơm, bếp gas, lò vi sóng, lò nướng,…

– Dụng cụ dọn ăn: khăn giấy, vải lau bàn,…

– Dụng cụ dọn rửa: nước rửa bát, miếng chà sát, miếng rửa bát mềm,…

– Dụng cụ bảo quản thức ăn: túi bọc thực phẩm, hộp đựng thực phẩm, tủ lạnh,…

[trang 12 sgk Công nghệ 9]: Hãy kể tên một số thiết bị nhà bếp khác mà em biết.

Trả lời:

Một số loại dụng cụ nhà bếp khác như: lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, máy xay, nồi hầm,…

[trang 12 sgk Công nghệ 9]:Tính chất, cấu tạo của mỗi loại dụng cụ, thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản?

Trả lời:

Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bởi những chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau, nên cách sử dụng và bảo quản cũng khác nhau. Như đồ bằng gỗ muốn bảo quản tốt và lâu dài thì phải có cách vệ sinh khác hơn so với đồ kim loại.

[trang 13 sgk Công nghệ 9]: Những đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ? Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?

Trả lời:

– Những đồ dùng làm bằng gỗ: Muôi, thớt, đũa,…

– Cách sử dụng và bảo quản:

Không ngâm nước;

Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát [hoặc xà phòng] thật sạch và phơi gió cho khô ráo; tránh phơi nắng hoặc hơ trên lửa.

[trang 13 sgk Công nghệ 9]:Kể tên những đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp. Nêu cách sử dụng và bảo quản.

Trả lời:

– Những đồ dùng làm bằng nhựa: rổ đựng, lồng bàn, máy xay sinh tố, nồi cơm, thùng rác,…

– Nêu cách sử dụng và bảo quản:

Không để gần lửa;

Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và đang sôi, nóng;

Khi sử dụng xong, nên rửa bằng nước rửa chén thật sạch và phơi khô ráo.

[trang 13 sgk Công nghệ 9]:Kể tên những đồ dùng bằng thủy tinh và đồ dùng tráng men được sử dụng trong nhà bếp. Nêu cách sử dụng và bảo quản.

Trả lời:

– Những đồ dùng bằng thủy tinh, tráng men: bát tô, bát cơm, bát súp, bát thủy tinh, cốc thủy tinh, thìa, nồi đất…

– Cách sử dụng và bảo quản:

Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;

Chỉ nên đun lửa nhỏ;

Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa [muỗng] bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

Sử dụng xong phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén và để khô ráo.

Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.

[trang 13 sgk Công nghệ 9]: Hãy kể tên những đồ dùng bằng nhôm và bằng gang thường được sử dụng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?

Trả lời:

– Đồ dùng bằng nhôm và gang: Nồi đun, thìa, đũa, chảo,…

– Cách sử dụng và bảo quản:

Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo;

Không để ẩm ướt;

Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát;

Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang.

[trang 14 sgk Công nghệ 9]:Đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng sắt không rỉ? Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?

Trả lời:

– Đồ dùng được làm bằng sắt: Chảo, nồi, thìa, đũa kim loại,…

– Cách sử dụng và bảo quản:

Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đũa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng…

[trang 14 sgk Công nghệ 9]: Em hãy kể tên những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp. Cách sử dụng an toàn và bảo quản chúng như thế nào?

Trả lời:

– Những đồ dùng điện trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp từ, nồi hấp, nồi áp suất,…

– Cách sử dụng và bảo quản:

Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Lời giải:

– Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu như đồ nhựa, đồ gỗ, đồ thủy tinh, đồ gốm sứ tráng men, các loại đồ kim loại,…

– Một số tên các dụng cụ thiết bị đó:

Đồ gỗ: Thớt, muôi, đũa…

Đồ gốm sứ tráng men: Bát con, bát súp, bát tô, hến,…

Đồ thủy tinh: Bát canh, cốc,…

Các loại đồ kim loại: Thìa, dĩa, đũa,…

Lời giải:

– Đồ gỗ:

      + Không ngâm nước.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát thật sạch và phơi gió cho khô, tránh phơi ngoài nắng hoặc trực tiếp trên lửa.

– Đồ nhựa:

      + Không để gần lửa

      + Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng, sôi.

      + Khi sử dụng xong nên rửa bằng nước rửa chén, bát [hoặc xà phòng] thật sạch và phơi cho khô ráo.

– Đồ thủy tinh, tráng men:

      + Nên cẩn thận trong khi sử dụng vì dễ vỡ, dễ tróc lớp men;

      + Chỉ nên đun lửa nhỏ.

      + Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa [muỗng] bằng gỗ để xào nấu thức ăn, tránh dùng thìa nhôm;

      + Sử dụng xong, phải rửa thật sạch bằng nước rửa chén, bát [hoặc xà phòng] và để khô ráo.

      + Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men đã bị tróc lớp men.

– Đồ nhôm, gang

      + Nên cẩn thận khi sử dụng vì dễ rạn nứt, móp méo.

      + Không để ẩm ướt.

      + Không đánh bóng bằng giấy nhám, chỉ nên dùng đổ chủi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén, bát [hoặc xà phòng];

      + Không chứa thức ăn có nhiều mỡ, chất muối, axit,… lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc bằng gang.

– Đồ sắt không gỉ [inox]

      + Không đun lửa to vì dễ bị ố;

      + Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt. Chỉ nên dùng đữa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

      + Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

      + Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,… lầu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ bị nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng.

– Đồ dùng điện

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Lời giải:

– Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: Nồi cơm điện, bếp từ, lò vi sóng, nồi hầm,…

– Cách sử dụng và bảo quản:

      + Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.

      + Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

      + Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Bữa ăn hàng ngày rất quan trọng với sức khỏe con người. Vì vậy, khi nấu ăn, chúng ta không những phải chú ý ở khâu chọn nguyên liệu mà còn phải lựa chọn kỹ lưỡng đồ dùng nhà bếp để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình mình.

Chọn chén, đĩa được làm từ chất liệu cao cấp

Chén, đĩa là những đồ dùng nhà bếp chúng ta sử dụng hàng ngày. Hầu hết các loại chén, đĩa được làm từ sứ và nhựa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chén, đĩa sứ kém chất lượng. Đặc biệt là những đồ sứ có hoa văn sặc sỡ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chén, đĩa sứ có hoa văn càng nổi bật chứa chất chì càng cao. Khi chúng ta dùng chén, đĩa sứ đựng những thức ăn nóng hay những thức ăn chua có tính axit sẽ làm cho những hoa văn này nhả ra chất chì và ngấm vào thức ăn, gây hại cho sức khỏe con người. Đối với những chén, đĩa nhựa kém chất lượng, khi chúng ta đựng đồ ăn nóng, chua cũng sẽ nhả ra các phân tử độc hại. Nếu chúng ta dùng chén, đĩa nhựa và sứ kém chất lượng lâu ngày sẽ có nguy cơ bị suy nhược cơ thể và ung thư.

Vì vậy, biện pháp tốt nhất là bạn nên chọn những loại chén, đĩa sứ và nhựa cao cấp, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hoặc bạn có thể lựa chọn chén, dĩa bằng thủy tinh cao cấp.

Dùng chén, đĩa với chất liệu cao cấp giúp bảo vệ sức khỏe.

Dùng lò vi sóng để hâm thức ăn

Lò vi sóng với chức năng nấu nhanh giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình nấu nướng. Lò vi sóng dùng những tia sóng cực ngắn làm chín thức ăn chỉ trong vài phút. Nhưng vì nấu chín quá nhanh nên thực phẩm chỉ chín theo điểm, có chỗ nóng chỗ lạnh, làm cho vi khuẩn vẫn còn trong thực phẩm. Ngoài ra, khi nấu thức ăn với nhiệt độ cao trong khoảng thời gian ngắn sẽ làm thức ăn sinh ra một số chất lạ có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Còn khi chúng ta nấu ăn theo cách thông thường, thức ăn sẽ chín dần, chất đạm trong thức ăn được phân hủy thành acid amin, hoặc peptid giúp cơ thể dễ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng lò vi sóng để chế biến thức ăn, chỉ nên dùng lò vi sóng hâm thức ăn.

Chỉ nên dùng lò vi sóng để hâm thức ăn.

Sử dụng chảo chống dính chất lượng cao

Chảo chống dính là vật dụng không thể thiếu trong danh sách đồ dùng nhà bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại chảo chống dính kém chất lượng. Loại chảo này bán với giá thành khá rẻ và lớp chống dính là lớp sơn chịu nhiệt, nên khi nấu ở nhiệt độ cao lớp chống dính sẽ tạo ra các chất độc hại như perfluoisobutylene, perfluorooctanoic acidpfoa, carbonylchlorride. Đây là những chất gây ra các triệu chứng tức ngực, khó thở cho cơ thể con người. Đối với những loại chảo chống dính thật, nếu chúng ta sử dụng lâu ngày và hay dùng ở nhiệt độ cao cũng có thể gây ngộ độc.

Lựa chọn thương hiệu chảo chống dính uy tín, chất lượng.

Cách phòng tránh tốt nhất là bạn nên chọn loại chảo chống dính của những thương hiệu uy tín, chất lượng như Goldsun, Happy Cook....... Và từ bỏ một số thói quen xấu, gây hại cho sức khỏe khi sử dụng như không đun nấu chảo chống dính ở nhiệt độ quá cao, không bật lửa đun chảo chống dính khi chưa cho đồ ăn vào chảo, không sử dụng chảo đã bị tróc lớp chống dính.

Video liên quan

Chủ Đề