Nếu vận dụng cấp độ marketing quan hệ vào hoạt động phân tích Marketing của doanh nghiệp

Việc xây dựng các chiến lược marketing là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. Vậy chiến lược marketing là gì? Và quy trình xây dựng chúng như thế nào? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Chiến lược marketing là một bản kế hoạch hoàn chỉnh với các bước thực hiện cụ thể. Nhằm mục tiêu tiếp thị sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu cho một sản phẩm hay doanh nghiệp nào đó.

Chiến lược marketing là gì?

Nhờ vào một chiến lược marketing tốt, doanh nghiệp có thể có được những cơ hội tốt để phát triển, nhất là việc tăng doanh số bán hàng.

>> Xem thêm: Cách xây dựng quy trình bán hàng với 7 bước

Bất kỳ một kế hoạch hay dự án nào, thì việc xây dựng chiến lược marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó, giúp chúng ta hoàn thành dự án một cách nhanh chóng và thành công.

Xây dựng marketing chiến lược vô cùng quan trọng với doanh nghiệp

Chính vì vậy, khi doanh nghiệp không xây dựng được các chiến lược marketing cơ bản hay kể cả các chiến dịch marketing hay chiến thuật marketing ngắn hạn, sẽ rất khó trong việc tiếp cận với khách hàng mục tiêu.

Đồng thời, còn gây lãng phí một khoản ngân sách vào những hoạt động truyền thông không rõ ràng và hiệu quả. 

Do đó, việc xây dựng thực hiện Marketing tốt thật sự quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp.

Chẳng những giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong việc quảng bá sản phẩm ra thị trường. Mà còn cho phép người quản lý dễ dàng phân bổ nguồn lực một cách hợp lý hơn.

Mặc dù trên thị trường có những chiến thuật marketing khác nhau, tuy nhiên các chiến lược này đều phải bao gồm các thành phần cơ bản như sau:

Thị trường mục tiêu được xem là điểm đích của các hoạt động cũng như kế hoạch mà marketing hướng đến.

Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Do đó, trước khi đưa ra một ý tưởng nào về marketing, doanh nghiệp cần xác định thị trường mục tiêu chính xác và rõ ràng. Vì khi đó mới có thể giúp cho các chiến dịch marketing có khả năng thành công cao.

Đồng thời, việc hiểu rõ động cơ cũng như rào cản trong việc mua hàng của khách hàng sẽ giúp cho các chiến thuật marketing này đạt được tỉ lệ thành công cao và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

>> Xem thêm: Target là gì? Cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Trong bất cứ lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải tham gia cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.

Chính vì thế, một trong những mục đích cốt lõi của chiến thuật marketing chính là giúp doanh nghiệp tạo điểm nhấn và nổi bật trước các đối thủ khác. Để từ đó, có thể khẳng định cũng như định vị giá trị và tầm ảnh hưởng của mình.

Định vị giá trị của doanh nghiệp

Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm về cách định vị sản phẩm, đây là một phần rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của bạn.

Bất kể doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh về dịch vụ hay sản phẩm nào, thì mục đích của các chiến thuật marketing cũng luôn hướng đến những giải pháp tốt nhất cho khách hàng.

Bởi lẽ khi marketing tốt sẽ thay đổi nhận thức cũng như thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp muốn tiếp cận đến họ.

Để có thể xác định và tập trung toàn bộ nhân lực vào những chiến lược marketing thì doanh nghiệp cần đảm bảo sự hài hòa và phù hợp giữa các mục tiêu marketing với chiến lược kinh doanh tổng thể. Việc này giúp tăng tỷ lệ thành công cao hơn. 

Mục tiêu của marketing chiến lược

Để việc quảng bá sản phẩm và dịch vụ đạt được hiệu quả cao, doanh nghiệp cần lựa chọn các chiến dịch marketing hợp lý. Vậy chúng gồm có những loại cơ bản nào? Cùng mình đi tìm hiểu nhé!

Chiến lược marketing sản phẩm thường được hình thành bởi marketing 4P bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Product [Sản phẩm]: Phân tích những ưu nhược điểm về dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó hiểu rõ hơn về lợi thế cạnh tranh của chúng trên thị trường.
  • Price [Giá cả]: Tìm hiểu và phân tích giá cả của các đối thủ khác trên thị trường. Nhờ vậy, có thể đưa ra được mức giá phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Chiến lược marketing sản phẩm

  • Place [Phân phối]: Doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển các kênh phân phối chủ yếu cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Đồng thời, đẩy mạnh quá trình phân phối sản phẩm thông qua các kênh phân phối chính.
  • Promotion [Xúc tiến]: Thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động bán hàng và các chiến dịch marketing cả truyền thống lẫn kỹ thuật số.

Ngoài ra, đối với một số ngành dịch vụ khác, chiến dịch marketing sản phẩm còn có thể áp dụng theo các chiến lược marketing hỗn hợp [marketing mix] khác.

Ví dụ: Marketing 7P, bao gồm 4P kể trên và Process [quy trình], People [con người], Physical [cơ sở vật chất].

Chiến lược marketing nội dung hay Content Marketing được xây dựng nhờ vào việc tạo ra một hệ sinh thái về các nội dung có giá trị hay ý nghĩa được chọn lọc thông qua sự kiểm duyệt của doanh nghiệp.

Chiến dịch marketing nội dung

Thông thường, những content này được lấy từ thông tin sản phẩm, hoạt động doanh nghiệp, các chủ đề liên quan đến lĩnh vực,…

Chiến thuật này được chia làm 3 phân khúc chính như sau:

  • Khác biệt hóa: Chiến lược marketing này giúp thỏa mãn nhu cầu cụ thể của từng phân khúc đã được lựa chọn trước đó. Do đó, chúng thường được vận hành ở mức chi phí cao.
  • Tập trung: Đây là loại marketing chiến lược chỉ tập trung vào một phân khúc khách hàng cố định. Chính vì thế, mọi hoạt động của nó đều chỉ thực hiện trên một nhóm đối tượng duy nhất mà đã được xác định trước.
  • Đại trà: Chiến thuật marketing này thường được dùng cho các chiến lược mang tính bao quát với mục đích tiếp cận một lượng lớn khách hàng.

Phân khúc thị trường

Nhằm mục đích xác định sự nhìn nhận của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

Marketing chiến lược định vị thương hiệu

Chiến lược marketing định vị bao gồm:

  • Lợi ích: Chiến lược này dựa trên lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng.
  • Chất lượng và giá cả: Định vị được chất lượng và giá cả của sản phẩm trên thị trường.
  • Thuộc tính: Thông qua việc marketing tốt sẽ định vị được những thuộc tính đặc trưng của sản phẩm.
  • Ứng dụng: Dựa vào các phương thức hoạt động riêng biệt mà định vị được cách sử dụng hay ứng dụng của sản phẩm.
  • Danh mục: Áp dụng các chiến dịch Marketing nhằm xác định được vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực nào đó.
  • Đối thủ cạnh tranh: Định vị thông qua quá trình so sánh sản phẩm của mình với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường. Đây được gọi là chiến thuật marketing cổ điển.

>> Xem thêm: Ma trận BCG là gì? Phân tích ma trận BCG đầy đủ

Chiến lược này ra đời nhằm mục đích cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Tuy nhiên, để chiến thuật marketing này đạt được hiệu quả cao thì doanh nghiệp cần xác định được vị trí giữa mình và các đối thủ khác để có một kế hoạch phù hợp nhất.

Marketing cạnh tranh hết sức khốc liệt

Có các trường hợp khi thực hiện chiến lược như sau:

  • Nếu doanh nghiệp của bạn xếp dưới đối thủ cạnh tranh, lúc đó bạn cần tập trung vào việc tạo lợi thế cạnh tranh cũng như việc mở rộng thị trường.
  • Nếu doanh nghiệp của bạn xếp trên đối thủ cạnh tranh, lúc đó bạn chỉ cần tập trung vào việc duy trì vị trí hiện tại.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các chiến dịch marketing cạnh tranh này cũng có thể gây ra những hình ảnh không tốt về doanh nghiệp.

Chính vì thế, trước khi bắt đầu thực hiện marketing chiến lược cạnh tranh thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, đối thủ và cả khách hàng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Với sự bùng nổ của công nghệ số ngày nay, chiến lược Digital Marketing này đã dần trở nên phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng.

  • Digital Marketing được dùng để thu hút và chuyển đổi khách hàng thông qua những giá trị được tạo ra về mặt nội dung.
  • Sử dụng mạng xã hội như một kênh tiềm năng để bán hàng. Thông qua đó, đẩy mạnh sự kết nối và tương tác với khách hàng.
  • Chiến lược marketing kỹ thuật số còn giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với doanh nghiệp. Nhờ vậy, cập nhật nhanh chóng mọi sự kiện hay tin tức của doanh nghiệp.

Chiến dịch marketing kỹ thuật số

Song, để sử dụng các chiến dịch marketing một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cần có kế hoạch và hoạch định rõ ràng. Nhất là về mục tiêu của chiến lược hay đảm bảo nguồn ngân sách của doanh nghiệp.

>> Xem thêm: 8 bước lập kế hoạch Digital marketing hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng nhờ vào việc marketing tốt. Trong số đó, phải kể đến 2 thương hiệu nổi tiếng sau đây.

Coca Cola chẳng những được nhiều người biết đến là một thương hiệu đồ uống nổi tiếng trên thế giới. Mà còn bởi những chiến lược marketing nổi tiếng và hiệu quả.

Trước tiên, với logo trắng kết hợp đỏ đã mang lại cảm giác mới mẻ cho người dùng. Từ đó, giúp cho họ dễ dàng nhận diện thương hiệu ở bất cứ đâu.

Coca Cola – thương hiệu đồ uống nổi tiếng trên thế giới

Đặc biệt hơn, Coca Cola đã giữ được bản sắc này hơn 130 năm. Mặc dù, họ cũng đã nhiều lần thay đổi. Nhưng hầu như logo và slogan hay các chiến dịch marketing cũng không có sự khác biệt quá lớn.

>> Xem thêm: Tổng hợp 50+ câu Slogan hay và chất nhất trong kinh doanh

Hiện nay, Coca Cola có nhiều sản phẩm dưới các nhãn hiệu khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm khét tiếng và phổ biến nhất vẫn là Coke. Điều này chứng tỏ họ đã thực hiện marketing tốt nên giúp cho thương hiệu của công ty dễ dàng được nhận biết một cách phổ biến và nhất quán.

Starbucks được biết đến là một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới, nhất là đối với giới trẻ.

Họ đã tận dụng tốt Social media trong các chiến dịch marketing của mình, thông qua các tài khoản Facebook, Twitter và Instagram.

Starbucks – một thương hiệu cà phê nổi tiếng trên thế giới

Một số lý do chính đã tạo nên sự thành công của Starbucks hiện nay chính là:

  • Tiếp cận trực tiếp với khách hàng.
  • Tổ chức các sự kiện âm nhạc với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ.
  • Quảng cáo các sản phẩm đang trong giai đoạn được giảm giá.
  • Sử dụng các hình ảnh, video, âm thanh và GIF một cách có chọn lọc và tinh tế.
  • Thông qua nhiều phương tiện Social media khác nhau mà kết nối cùng một chủ đề với họ.

Chính vì tận dụng tốt Social media, Starbucks đã thành công trong việc gắn kết mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng. Đồng thời tạo cho khách hàng những trải nghiệm cực kỳ thú vị tại đây.

Cũng giống như bất kỳ công việc nào khác, để chiến lược Marketing đạt được hiệu quả thì doanh nghiệp cần xây dựng một bản kế hoạch cụ thể và rõ ràng.

Quy trình xây dựng chiến lược marketing gồm những bước nào?

Quy trình xây dựng thành công các chiến lược Marketing cơ bản gồm các bước sau đây:

Trên thực tế, bất kỳ một chiến lược nào đó có thể gồm một hoặc nhiều hơn mục tiêu. Cụ thể như sau:

  • Thương hiệu [mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng, định vị thương hiệu, cảm nhận về giá trị mà sản phẩm mang lại,…].
  • Sản phẩm.
  • Doanh số bán hàng.
  • Chỉ tiêu tài chính [lãi gộp, doanh thu].
  • Vị trí trên thị trường [mức độ thâm nhập trên thị trường, thị phần của doanh nghiệp,…].

Xác định đúng mục tiêu của các chiến lược marketing

  • Nghiên cứu và phân tích khách hàng của doanh nghiệp mình.
  • Nghiên cứu và phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Thông thường các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ nghiên cứu hỗ trợ như SWOT, Pestle, Ansoff,…

>> Xem thêm: Phân tích thị trường là gì? Giá trị mang lại từ phân tích thị trường

Dựa vào những thông tin đã có, tiến hành xác định phân khúc theo hành vi hoặc nhu cầu của khách hàng.

Xác định cụ thể phân khúc thị trường

Đối với bước này, doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix [DPM] để tiến hành đánh giá chung các thị trường hiện có. Để từ đó, lựa chọn chính xác thị trường mục tiêu cần hướng đến.

Các chiến lược marketing thường sẽ bao gồm các chiến lược nhỏ như:

  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chiến lược giá.
  • Chiến lược kênh marketing.
  • Chiến lược hậu cần kho vận.
  • Chiến lược con người.
  • Chiến lược tài nguyên.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược truyền thông.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm [USP].

Tiến hành lên một số kế hoạch như là:

  • Kế hoạch dự trù bán hàng.
  • Kế hoạch tổ chức kênh.
  • Kế hoạch đầu tư vốn.
  • Kế hoạch đặt hàng và giao hàng.
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.
  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp.
  • Kế hoạch truyền thông marketing.
  • Kế hoạch marketing.
  • Kế hoạch bán hàng.
  • Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật của chiến lược.
  • Chuẩn giá trị khách hàng.

Lên kế hoạch để việc thực hiện marketing tốt hơn

Sau khi có bảng kế hoạch chi tiết, doanh nghiệp cần xây dựng các quy chuẩn để có thể đánh giá tiến độ. Đồng thời, tiếp nhận phản hồi để có thể rút ra kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh và cải tiến thông qua:

  • Phân tích về những phản hồi của khách hàng [mức độ hài lòng,…].
  • Mục tiêu từng giai đoạn.
  • Chỉ tiêu phấn đấu.

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về các loại chiến lược marketing cũng như quy trình xây dựng chiến lược một cách hiệu quả. Hy vọng với thông tin hữu ích này bạn có thể áp dụng thành công trong công việc của mình.

Video liên quan

Chủ Đề