Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật Vợ nhặt

Truyện Vợ nhặt đã đạt được cả 3 yêu cầu nghệ thuật trên.

1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo và cảm động

Tình huống được nêu lên ngay ở đầu đề của truyện: Vợ nhặt. Một anh dân nghèo xấu xí, dở hơi, ế vợ, bỗng “nhặt” được vợ một cách dễ dàng. Một chuyện kì lạ khiến cả xóm ngụ cư phải ngạc nhiên. Mẹ anh ta cũng ngạc nhiên. Bản thân anh ta cũng lấy làm lạ, cứ “ngờ ngợ như không phải thế”, nhưng khi đã hiểu ra rồi thì lại nảy ra một điều ngạc nhiên khác: giữa lúc đói khát này, một anh dân nghèo nuôi thân chẳng xong, lại còn lấy vợ! Một tình huống đặc biệt éo le: vừa mừng, vừa lo,  vừa vui, vừa buồn, và càng ngẫm nghĩ càng thấy “ai oán xót thương”. Không ai thấm thía điều này hơn bà cụ mẹ Tràng:

‘Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho côn là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này… Nhưng “Người ta có gặp  bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”, “Chúng mày lấy nhau lúc này u thương lắm”

Tình huống này làm bật lên hai ý nghĩa của thiên truyện:

  • Lên án sâu  sắc tội ác của bọn thống trị Nhật, Pháp và tay sai. Chúng đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp đến nỗi cái giá con người không hơn cái rơm, cái rác, có thể nhặt được nơi đầu đường xó chợ.

  • Con người luôn khát khao tình yêu thương và hạnh phúc  gia đình, và trong bất cứ tình huống nào cũng vẫn tin ở cuộc sống, vẫn hi vọng ở tương lai.

2. Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, hấp dẫn

Mở đầu tác phẩm, tác giả giới thiệu nhân vật Tràng và tình huống truyện một cách tự nhiên: Tràng đưa vợ về nhà trong con mắt đầy ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư.  

Đến lúc chính anh ta cũng ngạc nhiên khi thấy “Thị ngồi ngay giữa nhà” thì tác giả mới qua dòng hồi tưởng của Tràng thuật lại đầu đuôi câu chuyện anh ta nhặt được vợ như thế nào. Sau đó, mạch truyện lại chảy xuôi cho đến kết thúc.

Trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật cũng là một nét đặc sắc của truyện. Tác giả đã dựng được nhiều đoạn đối thoại sinh động và rất hóm hỉnh của hai vợ chồng Tràng [cuộc đối thoại bằng ngôn ngữ “chao chát chỏng lỏn” nơi nhà kho quán chợ, đối thoại bằng thứ ngôn ngữ ‘nhấm nhẳng, cộc lốc” trên đường về nhà Tràng] và giữa mấy người đàn bà trong xóm ngụ cư về người vợ nhặt của Tràng…

3. Thể hiện một cách chân thật và sinh động tâm lí nhân vật

Hoặc qua bộ điệu và ngôn ngữ, hoặc trực tiếp diễn tả tâm trạng, ý nghĩ của họ:

  • Vợ Tràng : tâm lí tội nghiệp của một người đói khát cùng đường đến mức trơ trẽn, liều lĩnh không còn chút e thẹn nào của người đàn bà.

  • Tràng: tâm lí bàng hoàng vì bỗng nhiên lấy được vợ quá dễ dàng - điều mà xưa nay anh ta không dám mơ ước. Anh ta vừa tự hào, vừa vui sướng, vừa ngượng ngùng nên vốn vụng về lại càng vụng về hơn, muốn bày tỏ tình cảm mà không biết nói thế nào cho phải. Anh ta không phai không “chợn” nhưng niềm vui lấn át tất cả. Lấy được vợ đối với Tràng là cả một cuộc đời. Anh ta thấy mình bây giờ mới thực sự “nên người” nghĩa là thấy mình phải đứng đắn hơn, có trách nhiệm hơn với cái nhà của mình, với mẹ, với vợ, không thể sống tùy tiện, vô tâm như trước.

  • Mẹ Tràng [bà cụ Tứ]: Lúc đầu không hiểu được con mình có thể lấy được vợ. Khi hiểu ra thì lòng mẹ ngổn ngang: lo lắng, tủi cực, xót thương lẫn mừng vui. Nhưng cái mừng không sao lấn át được với cái lo, vì bà cụ ca một đời chưa bao giờ thoát khỏi đói nghèo. Nhưng thương con, thương dâu, có ý thức trách nhiệm của người làm mẹ, bà cụ cố che giấu cái buồn, cái lo, nói toàn chuyện vui tương lai sáng sủa, gắng tin ở cái triết lí dân gian: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời”

Thông qua tâm lí của ba nhân vật diễn ra trong một tình huống đặc biệt, chủ đề truyện được thể hiện một cách sâu sắc, và cảm động: người dân lao động trong xã hội cũ cực khổ vô cùng, suốt đời không thoát khỏi đói nghèo, tuy vậy rất giàu tình yêu thương, họ khát khao tổ ấm gia đình, Và không gì có thể cướp ở họ niềm tin vào sự sống và tương lai. Một chủ đề vừa có ý nghĩa tố cáo xã hội vừa có giá trị nhân văn sâu sắc.

- Theo Cùng học vui -

Xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong vợ nhặt của Kim Lân I. Mở bài Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê , lam lũ hồn hậu , chất phác mà giàu tình yêu thương . Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông . Tác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định , ca ngợi tình yêu thương , đùm bọc , khát khao hạnh phúc , hướng đến tương lai của những người dân lao động . Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động , tinh tế , là một người mẹ nghèo khổ , trải đời , giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú , phức tạp . II . Thân bài . Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí] được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Nó vốn được rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư [cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng]. Hoà bình lập lại, Kim Lân viết lại. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật. Tác phẩm dã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . Ông đặc tả chân dung người năm đói “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” . Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người , của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động. Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách , tâm lý của bà cụ Tứ trước tình huống bất ngờ : con trai mình đột ngột có vợ . Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu. Khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng trước một sự việc dường như không hiểu được. Cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Rồi lại:”Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. Sự ngạc nhiên này thể hiện nỗi đau của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm trước việc con trai yêu quý của mình có vợ . Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão”cúi đầu nín lặng”. Sự nín lặng đầy nội tâm. Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương trộn lẫn . Tình thương của bà mẹ nhân hậu mới bao dung làm sao: “… chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Trong chữ “chúng nó” người mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ cúi đầu, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên day dứt. Bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con…, để cuối cùng dồn tụ bao lo lắng, yêu thương trong một câu nói giản dị:”chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh lên. Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ diệu đó tỏa ra từ… nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: “chè đây – Bà lão múc ra một bát – chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon”này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất, [xúc cảm về cháo cám] mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái chất người: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con người muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. III . Kết bài . Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo ; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người . Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn.

Video liên quan

Chủ Đề