Nghị luận xã hội lớp 9 về game online

Hiện nay, trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao dẫn đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin. Trong đó, Internet – nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.

Sau đây, Download.com.vn xin giới thiệu đến các bạn bài văn mẫu Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online được chúng tôi tổng hợp từ các bài văn mẫu hay nhất của các bạn học sinh lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Mẫu 1

Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏ tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị.

Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Mẫu 2

Trò chơi điện tử [game] vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh.

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán internet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó.Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình.Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn.

Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập,rèn luyện,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ,thậm chí là có hại.Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí,tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia.Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Mẫu 3

Nhu cầu dùng Internet đang ngày một gia tăng cho thấy càng ngày càng nhiều người có nhu cầu thu thập thông tin cũng như giải trí. Hiện nay, học sinh sử dụng mạng vào việc học là lớn do chịu nhiều áp lực về học tập. Từ đó dẫn đến việc các bạn chơi Game online để giải trí tuy nhiên giờ đây nó đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm.

Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏ căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do Game online có sức hút mạnh, đặc biệt là mới giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa, … Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, …

Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay Game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi ề nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần huy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn.

Chính vì vậy, thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị Game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuộc sống, chúng ta cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân.

............

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

17
433 KB
0
7

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 17 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online Dàn ý nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện game online. Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp phù hợp với năng lực của bản thân. 2. Thân bài a. Thực trạng Thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nghị luận về vấn đề học sinh nghiện game online Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. b. Nguyên nhân Sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ: Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,… c. Hậu quả Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ. Nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn: trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. d. Giải pháp Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,… Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online. Pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn. 3. Kết bài Khái quát lại những tác hại của việc nghiện game online và rút ra bài học cho bản thân. Văn mẫu Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online Trong cuộc sống thường nhật, có rất nhiều vấn đề nóng nhận được sự quan tâm của dư luận. Một trong số đó phải kể đến là tình trạng nghiện Game online của trẻ em hiện nay. Thực tế hiện nay thị trường Game online rất phổ biến và là một phương thức giải trí được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều em nhỏ trong các độ tuổi khác nhau chơi các trò chơi online. Mỗi ngày có hàng trăm nghìn tài khoản game được lập ra trong đó có rất nhiều tài khoản của các em học sinh khi game online phát triển cả về hình thức và chất lượng. Nếu ngày trước, game online được chơi nhiều trên máy tính thì hiện nay các trò chơi điện tử này lại được phát triển rộng rãi trên điện thoại di động. Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Người chơi không cần phải ra quán net hay phải có máy tính, laptop nữa mà chỉ cần chiếc điện thoại cũng có thể trở thành game thủ chính hiệu. Nguyên nhân của việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện game online không thể không nhắc đến đó là sự quản lí lỏng lẻo của cha mẹ. Các bậc phụ huynh bận rộn với công việc nên cách tốt nhất để con em mình ngoan ngoãn nghe lời đó là đưa cho chúng điện thoại hoặc laptop. Việc các em thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chơi và nghiện game online. Ngoài sự quản lí lỏng lẻo của phụ huynh thì tính tò mò cũng là yếu tố kích thích các em chơi game: thấy người lớn chơi game, nghe bạn bè kể về những câu chuyện trong game,… Hậu quả của việc nghiện game online đầu tiên phải kể đó là sự ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ của trẻ khi mà trong suy nghĩ của các em lúc nào cũng hướng về game, bỏ qua lời dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ. Không những thế, nghiện game còn có thể gây ra các ảo giác khiến các em có những hành vi không đúng đắn, thực tế có nhiều trường hợp trẻ em trộm cắp tiền bạc của gia đình để chơi game, giết hại người khác vì tưởng đó là đối thủ của mình trong game… Bên cạnh đó, việc chơi game nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt của các em, không ít những trường hợp hiện nay các em học sinh bị cận thị phải đeo kính từ rất sớm. Đó là những hậu quả tất yếu của việc nghiện game. Để khắc phục tình trạng nghiện game online ở trẻ em cần lắm những sự chung tay của người lớn. Mỗi bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn cho con em của mình; hạn chế tối đa thời gian trẻ sử dụng điện thoại, máy tính, internet,…Nhà trường và thầy cô cần phối hợp với phụ huynh tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa cũng như tuyên truyền, giáo dục trẻ về tác hại của game online. Ngoài ra, pháp luật cũng cần có thêm những quy định về các trò chơi điện tử, đặt ra giới hạn những trò chơi lành mạnh trẻ em được phép chơi và những trò dành cho người lớn để bảo đảm hạn chế cho trẻ chơi các trò chơi bạo lực quá sớm. Chúng ta cần thẳng thắn phê phán những hành vi cổ vũ các em nhỏ tham gia trò chơi bạo lực để nhằm mục đích tư lợi; phê phán những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình để chúng tự do chơi các trò chơi điện tử không có chọn lọc. Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Chơi game online để giải trí không xấu, nhưng để trẻ em chơi những trò chơi bạo lực và nghiện game là hành vi đáng bị lên án. Mỗi bậc phụ huynh hãy có cách dạy con thông minh để chúng phát triển tốt nhất và trở thành người có ích cho xã hội. Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Bài mẫu 2 Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để. Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, xao lãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa. Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được. Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào. Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lí. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy. Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để “cày” game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại. Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó? Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất. Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này. Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Bài mẫu 3 Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập [nào là nghiện rượu, nghiện ma tuý,…] cũng như những thói quen không thể bỏ được, chẳng hạn như bài bạc. Giờ đây, các nhà tâm lí học ở nhiều quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng lại lưu ý đến tình trạng khẩn cấp phải đối phó của một chứng tật ham mê mới, đó là nghiện Game Online. TB: Xã hội càng phát triển thì ngày càng có nhiều trò chơi giải trí ra đời. Bên cạnh nhiều trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò chơi bạo lực vẫn tồn tại và không ngừng gia tăng gây nhức nhối cho toàn xã hội. Trên thị trường có nhiều loại Game bạo lực như “Biệt đội thần tốc”, “ Đột kích”,… đang làm giới nghiền game lên cơn sốt. Tuy khác nhau về cách chơi nhưng các game trên đều có điểm chung là người chơi nhập vai trực tuyến để chém, bắn và giết người mà không suy nghĩ, chỉ cần giết càng nhiều người càng tốt. Người chơi thắng cảm thấy hả hê vì hạ được nhiều đối thủ, còn kẻ thua thì văng tục chửi thề rồi tìm cách giết lại đối Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí phương. Những hình ảnh “đầu rơi máu chảy” trong trò chơi ăn sâu vào suy nghĩ và nhận thức của nhiều người thuộc giới trẻ. Nên khi đụng chạm thực tế, các bạn ấy dễ hành động như thế giới ảo. Hiện nay, nạn chơi điện tử hay nói cách khác là những trò chơi game online đang ngốn không ít thời gian học tập của các các cô cậu học trò. Mặc dù một số cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp mạnh để hạn chế nhưng hình như chưa có cách giải quyết thoả đáng. Các công ty giải trí vẫn không ngừng cung cấp cho cư dân mạng nhiều trò chơi mới mà đã dính vào thì khó có thể bỏ qua. Dạo một vòng quanh các quán Internet ven đường thì … ôi thôi, hình ảnh của những cậu học trò mắt dán lên màn hình, miệng văng tục, tay lia lịa khua trên bàn phím đã tạo nên một bức tranh phản cảm và gây “sốc” cho dư luận bởi vì chỉ ham chơi và quá đà mà họ đã đánh mất đi giá trị của người học sinh. Và rất có thể vì “con ma điện tử” mà họ đánh mất đi tương lai đẹp đẽ của chính mình. Game Online đang là một hình thức giải trí “hót” nhất, ngày càng chứng tỏ một sức hút mạnh mẽ đến cộng đồng và được ví như một thứ “ma tuý” cuốn người chơi vào vòng xoáy ảo. Đằng sau vòng xoáy của những ma lực do game mang lại là nỗi đau của những người thân và cả nhiều người trong cuộc. Ngoài sự lãng phí quá rõ về thời gian, tiền bạc, chơi game nhiều trên máy tính còn làm hại đôi mắt, làm giảm sút trí lực của những con nghiện… Ngày nay, tỉ lệ trẻ em bị cận thị, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, thể lực, tổn thương đôi tay, viêm khớp, béo phì,… đang gia tăng mà hậu quả là từ việc ngồi lì bám trụ bên máy tính. Nguy hiểm hơn, các em dễ bị chìm đắm vào thế giới ảo của game. Tuy mọi hành vi là ảo nhưng tác hại của nó lại không hề ảo chút nào. Chơi game không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thể chất; nghiện game còn dẫn tới độ sa sút trong việc học hành, hạn chế sự giao tiếp giữa người với người v.v… Nguy hại nhất là hậu quả xảy ra khi chơi game quá độ với nhiều chấn thương về tinh thần. Có thể nói, các trò chơi game ở hầu hết các điểm cho thuê máy hiện nay là không lành mạnh, là môi trường dễ xảy ra nhiều xung đột. Thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn và trang web cũng có nhiều bài viết về những sự việc đáng tiếc xảy ra xung quanh Game Online như: thiệt mạng sau ba ngày chơi game không nghỉ; thiếu tiền chơi game sẵn sàng cướp của giết người,… hay những trường hợp đột quỵ vì chơi game qua độ,… Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Hay như chính trong thực tế, điển hình là N.V.L – học sinh lớp 11 trường THPT T. L là con cả trong gia đình có hai anh em. Suốt chín năm học Tiểu học và THCS, L đều đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc. Những bức tranh tươi sáng về cậu ta dần chuyển màu sang hướng khác kể từ khi L bắt đầu chơi game online vào đầu năm học lớp 10. L dần nghiện game và bắt đầu bỏ học, nói dối gia đình để xin tiền học thêm Toán, Lí, Hoá,… Nhưng thực chất, số tiền mà bố mẹ cho, cậu ta đã “rải” theo bàn phím máy tính. Mỗi ngày L dành 7 à 8 giờ để chơi game. Đến khi phát hiện mọi chuyện, gia đình mới tá hoả. Chưa hết, sau đó vài lần, L còn quát tháo, thậm chí còn dám hành hung mẹ khi bị gia đình quản thúc hoặc không cho cậu ta tiền chơi game… Game không chỉ làm suy đồi nhân cách mà còn huỷ hoại tương lai của cả một đời người. Học sinh, tuổi trẻ là tương lai đất nước. Những với một số lượng lớn những người trẻ tuổi nghiện game như hiện nay, không biết tương lai đất nước sẽ đi về đâu. Từ “chơi cho vui” đến giai đoạn nghiện nặng, dồn tất cả tiền bạc, sức lực, thời gian,… cho game online là một khoảng cách khá mong manh. Nghiện game online đến nỗi có hành vi vi phạm pháp luật, suy nhược cơ thể, tê liệt trí óc… không còn là chuyện hiếm. Khi những giọt nước mắt hối hận rơi ra thì đã quá muộn màng. Song muộn còn hơn không. Liệu khi có một ai đó nghiện game thì họ có thể “cai” được không? Đó là một câu không nhỏ đặt ra cho xã hội! Vấn đề thanh thiếu niên ngày càng thích bạo lực không thể đổ toàn bộ lỗi cho họ cũng như game. Cuộc sống hiện đại với vòng quay công việc dẫn đến có rất nhiều cha mẹ không không quan tâm tới việc học cũng như tâm tư tình cảm của con, khiến trẻ chán nản, sa đà vào trò chơi game. Vấn đề giáo dục, quản lí con em trước hết phải từ các bậc cha mẹ. Hơn ai hết, những người làm cha làm mẹ cần hiểu rõ con cái. Để từ đó có thể phòng ngừa, phát hiện sớm và ngăn chặn những thói hư tật xấu đang len lỏi, ăn mòn hành vi, nhân cách con mình em mình. Còn nếu như con em đã nghiện game, cha mẹ cần có sự quan tâm nhiều hơn với con cái, kiểm soát những hành động của con trên Internet và nhất là quy định giờ giấc học tập cũng như giải trí trên mạng của con mình. Gia đình hãy quan tâm, chia sẻ với con cái nhiều hơn, có những định hướng tốt cho các em. Gia đình nên đưa ra những mục tiêu hợp lí cho con em nếu như chúng đã “bị nghiện” game. Chẳng hạn một ngày bình thường chơi 8-10 tiếng thì cứ giảm dần theo từng ngày, từng tuần và tập trung cho những việc có ích khác như tập thể dục thể thao hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội vui tươi lành mạnh. Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Bên cạnh gia đình, nhà trường và Đoàn thanh niên phải tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh cho học sinh như: tổ chức ngoại khoá, văn nghệ, thể thao, tuyên truyền giáo dục đạo đức,… giúp thanh thiếu niên có nhiều điều kiện thể hiện khả năng, hòa nhập với đời sống thực,… Những trường hợp học sinh bỏ học, trốn tiết, nhà trường cần có biện pháp xử lí và nhanh chóng làm việc với gia đình. Giáo dục học sinh ý thức tự giác phát hiện và báo cáo với thầy cô những bạn bỏ học chơi game; đẩy mạnh tuyên truyền mặt trái của game online để học sinh nâng cao nhận thức; động viên, khuyến khích các em “cai nghiện” điện tử. Không chỉ vậy, theo tôi, cộng đồng xã hội cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp người nghiện game thoát ra khỏi thế giới ảo. Chính quyền các cấp phải mạnh tay hơn với các quán internet đóng ở gần trường học, tạo thói quen xấu cho học sinh sau khi tan học là “tạt” vào chơi game. Các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác quản lí, kiểm tra các dịch vụ internet. Giải pháp căn bản nhất để hạn chế nhược điểm của game olnline là phải xây dựng một môi trường có đầy đủ chất lượng, an ninh và an toàn. Để ngăn chặn và chấm dứt bạo lực học đường, điều cấp thiết nhất là chấm dứt những game mang tính bạo lực. Nhà nước cần phải có biện pháp để các nhà sản xuất game làm ra những trò chơi bổ ích, có tính chất vừa học vừa chơi, vừa thử thách trí tuệ trẻ; khuyến khích phát triển các game có nội dung liên quan đến giáo dục lịch sử, thông tin khoa học, phổ biến văn hoá và rèn luyện một số kĩ năng cho người chơi… Cũng giống như nghiên rượu hay nghiện ma tuý, nghiện game online đem lại những hậu quả xấu khôn lường về tâm lí, thế xác, trí tuệ và tâm hồn cũng như các mối quan hệ xung quanh. Mỗi thanh thiếu niên học sinh chúng ta cần phát huy sức mạnh của internet, đừng để mặt trái của nó như game online làm hại tới thế hệ công dân @. Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Bài mẫu 4 Hiện nay nhu cầu dùng Internet để thu thập thông tin cũng như giải trí đang ngày một gia tăng. Học sinh sử dụng mạng vào việc chơi Game online đã trở thành một vấn nạn học đường đáng quan tâm. Về vấn đề này, Báo Dân trí có bài: “Vì sao giới trẻ nghiện game online?”, ngày 30-7-2015. Bài báo nhấn mạnh hiện tượng nghiện Game online trong giới trẻ.[ trích dẫn bài báo] Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Game online ban đầu vốn là để cho mọi người được giải tỏa căng thẳng sau khi học tập và làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, do Game online có sức hút mạnh, đặc biệt là mới giới trẻ, dẫn đến việc một bộ phận không nhỏ số lượng học sinh bị sa đà vào các trò chơi vô bổ: đua xe, đánh nhau, bắn tỉa,… Những trò chơi đó đang dần dần chiếm lĩnh phần lớn thời gian của các bạn, nên giờ đây hầu như không còn mấy ai biết đến những thú vui khi chơi đá banh, chọi gà, …Thế giới trong game rất sống động và hấp dẫn. Trong game, chúng ta có thể làm được những điều mà không thể làm được ngoài đời. Mặt khác, một số Game online còn có chức năng mua bán vật phẩm, vũ khí, nạp tiền…nên nhiều người “cày Game” không biết mệt để kiếm tiền. Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng nghiện Game ở học sinh. Xuất phát vốn là để đem lại lợi ích cho con người, tuy nhiên hiện nay Game online lại đang đem lại nhiều tác hại. Những quán net mọc xung quanh các trường đã tạo “điều kiện” để học sinh tiếp cận và lao vào thú vui vô bổ. Các bạn có thể mải chơi đến quên ăn, quên ngủ. Không đảm bảo cân bằng giờ giấc sinh hoạt thường ngày, các bạn dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, vì vậy thường hay ngủ gật trên lớp, không tiếp thu được bài giảng của thầy cô. Rồi khi ề nhà, vì mải chơi game mà các bạn cũng không làm bài tập, dẫn đến việc học hành sa sút, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Không chỉ vậy, để có tiền chơi ở các quán net, nhiều bạn còn nói dối để xin tiền bố mẹ, thậm chí là ăn trộm tiền của gia đình, bạn bè xung quanh. Game online đã dần dần huy hoại sức khỏe, kiến thức và cả đạo đức của chính bạn. Chính vì vậy, nhà trường và gia đình cần có những biện pháp quản lí, nhắc nhở kịp thời để tránh trường hợp học sinh bỏ học chơi Game, cá độ, mua bán vật phẩm trong Game online. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền cần siết chặt khâu quản lí đối với các cơ sở kinh doanh, xử phạt nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Thay vì để bản thân bị sa đà vào những trò chơi vô bổ, chúng ta cần phải làm chủ chính mình, sắp xếp thời gian biểu hợp lí giữa việc chơi và học. Để không bị Game online cám dỗ và ảnh hưởng tới cuộc sống, chúng ta cần tự giác tìm cho mình những thú vui khác không chỉ mang tính giải trí mà còn tốt cho sức khỏe cũng như trí tuệ của bản thân. Nghị luận xã hội về tình trạng nghiện game online - Bài mẫu 5 Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188 Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí Trò chơi điện tử [game] vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà xao lãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh. Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Do bố mẹ không quan tâm, do buồn, do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân… Song dù lí do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến xao lãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Mải chơi, bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài, không làm bài tập, học tập sút kém dẫn đến chán học. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, bắn phá, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô, thủ đoạn. Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích, có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, thủ đoạn, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè… Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn. Trò chơi điện tử tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ, thậm chí là có hại. Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lí chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham Trang chủ: //vndoc.com/ | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12

Video liên quan

Chủ Đề