Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế
Giảng viên khoa Kinh tế Phát triển thực hiện nghiên cứu trên một phạm vi chủ đề rộng, từ kinh tế học phát triển, Kinh tế môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế Thẩm định giá, đến Kinh tế học tổ chức ngành và Kinh tế học hành vi.

Dưới đây là các đề tài nghiên cứu giảng viên khoa Kinh tế đang thực hiện.

Thái Trí Dũng “Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo chuyển đổi tới động lực làm việc của người lao động“

Thái Trí Dũng Quản trị nguồn nhân lực trong thời kỳ CMCN 4.0

Thái Trí Dũng và cộng sự “Hành vi mua hàng tích trữ của người tiêu dùng tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19“

Nguyễn Hoàng Bảo “Tác động tín dụng tư nhân đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng bình quân đầu người của ASEAN–5, giai đoạn 1986 – 2020“

Thái Trí Dũng “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên ngành Điện tại TP.HCM”

Thái Trí Dũng “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững“

Nguyễn Hữu Lộc “Vì sao vốn đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam rất khiêm tốn?“

Trần Bá Thọ “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành điện tử Việt Nam“

Châu Văn Thành “Công nghệ, Bất bình đẳng và Độc quyền mới”
Hoàng Văn Việt “Investigating agricultural intra-industry trade – A comprehensive case study in Vietnam“

Đỗ Hoàng Minh “Entrepreneurship and economic growth along stages of development“

Pham Khanh Nam et al “Cooperation under risk and ambiguity“

Phung Thanh Binh et al “Flood insurance market in Vietnam: Challenging but potentially profitable“

Dang Dinh Thang “Intergeneration mobility of earnings and income among sons and daughters in Vietnam“

Trần Bá Thọ “Ảnh hưởng của việc chấm dứt gói QE3 đến kinh tế Mỹ và Châu Á“

Châu Văn Thành “Ngang bằng lãi suất và câu chuyện Fed thắt chặt tiền tệ – tăng lãi suất“

Thái Trí Dũng “Sử dụng nguyên tắc cam kết (và tính nhất quán) trong nghệ thuật gây ảnh hưởng“

Dang Dinh Thang & Nguyen Trong Hoai “The determinants of self-medication: Evidence from urban Vietnam“

Trương Quang Hùng “Quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp: Thúc đẩy tăng năng suất thay cho lợi nhuận“

Dang Dinh Thang “Quasi-experimental evidence on the political impacts of education in Vietnam“

Dang Dinh Thang, Thai Tri Dung, Vu Thi Phuong & Tran Dinh Vinh “Human resource management practices and firm outcomes: evidence from Vietnam“

Nguyễn Quỳnh Hoa “Ứng dụng phương pháp thẩm định giá hàng loạt trong quản lý nhà nước về đất đai“

Nguyễn Quỳnh Hoa & Nguyễn Hồng Dương “Xây dựng mô hình thẩm định giá đất hàng loạt cho địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh“

Nguyễn Hữu Lộc “Nâng cấp lợi thế cạnh tranh quốc gia Việt Nam trong thị trường AEC“

Trần Tiến Khai “Đánh giá nhu cầu của thị trường lao động đối với nhân lực chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chuyên ngành Kinh doanh nông sản”

Trần Bích Vân “Ứng dụng phương pháp Interbrand trong thẩm định giá trị thương hiệu (Nghiên cứu cho trường hợp ngành công nghệ tiệc cưới tại TP. HCM)

Đặng Đình Thắng “Giáo dục và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu đa quốc gia sử dụng phân tích Meta”

Nguyễn Thị Hoàng Oanh “Phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Trường hợp nghiên cứu của Việt Nam”

Nguyễn Thị Bích Hồng “Kiểm định tính bong bóng trên thị trường bất động sản”

Hồ Hoàng Anh “Chẩn đoán tăng trưởng kinh tế: Khung lý thuyết và ứng dụng”

Hồ Hoàng Anh “Not A Destiny: Ethnic Diversity and Redistribution Reexamined”

Nguyễn Trọng HoàiPhạm Khánh Nam “Khung phân tích điều chỉnh hành vi người dân hướng đến tăng trưởng xanh ở các đô thị Việt Nam”

Nguyễn Khánh Duy “Investment in human capital and labor productivity in main economic region in the South of Vietnam – The case of surveys on small and medium enterprises (SMEs) in Ho Chi Minh City and Long An Province”

Trương Công Thanh Nghị “An Analysis of Demand of Rice Farmers for Area Yield Crop Insurance in Mekong Delta of Vietnam”

Trương Đăng Thụy “Economic analysis of choice behavior: Incorporating choice set formation, non-compensatory preferences and perceptions into the random utility framework”

Võ Đức Hoàng Vũ “Impacts of Climate Change on Agriculture in the Mekong River Delta. Adaptive Possibilities for Farm Households”

Phùng Thanh Bình “Households’ Adaptation to Climate Change: The Role of Flood Insurance and Self-Protection in the Mekong River Delta, Vietnam”

Lương Vinh Quốc Duy “Urbanisation, Industrialisation and Rural-Urban Migration in Vietnam”

Phạm Khánh Nam, Trương Công Thanh Nghị, Trần Võ Hùng Sơn, Phùng Thanh Bình, Võ Đức Hoàng Vũ “Business plan for investment in the sustainable management of inshore fishery in Vietnam”

Phạm Khánh Nam, Đặng Đình Thắng “Đánh giá tiềm năng lợi ích kép về môi trường của các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam”

Trương Công Thanh Nghị, Phạm Khánh Nam “Attitudes towards uncertainty and flooding disaster prevention in South-East Asia: from the Lab to the Field”

Trương Công Thanh Nghị “Leadership in solving social dilemmas: A field experiment in Mekong Delta of Vietnam”

Trương Đăng Thụy, Đặng Đình Thắng “Willingness to Pay for Climate Change Mitigation Policies in Vietnam”

Phùng Thanh Bình, Lê Văn Chơn “Norms and Economic Motivation in Household Recycling Efforts: An Empirical Study from Ho Chi Minh City, Vietnam”

Võ Đức Hoàng Vũ “Estimating the Economic Impacts of Climate Change on Crop Production in the Coastal Provinces of the Mekong Delta, Vietnam”

Nguyễn Trọng Hoài “Khung phân tích chọn lọc cho các chủ đề thách thức trong tái cấu trúc mô hình tăng trưởng tại Việt Nam”

Trương Quang Hùng “Mối quan hệ giữa thông tin, tổ chức và đánh giá rủi ro của ngân hàng thương mại: nghiên cứu ngân hàng thương mại Việt Nam”

Nguyễn Ngọc Vinh “Xác định tỷ lệ chất lượng còn lại của công trình là nhà ở trong thẩm định giá trị bất động sản”

Nguyễn Ngọc Danh “Sử dụng kỹ thuật Local GMM để đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến hành vi của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam”

Trương Công Thanh Nghị “Đánh giá các nguồn rủi ro và nhận diện các chiến lược quản lý rủi ro trong sản xuất lúa của nông dân ở ĐBSCL trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay”

Đặng Đình Thắng “Nhận thức về biến đổi khí hậu và đánh giá của người dân về các chính sách giảm thiểu tác động: nghiên cứu trường hợp TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam”

Vũ Hải Anh “Nghiên cứu về hợp tác có điều kiện thông qua một thực nghiệm về hàng hóa công”

Nguyễn Hoàng Bảo “Khảo sát tương tác giữa đầu tư chính phủ, đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài và hiệu quả nền kinh tế Việt Nam: Mô hình hệ phương trình đồng thời”

Trần Tiến Khai “Quan hệ giữa sinh kế và tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam”

Nguyễn Khánh Duy “Dự báo bằng phương pháp Mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Networks) – tình huống học tập, giới thiệu lý thuyết và hướng dẫn thực hành với IBM SPSS Neural Networks 20”

Phạm Khánh Nam “Đo lường tác động xã hội trong các hành vi vô vị lợi”A

Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và tạo môi trường trao đổi học thuật cho sinh viên, Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức chuỗi hoạt động bao gồm Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên và chương trình phát động NCKH chuyên đề phát triển năng lực nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Kinh tế.

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Thầy/Cô cùng sinh viên tham dự Hội thảo NCKH Sinh viên Khoa Kinh tế

Đến với chương trình, các bạn sinh viên được lắng nghe những chia sẻ thú vị từ hai diễn giả khách mời là TS. Nguyễn Phúc Cảnh và TS. Hồ Quốc Thông. Với chủ đề “Kỹ năng viết một bài báo khoa học”, TS. Nguyễn Phúc Cảnh đã gợi mở và giúp các bạn sinh viên có những định hướng tốt cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Minh họa bằng một ví dụ thực tiễn, TS. Hồ Quốc Thông đã chia sẻ một nghiên cứu thú vị về kinh tế học hành vi bằng phương pháp thí nghiệm, mang tên: “Celebrity endorsement promoting pro-environmental behavior”. Cụ thể, nghiên cứu này có sự tham gia của người nổi tiếng là Á hậu Hoàng Thùy để cùng lan tỏa hành vi và các hoạt động thân thiện với môi trường.

Đặc biệt, bước vào phiên chuyên đề của Hội thảo, các bạn sinh viên còn được chia làm 4 nhóm, trình bày 14 đề tài nghiên cứu theo chủ đề dưới sự đánh giá của giảng viên chủ tọa và đóng góp của các bạn sinh viên quan tâm. Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của hơn 200 sinh viên, tạo nên môi trường trao đổi học thuật bổ ích, thúc đẩy động lực nghiên cứu đến mỗi bạn sinh viên.

Tiếp sau hoạt động Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên, Khoa Kinh tế cũng đã tổ chức chương trình hướng đến việc phát triển năng lực nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Kinh tế. Chương trình có sự giao lưu, trao đổi, giải đáp thắc mắc giữa thầy cô, các nhóm sinh viên đạt các giải thưởng nghiên cứu NCKH cùng các bạn sinh viên quan tâm. Nhằm khuyến khích và biểu dương các nghiên cứu chất lượng của sinh viên, chương trình còn tổng kết và trao thưởng cho các nghiên cứu xuất sắc đạt giải trong Hội thảo NCKH sinh viên. Đây cũng là chương trình khởi đầu cho chuỗi các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên của Khoa Kinh tế nói riêng, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh nói chung trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

TS. Nguyễn Phúc Cảnh trình bày chủ đề “Kỹ năng viết một bài báo khoa học”

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

TS. Hồ Quốc Thông chia sẻ chủ đề “Sự tham gia của người nổi tiếng đối với việc lan tỏa hành vi thân thiện với môi trường

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Thầy Cô tham gia Hội thảo NCKH Sinh viên

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Sinh viên tham gia báo cáo nghiên cứu tại Hội thảo

Nghiên cứu khoa học Đại học Kinh tế

Thầy Cô cùng sinh viên tham gia Chuyên đề phát triển năng lực NCKH sinh viên

Tin, ảnh: Khoa Kinh tế, Phòng Marketing - Truyền thông

Chia sẻ