Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng cũng đóng gớp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. Vậy, làm thế nào để vật nuôi có thể phát triển tốt? Trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm được trong bài học hôm nay. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi

Tóm tắt lý thuyết

a. Sinh trưởng

  • Ví dụ:

  • ĐN: Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của vật nuôi

b. Phát dục:

  • Ví dụ:

  • ĐN: Phát dục là quá trình biến đổi chất lượng các cơ quan bộ phận trong cơ thể

2/ Mối quan hệ:

  • Sinh trưởng và phát dục là 2 mặt của quá trình phát triển cơ thể vật nuôi.

  • Hai quá trình này xảy ra liên tục, song song và hỗ trợ nhau. Sinh trưởng làm cho khối lượng con vật tăng lên, tạo điều kiện cho vật nuôi phát dục, hoàn thiện chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.

⇒ Nhờ 2 quá trình này mà cơ thể con vật lớn lên, trưởng thành, già rồi chết.

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

Sơ đồ về vai trò của sinh trưởng, phát dục ở vật nuôi.

II. Quy luật sinh trưởng - phát dục:

1/ Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn:

  • Nội dung:

    • Trong quá trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định,

    • Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng đều nhằm hoàn thiện dần về cấu tạo và chức năng

  • VD: Sự phát triển của cá: SGK

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

  • Trong đời cá thể, vật nuôi trải qua nhiều thời kỳ kế tiếp nhau. Thời kỳ trước là cơ sở cho thời kỳ sau, mỗi thời kỳ cơ thể tăng thêm kích thước, khối lượng và hoàn chỉnh dần cơ thể   

  • Ý nghĩa: Mỗi thời kì phải có chế độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích hợp để VN phát triển tốt nhất

2/ Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều;

  • Nội dung: Sự sinh trưởng - phát dục của vật nuôi diễn ra ko đồng đều: có lúc nhanh, có lúc chậm

  • VD: SGK

    • Ví dụ1: Bào thai bò tháng thứ nhất phát triển gấp 600 lần hợp tử về khối lượng. Tháng thứ 2 so với tháng thứ nhất tăng 43.3 lần… Tháng thứ 6 gấp 2.5 lần tháng thứ 5 và tháng thứ 9 gấp 1.4 lần tháng thứ 8.

    • Ví dụ 2: Ở động vật trong giai đoạn bào thai, xương đầu phát triển nhanh, sau đó phần lưng phát triển nhanh. Với xương chân, giai đoạn bào thai xương ống phát triển mạnh về chiều dài, sau khi đẻ ra, xương ống phát triển chậm lại, xương cột sống phát triển nhanh hơn. Quá trình phát triển cơ thể giai đoạn đầu xương phát triển mạnh, giai đoạn tiếp theo cơ phát triển mạnh và lúc trưởng thành tích lũy mỡ.

  • Trong quá trình phát triển sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. Tùy từng thời kỳ mà sinh trưởng, phát dục diễn ra nhanh, chậm khác nhau, tuổi càng cao sinh trưởng càng chậm. 

  • Ý nghĩa: Mỗi giai đoạn có các cơ quan bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lí khẩu phần dinh dưỡng

3/ Quy luật sinh trưởng - phát dục theo chu kì:

  • Nội dung: Các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ. Tính chu kỳ thể hiện trong quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi như: nhịp tim, nhịp thở, trạng thái hưng phấn ức chế, chu kỳ trao đổi chất ngày đêm, quá trình động dục,…

  • Ví dụ 1: 

    • Chu kỳ động dục của vật nuôi chia làm 4 giai đoạn:

      • Giai đoạn trước động dục

      • Giai đoạn động dục

      • Giai đoạn sau động dục

      • Giai đoạn cân bằng sinh dục.

    • Chu kỳ động dục của trâu là 25 ngày, bò 21 ngày, dê 20-21 ngày, lợn 21 ngày…

  • Ví dụ 2: Người thở 18 lần/phút, tim đập 75 lần/phút, ban ngày thì chuyển hóa chất mạnh hơn ban đêm,…

  • Ý nghĩa: Hiểu quy luật này có thể điều khiển quá trình sinh sản của vật nuôi , Giúp ta biết cách nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp chu kì sống  của con vật để có hiệu suất cao

III/ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng - phát dục:

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

Bài tập minh họa

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo gian đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ?

Hướng dẫn giải

  • Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo gian đoạn: Mỗi giai đoạn, mỗi cơ quan, bộ phận phát triển mạnh cần cung cấp đủ và hợp lý khẩu phần dinh dưỡng. Nếu xương phát triển mạnh cần cung cấp nhiều khoáng, để phát triển cơ thể cần protein, phát triển các mô cần tăng cường protid và ít vận động.

  • Ví dụ : Bò còn non hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh thì cho ăn trong khẩu phần nhiều thức ăn tinh, khi trưởng thành thì khẩu phần nhiều thức ăn xơ.

  • Giai đoạn bào thai và đang bú mẹ thì cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho con mẹ, sau đó thì chăm sóc con con sau bú mẹ.

Câu 2: 

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ?

Hướng dẫn giải

  • Giúp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với chu kỳ sống của con vật để có hiệu suất chăn nuôi cao: Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao thì phải nắm vững chu kỳ động dục của vật nuôi, sử dụng con vật cày kéo, tiết sữa, đẻ trứng… phải vận dụng tốt chu kỳ hưng phấn  - ức chế của hệ thần kinh, chu kỳ ngày – đêm…

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục

  • Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng - phát dục

  • Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng - phát dục

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 22 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.

Nếu có thắc mắc về nội dung bài học thì các em có thể đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp nhé.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học tiếp theo:

>> Bài sau: Bài 23: Chọn giống vật nuôi

Chúc các em học tốt!

"Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn." → Không nghừng cố gắng, thành công sẽ đến.

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.

A. Lý thuyết, Nội dung bài học

I - KHÁI NIỆM VỀ SINH TRƯỞNG - PHÁT DỤC

Khái niệm sinh trưởng và phát dục được sử dụng để chỉ hai mặt của quá trình phát triển ở vật nuôi, là quá trình biến đổi liên tục về chất và lượng từ khi trứng được thụ tinh thành hợp tử, phôi thai, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi già cỗi.

Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng thống nhất với nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau làm cho cơ thể phát triển ngày càng hoàn chỉnh, vai trò được thể hiện như sau:

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

II - Quy luật sinh trưởng - phát dục

1. Quy luật sinh trưởng - phát dục theo giai đoạn

Trong quá trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, ở mỗi giai đoạn cần phải có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp thì vật nuôi mới có thể sinh trưởng, phát dục tốt, cho nhiều sản phẩm. Các giai đoạn phát triển của một số vật nuôi được tóm tắt:

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

2. Quy luật sinh trưởng - phát dục không đồng đều

Sự sinh trưởng - phát dục của vật nuôi diễn ra đồng thời nhưng ko đồng đều. Tuỳ từng thời kì, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại.

Ví dụ:

- Giai đoạn đầu thời kì phôi thai, quá trình phát dục mạnh, nhưng cuối giai đoạn phôi thai thì quá trình phát dục chậm và sinh trưởng nhanh hơn.

- Thời kì thành thục, khối lượng vật nuôi tăng nhanh do cơ xương và phát triển mạnh, nhưng từ thời kì trưởng thành trở đi chỉ tích luỹ mỡ.

3. Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì

Trong quá trình phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kỳ.

Ví dụ: ngày hoạt động nhiều, trao đổi chất tăng, đêm ít vận động, trao đổi chất giảm.

Tính chu kỳ thể hiện rõ nhất ở hoạt động sinh dục của vật nuôi cái: trứng chín và rụng cùng với hiện tượng động dục diễn ra theo chu kì nhất định về thời gian.

Có thể điều khiển quá trình sinh sản vật nuôi để thu được nhiều lợi ích kinh tế.

III - CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG - PHÁT DỤC:

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

Nghiên cứu quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn của vật nuôi để làm gì

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra ….. nhưng không đồng đều.

A. Theo trình tự phát dục trước, sinh trưởng sau

B. Theo trình tự sinh trưởng trước, phát dục sau

C. Không đồng thời

D. Đồng thời

Đáp án: D. Đồng thời

Giải thích: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh tr¬ưởng, phát dục của vật nuôi diễn ra đồng thời như¬ng không đồng đều – SGK trang 66

Câu 2: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa gì trong chăn nuôi ?

A. Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao

B. Hiệu suất chăn nuôi cao

C. Vận dụng tốt các chu kỳ của vật nuôi

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích: Nghiên cứu quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ có ý nghĩa trong chăn nuôi là: Giúp chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp với chu kỳ sống của con vật để có hiệu suất chăn nuôi cao: Thụ tinh nhân tạo đạt kết quả cao thì phải nắm vững chu kỳ động dục của vật nuôi, sử dụng con vật cày kéo, tiết sữa, đẻ trứng… phải vận dụng tốt chu kỳ hưng phấn - ức chế của hệ thần kinh, chu kỳ ngày – đêm…

Câu 3: Các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?

A. Thức ăn

B. Chăm sóc quản lý

C. Môi trường sống

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4:Chu kỳ động dục của trâu là:

A. 20 ngày

B. 21 ngày

C. 25 ngày

D. 28 ngày

Đáp án: C. 25 ngày

Giải thích:Chu kỳ động dục của trâu là: 25 ngày

Câu 5:Chu kỳ động dục của vật nuôi chia làm bao nhiêu giai đoạn:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Đáp án: B. 4

Giải thích: Chu kỳ động dục của vật nuôi chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn trước động dục - Giai đoạn động dục - Giai đoạn sau động dục - Giai đoạn cân bằng sinh dục

Câu 6: Vai trò của sinh trưởng trong quá trình phát triển bao gồm:

A. Tăng thể tích của cơ thể.

B. Tăng khối lượng của cơ thể.

C. Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý.

D. Tăng trao đổi chất liên tục.

Đáp án: B. Tăng khối lượng của cơ thể.

Giải thích:Vai trò của sinh trưởng trong quá trình phát triển bao gồm: Tăng khối lượng của cơ thể - Hình 22.1 SGK trang 65

Câu 7: Vai trò của phát dục trong quá trình phát triển bao gồm:

A. Tăng thể tích của cơ thể.

B. Tăng khối lượng của cơ thể.

C. Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý.

D. Tăng trao đổi chất liên tục.

Đáp án: C. Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý.

Giải thích: Vai trò của phát dục trong quá trình phát triển bao gồm: Hoàn thiện, thực hiện các chức năng sinh lý - Hình 22.1 SGK trang 65

Câu 8:Các giai đoạn phát triển của gia súc gồm có:

A. Thời kì bào thai

B. Thời kì ấu trùng.

C. Thời kì thai.

D. Thời kì sơ sinh.

Đáp án: C. Thời kì thai.

Giải thích:Các giai đoạn phát triển của gia súc gồm có: Thời kì thai –Hình 22.2 SGK trang 66

Câu 9: Các giai đoạn phát triển của cá gồm có:

A. Thời kì bào thai.

B. Cá siêu thuần chủng.

C. Cá giống.

D. Thời kì bú sữa.

Đáp án: C. Cá giống.

Giải thích: Các giai đoạn phát triển của cá gồm có: Cá giống - Hình 22.2 SGK trang 66

Câu 10: Có tổng cộng mấy quy luật sinh trưởng và phát dục:

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án: B. 3.

Giải thích: Có 3 quy luật sinh trưởng và phát dục – SGK trang 66