Nghiên cứu về thói quen an uống của sinh viên

Nghiên cứu về thói quen an uống của sinh viên

Đoàn Trung Kiên thường xuyên bỏ bữa vì công việc bận rộn - Ảnh do nhân vật cung cấp

Cuộc sống xa nhà là điều kiện lí tưởng để sinh viên buông thả giờ giấc. Nếu như trước đây khi sống với bố mẹ, giờ giấc các bữa trong ngày đều được tuân thủ nghiêm ngặt thì khi đi học xa nhà, sinh viên khó đảm bảo lịch trình các hoạt động trong ngày.

Bỏ bữa sáng, ăn trưa muộn vì… lười

Nhiều sinh viên đi thuê trọ hoặc ở kí túc xá không được phép nấu nướng, chỉ có sự lựa chọn duy nhất là ăn cơm ở ngoài. Việc lặp đi lặp ai những bữa cơm bụi dễ gây chán ngán.

"Em ở kí túc nên không được nấu cơm. Lắm lúc về nhà rồi mới nghĩ phải ăn gì, mà nghĩ mãi không ra, vì quanh trường cũng chỉ có chừng đó món. Nghĩ lâu quá, có khi nằm ngủ, bỏ bữa cho qua cơn đói luôn" - Hương Giang, sinh viên ĐH Kinh tế quốc dân (Hà Nội) - cho biết.

Thời tiết nắng nóng cũng ảnh hưởng đến độ “lười” của sinh viên. “Mùa hè nắng to, nên đói lắm mình mới đi ra ngoài ăn. Những lúc như thế thì thường đã quá giờ ăn rồi” - sinh viên Nguyễn Việt Hoàng, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, chia sẻ.

Nghiên cứu về thói quen an uống của sinh viên

Nguyễn Việt Hoàng - Ảnh do nhân vật cung cấp

Nhiều sinh viên may mắn thuê được căn nhà có bếp cũng vẫn có thể rơi vào tình trạng ăn sai giờ. Các tình huống như đi học về không kịp đi chợ, ngủ dậy muộn, làm bài tập thông ngày,… khiến sinh viên không thể chuẩn bị bữa cơm đúng thời điểm.

"Những lúc như vậy mình thường ghép luôn bữa sáng với bữa trưa hoặc, nấu bữa trưa muộn lúc… 15h" - Phạm Hà, sinh viên Viện Đại học mở Hà Nội, cho biết.

Với người đi làm, áp lực công việc cũng khiến họ khó tránh khỏi việc ăn muộn. Đoàn Trung Kiên, biên tập viên tại Viettel Media chia sẻ: "Do đặc thù công việc của mình là biên tập video, nhiều lúc mình cũng không ăn uống thường xuyên. Có nhiều hôm phải 23h mới được ăn tối, vì lúc ấy mới xong việc.

Mình cũng rất hay bỏ bữa sáng vì nhà mình xa, dậy sớm khá mệt nên mình gộp luôn bữa trưa và bữa sáng làm một. Cũng tiết kiệm được tiền. Cơm hàng, bún, phở là những món mình hay ăn vì nhanh, tiện. Mình đi làm, mệt, ít khi nấu nướng ở nhà".

Tác hại không ngờ

Thói quen ăn sai giờ khiến nhiều bạn trẻ dễ mắc phải bệnh về đường tiêu hoá. Phạm Hà sau thời gian ăn uống không quy tắc đã mắc chứng viêm loét dạ dày, sau đó là đau thượng vị. Cô phải mất một thời gian để cân bằng chế độ ăn, không dám để bụng đói quá lâu hay sai bữa.

Việc ăn không ổn định về giờ giấc đem đến tác hại không ngờ. Theo Daily Mail, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 420 người khoẻ mạnh tham gia chế độ ăn kiêng trong 20 tuần. Một nửa nhóm ăn trưa trước 15h và nửa còn lại ăn trưa sau 15h. Kết quả cho thấy những người ăn trưa muộn có tốc độ giảm cân chậm hơn.

Nghiên cứu về thói quen an uống của sinh viên

Chế độ ăn lành mạnh giúp bạn trẻ tránh các bệnh về tiêu hoá - Ảnh: popsugar

Nhiều người trẻ vì tiết kiệm thời gian, giảm cân… hình thành thói quen nhịn ăn sáng. Thói quen này gây hại cho sức khoẻ, bởi dạ dày tiết ra dịch vị nhiều mà không có đồ ăn để tiêu hoá, có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Việc gộp hai bữa sáng - trưa khiến bạn dễ bị đau dạ dày khi dồn một lượng thức ăn lớn một lúc.

Việc bỏ hoặc ăn muộn bữa trưa cũng dễ khiến bạn trở nên mệt mỏi vào khoảng thời gian tiếp theo trong ngày. Không ăn đúng giờ sẽ làm chậm sự trao đổi chất, dẫn đến thức ăn khó tiêu hoá, hoặc được lưu trữ ở dạng chất béo.

Để có làm việc một cách khoẻ mạnh, tỉnh táo, bạn trẻ nên bắt đầu bằng việc sắp xếp lại giờ giấc ăn sao cho hợp lý.

QUỲNH CHI


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU……………………………………………………………3

1.1 Cơ sở hình thành đề tài: 3

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 3

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu: 3

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu: 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 3

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu: 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT. 5

2.1 Định nghĩa hành vi tiêu dùng. 5

2.1.1 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng. 5

2.1.2 Những ảnh hưởng tâm lý lên hành vi tiêu dùng. 6

2.1.3 Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi người tiêu dùng. 6

2.2 Mô hình nghiên cứu. 7

Mô hình nghiên cứu. 8

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 9

3.1 Thiết kế nghiên cứu. 9

3.1.1 Các bước nghiên cứu. 9

3.1.2 Quy trình nghiên cứu. 9

Quy trình nghiên cứu. 10

3.2 Thang đo. 10

3.3 Mẫu. 11

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu. 11

3.3.2 Cỡ mẫu. 12

3.4. Tiến độ nghiên cứu…………………………………………………………..12

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………13

4.1.Thông tin mẫu………………………………………………………………..13

4.1.1 Cơ cấu theo thu nhập……………………………………………………..13

4.1.2 Cơ cấu mẫu theo giới tính………………………………………………..13

4.1.3 Cơ cấu theo khóa học…………………………………………………….14

4.2 Hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên……………………………………..14

4.2.1 Nhận thức nhu cầu………………………………………………………..14

4.2.2 Tìm kiếm thông tin……………………………………………………….15

4.2.3 Đánh giá các phương án………………………………………………….16

4.2.4 Quyết định mua…………………………………………………………..17

4.2.5 Hành vi sau khi mua………………………………………………………20

4.3 Nhận thức của các bạn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng………………….21

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 24

5.1 Kết luận……………………………………………………………………….24

5.2 Hạn chế của đè tài…………………………………………………………….24

DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI 25

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN.. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Thu nhập hàng tháng của sinh viên………………………….……13

Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo giới tính………………………………………..13

Biểu đồ 3: Cơ cấu mẫu theo ngành học……………………………………..14

Biểu đồ 4: Mục đích dùng bữa ăn sáng………………………………………15

Biểu đồ 5: Nguồn thông tin để chọn một bữa ăn…………………………….15

Biểu đồ 6: Mức độ quan tâm đến các yếu tố…………………………………16

Biểu đồ 7: Tiêu chí quan tâm nhất khi dùng bữa ăn sáng…………………….17

Biểu đồ 8: Nơi sinh viên thường dùng bữa ăn sáng…………………..……..18

Biểu đồ 9: Yếu tố tác động đến quyết định mua………………………..……18

Biểu đồ 10: Mức nhận xét về địa điểm bán………………………………….19

Biểu đồ 11: Nhận xét về cách phục vụ…………………………………….…19

Biểu đồ 12: Mức nhận xét về chất lượng món ăn…………………………….20

Biểu đồ 13: Mức độ hài lòng về bữa ăn sáng………………………………..20

Biểu đồ 14: Lý do không hài lòng về bữa ăn sáng……………………….….21

Biểu đồ 15: Nhận định của các bạn về bữa ăn sáng……………………………..12

Biểu đồ 16: Hành vi thay đổi bữa ăn sáng của sinh viên………………….…22

Biểu đồ 17: Yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi bữa ăn sáng……..……..…23

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Cơ sở hình thành đề tài:

Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất mở đầu cho một ngày mới kể từ bữa ăn cuối của ngày hôm trước. Nếu bỏ ăn sáng thì các bữa ăn còn lại trong ngày cũng khó bù lại lượng dưỡng chất thiếu hụt, điều này có hại cho sức khỏe trước mắt và lâu dài. Chúng ta có thể thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau từ đồ ăn nhẹ đến một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tất cả là tùy thuộc vào quỹ thời gian mà thôi.

Theo những nghiên cứu khoa học, bữa ăn sáng tốt không chỉ mang lại cho cơ thể được thon mảnh mà còn giúp cơ thể tránh được một số nguy cơ mắc bệnh như: tim mạch, tiểu đường, ung thư đường ruột…Các chuyên viên ẩm thực cho biết, não bộ hoạt động rất mạnh vào lúc 10h đến 12h và nó phải lấy “nhiên liệu” từ bữa ăn sáng. Có thể nói, bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất và là nền tảng để cung cấp dinh dưỡng có lợi nhất cho cơ thể.

Tuy nhiên, một bữa ăn sáng tốt với đầy đủ chất dinh dưỡng có là mối quan tâm đối với sinh viên đang học tập trong trường Đai học An Giang không bởi thời gian vào buổi sáng của họ thật sự gấp rút, đôi lúc họ không có đủ thời gian dành cho bữa ăn hoặc các bạn sinh viên không cảm thấy đói? Ngoài ra, địa điểm và không gian quán ăn có là yếu tố tác động đến hành vi mua của các bạn hay không? Với đòi hỏi bữa ăn sáng phải nhanh và tiên lợi thì lựa chọn của các bạn sinh viên là gì?

Từ các vấn đề trên mà “nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên trường Đại học An Giang” sẽ hiểu được mối quan tâm cũng như việc lựa chọn phù hợp với các bạn về một bữa ăn sáng, giúp những người cung cấp dịch vụ đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ăn sáng của các bạn sinh viên, đó cũng chính là lý do tác giả chọn làm đề tài chuyên đề năm 3.

1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:

– Tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn món ăn cho bữa sáng của sinh viên.

– Đo lường mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn sáng.

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu:

– Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên đang học tập trong trường Đại học An Giang.

– Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 5/ 2010

1.3 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính, thông qua hình thức thảo luận trực diện với mẫu được chọn là 5 bạn sinh viên. Từ kết quả đó, thiết lập bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên. Nghiên cứu chính thức được thưc hiện bằng cuộc phỏng vấn trực tiếp từ 20 đến 30 người để kiểm tra lại những sai xót trong bảng câu hỏi. Với bảng câu hỏi hoàn chỉnh, tiến hành điều tra trên mẫu được chọn là 100 bạn sinh viên. Sau đó, dùng phần mềm SPSS 15.0 để xử lý và phân tích dữ liệu đã được thu thập.

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu:

Kết quả việc nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên trường Đại học An Giang sẽ là nguồn thông tin hữu ích đối với những người phục vụ bữa điểm tâm cho sinh viên, giúp họ hiểu được mối quan tâm và những mong muốn của các bạn để từ đó có thể đáp ứng nhu cầu về bữa ăn sáng của sinh viên.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Định nghĩa hành vi tiêu dùng

Hành vi tiêu dùng là hành động của một người tiến hành mua và sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ, bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội xảy ra trước và sau khi xảy ra hành động. ( theo Phillip Kotler)

Đứng dưới góc độ là người cung cấp dịch vụ, nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng với mục đích nhận biết các đặc điểm cá nhân, sở thích, nhu cầu, khách hàng của mình là ai? Mua khi nào và quan tâm những gì?..thì cần phải biết mô hình hành vi người tiêu dùng.

2.1.1 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

Quá trình ra quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn trong việc ra quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ. Quá trình đó gồm 5 giai đoạn: nhận thức nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, quyết định mua, hành vi sau khi mua.

Nhận thức nhu cầu là sự khác nhau về nhận thức giữa tình huống lý tưởng và thực tế của một người nhằm thúc đẩy việc ra quyết định. Nhận thức vấn đề có thể được kích thích bởi nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng hoặc bởi nhuwnhx nổ lực tiếp thị.

Tìm kiếm thông tin nhằm để làm rõ những chọn lựa mà người tiêu dùng được cung cấp, bao gồm 2 bước:

Tìm kiếm bên trong: liên quan đến việc tìm kiếm trong ký ức để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trước đây liên quan. Tìm kiếm bên trong nhằm phục vụ cho những sản phẩm mua thường xuyên.

Tiềm kiếm bên ngoài: cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong quá khứ không đủ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.

Đánh giá các lựa chọn. Khi người tiêu dùng quyết định họ có thích các phương án đã chọn hay không. Giai đoạn đánh giá các lựa chọn bắt đầu bằng việc khảo sát tiêu chuẩn đánh giá của người tiêu dùng – cả đặc tính “khách quan” của một nhãn hiệu và những yếu tố “chủ quan” mà người tiêu dùng cho là quan trọng. Những tiêu chuẩn này hình thành từ những hồi ức được gợi lên trong người tiêu dùng – nhóm các nhãn hiệu người tiêu dùng xem xét khi mua trong số những nhãn hiệu người tiêu dùng cùng loại mà họ đã từng biết đến.

Quyết định mua là quyết định cư xử có ý thức theo một cách nào đó (mua bây giờ hoặc tương lai). Quyết định mua liên quan đến việc đánh giá các chọn lựa và thường bị ảnh hưởng bởi đặc điểm và những khích lệ của người bán tại điểm mua.

Hành vi sau mua là sự tiếp nối của quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng khi đã thực hiện chọn mua sản phẩm.

Có hai kết quả sau mua:

  • Thỏa mãn – đặc tính sản phẩm làm thỏa mãn hoặc vượt quá mong đợi.
  • Bất mãn – sản phẩm không làm thỏa mãn những mong đợi.

2.1.2 Những ảnh hưởng tâm lý lên hành vi tiêu dùng

Động cơ là nhu cầu đã trở thành khẩn thiết đến mức độ buộc con người phải tìm cách và phương thức thỏa mãn nhu cầu đó. Hay nói cách khác, động cơ là sức mạnh gây ra hành vi làm thỏa mãn nhu cầu. Các nhà tâm lý cho rằng nhu cầu là có phân cấp, một khi nhu cầu sinh lý được thỏa mãn thì con người sẽ tìm kiếm để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn.

Cá tính thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như: tính thận trọng, tính tự tin, tính tự lập, tính năng động…Vì vậy chính cái cá tính vốn có trong mỗi con người sẽ ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với cùng một sự vật, hiện tượng hay ý tưởng nào đó.

Nhận thức là quá trình một cá nhân lựa chọn, tổ chức, diễn giải thông tin nhận được để tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc quan trọng, bởi vì con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách con người xét đến rủi ro trong việc mua.

Sư hiểu biết diễn tả những thay đổi trong hành vi của người đó phát sinh từ kinh nghiệm. Kinh nghiệm trong ý thức của mỗi con người là trình độ của họ về cuộc sống, về hàng hóa…Đó là kết quả của những tương tác, của động cơ, các kích thích, những gợi ý, sự đáp lại và củng cố.

Sự hiểu biết hay kinh nghiệm giúp người mua có khả năng khái quát hóa và phân biệt trong việc tiếp xúc với các kích thích tương tự nhau.

Niềm tin và thái độ là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh hưởng khá quan trọng đến hành vi mua.

2.1.3 Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi người tiêu dùng

Tuổi tác

Cùng với các yếu tố khác, tuổi tác cũng diễn ra những thay đổi trong việc chọn chủng loại và danh mục những mặt hàng/dịch vụ được mua sắm.

Tình trạng kinh tế

Tình trạng kinh tế được xác định căn cứ vào phần chi trong thu nhập, phần tiết kiệm và phần có, khả năng vay và những quan điểm chi-đối lập với tích lũy.

Những nhà hoạt động thị trường bán những thứ hàng hóa mà việc tiêu thụ phụ thuộc vào mức thu nhập của người tiêu dùng, phải thường xuyên theo dõi xu thế biến động và tình trạng kinh tế của người tiêu dùng.

Lối sống

Lối sống là những hình thức tồn tại bền vững của con người trong thế giới, được thể hiện ra trong hoạt động, sự quan tâm và niềm tin của nó.

Lối sống biểu hiện được nhiều điều hơn là nguồn gốc giai tầng xã hội hay kiểu nhân cách của con người.

2.2 Mô hình nghiên cứu

Với những cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đã trình bày như trên thì mô hình nghiên cứu sau đây sẽ làm rõ được hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên.

Đặc điểm người mua

Độ tuổi

Giới tính

Thu nhập

Mô hình nghiên cứu

Tóm tắt:

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng chính là việc nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện, trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ như tiền bạc, thời gian…, liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa.

Tuy nhiên, nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là tìm hiểu xem ý thức của người tiêu dùng chuyển biến ra sao khi tiếp nhận các yếu tố này. Ý thức của người tiêu dùng bao gồm hai phần: Thứ nhất là các đặc tính của người mua (độ tuổi, giới tính, thu nhập…) sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm của người đó. Thứ hai là quá trình thông qua quyết định mua (gồm 5 giai đoạn: nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, lựa chọn các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua) của người tiêu dùng.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Các bước nghiên cứu

Bước                Dạng                Phương pháp                Kỹ thuật                       Thời gian

____________________________________________________________________

1                   Sơ bộ                 Định tính            Thảo luận tay đôi

N = 5..10

2                 Chính thức          Định lượng          Điều tra qua bảng câu hỏi

N = 100

Bước 1 thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính. Nghiên cứu định tính này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi (n = 5..10). Mục tiêu của bước nghiên cứu này là tìm hiểu, khai thác và phát hiện các thông tin, các biến số có liên quan đến đề tài. Từ đó làm cơ sở để thiết lập bản câu hỏi trên viện rộng n = 100.

Bước 2 là bước nghiên cứu chính thức. Đây là bước nghiên cứu quan trọng nhất, gồm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ tiến hành điều tra trực tiếp khoảng 25.. 30 người, nhằm kiểm tra những thiết xót hay dư thừa trong bản câu hỏi, điều chỉnh lại để được bản câu hỏi hoàn chỉnh. Giai đoạn tiếp theo sẽ sử dụng bản câu hỏi sau khi chỉnh sửa để phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng phương pháp định lượng.

Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. Sau khi mã hóa và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và phân tích để tìm hiểu các yếu tác động đến việc lựa chọn món ăn của sinh viên và mức độ quan tâm của họ về dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn sáng.

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu

3.2 Thang đo

Loại thang đo được sử dụng trong bản câu hỏi là: thang đo danh nghĩa, thang đo thứ bậc và thang đo likert.

Thang đo danh nghĩa: là loại thang đo trong đó số đo dùng để xếp loại, nó không có ý nghĩa về mặt lượng.

Câu 2: Bạn chọn bữa ăn sáng nhằm mục đích?

a. Không bị đói

b. Đảm bảo sức khỏe

c. Khẳng định phong cách

d. Khác…………

Thang đo thứ bậc: biết được khoảng cách giữa các bậc.

Câu 5 : Bạn hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đến các yếu tốí sau về bữa ăn sáng?

Yếu tố

Không quan tâm

Ít quan tâm

Bình thường

Quan tâm

Rất quan tâm

Yếu tố hợp khẩu vị

1

2

3

4

5

Giá cả

1

2

3

4

5

Yếu tố dinh dưỡng trong món ăn

1

2

3

4

5

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

1

2

3

4

5

Cách phục vụ của người bán

1

2

3

4

5

Thang đo likert: là loại thang đo trong đó dùng để đo mức độ đồng ý của một đối tượng và được gán các giá trị từ 1 đến 5 điểm.

Câu 11 : Vì sao bạn không hài lòng về các món ăn?

a. Giá cao

b. Chất lượng kém

c. Không hài lòng về người bán

d. Nơi bán không thuận tiện

e. Khác……..

3.3 Mẫu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Mẫu được chọn cho nghiên cứu này là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện-lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, người nghiên cứu dễ dàng thực hiện mà không phải mất nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, có sự chú ý điểm khác biệt về giới tính và độ tuổi.

3.3.2 Cỡ mẫu

Do đối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên, việc tiếp xúc và phỏng vấn tương đối dễ dàng nên cỡ mẫu được chọn dự kiến là 100.

3.4. Tiến độ nghiên cứu

Công việc

Tuần thứ

1

2

3

4

5

6

7

8

Lựa chọn đề tài                
Tham khảo tài liệu thứ cấp                
Viết đề cương sơ bộ                
Viết đề cương chi tiết+phát thảo bản câu hỏi                
Viết dàn bài phỏng vấn sâu                
Phỏng vấn sâu                
Hiệu chỉnh mô hình, thang do, bản câu hỏi                
Thu thập dữ liệu sơ cấp                
Xử lý, mã hóa dữ liệu, phân tích dữ liệu                
Viết bản nháp                
Viết bản chính thức                
Soạn thảo báo cáo                

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu, bao gồm những nội dung sau: (1) Thông tin mẫu; (2) Hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên; (3) Nhận thức của các bạn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng.

4.1 Thông tin mẫu

4.1.1 Cơ cấu mẫu theo thu nhập

Đa số sinh viên có thu nhập trong khoản từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng ( chiếm 41%), thu nhập từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng chiếm 30%, thu nhập trên 2.000.000 đồng chiếm 15% và thu nhập dưới 1.000.000 đồng chiếm 14%.

4.1.2 Cơ cấu mẫu theo giới tính

Mẫu được nghiên cứu có sự tương đồng về tỷ lệ nam và nữ( tỷ lệ nam chiếm 54%, nữ chiếm 46%), đủ điều kiện để phân tích cho chuyên đề.

4.1.3 Cơ cấu theo khóa học

Cơ cấu mẫu theo khóa học có 40% là sinh viên khóa 8, 30% sinh viên khóa 9, 30% sinh viên khóa 10. Sinh viên khóa 7 vì là trong giai đoạn thực tập, trong thời gian nghiên cứu không đang học tập trong trường Đại học An Giang, nên việc nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên trong phạm vi là sinh viên đang học tập trong trường Đại học An Giang thì mẫu được chọn có thể đại diện được cho tổng thể nghiên cứu.

4.2 Hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên:

4.2.1 Nhận thức nhu cầu:

Qua cuộc phỏng vấn về hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên, số liệu được thu thập về mục đích dùng bữa ăn sáng của các bạn như sau:

Từ kết quả được thể hiện ở biểu đồ trên, ta thấy đa phần sinh viên ăn sáng chỉ để không bị đói và tỉ lệ này chiếm 60%. 38% là mục đích đảm bảo sức khỏe, có thể nói các bạn sinh viên nhận thấy việc không cảm thấy đói trong khi học tập là điều quan trọng nhất, đa số các bạn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề đảm bảo sức khỏe từ một bữa ăn sáng. Bên cạnh đó thì có 2% trong tổng số phiếu điều tra là khẳng định phong cách, không có phần trăm nào cho mục đích khác.

4.2.2 Tìm kiếm thông tin:

Nguồn thông tin giúp bạn chọn một bữa ăn:

Nguồn thông tin để các bạn chọn một bữa ăn phần lớn là bản thân tự biết, chiếm 81%. Quảng cáo cũng là nguồn thông tin để các bạn chọn một bữa ăn nhưng nguồn thông tin do quảng cáo chiếm tỷ lệ rất thấp. Ngoài ra, thông tin từ bạn bè hay người thân giới thiệu cũng chỉ 2%, các nguồn thông tin khác là 5%. Như vậy, nguồn thông tin bên ngoài không giúp ích nhiều cho sinh viên chọn một bữa ăn sáng mà chính do tự bản thân tự sinh viên biết đến. Đây sẽ là điều trở ngại cho những người phục vụ món ăn muốn giới thiệu món ăn đến các bạn sinh viên.

4.2.3 Đánh giá các phương án:

  • § Mức độ quan tâm đến các yếu tố về bữa ăn sáng

Cách phục vụ: Số liệu từ biểu đồ trên ta thấy, có 2% sinh viên ít quan tâm đến cách phục vụ và 11% sinh viên không quan tâm gì về cách phục vụ của người bán, 46% phần trăm là ý kiến trung hòa. Tuy nhiên đó chỉ là một tỷ lệ phần trăm không đáng kể vì có tới 34% sinh viên rất quan tâm về cách phục vụ của người bán, cộng thêm 7% sinh viên cũng có quan tâm. Do đó, để đáp ứng yêu cầu của các bạn sinh viên thì cách phục vụ cũng là yếu tố tác động đến việc  lựa chọn món ăn cho bữa sáng của sinh viên.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đối với một bữa ăn sáng của sinh viên thì yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm rất được sinh viên quan tâm, chiếm 81% cho sự quan tâm và rất quan tâm trong tổng số phần trăm về mức độ quan tâm về yếu tố hợp vệ sinh. Chỉ 11% sinh viên ít quan tâm, 8% ý kiến trung hòa, không có phần trăm nào cho sự không quan tâm.

Dinh dưỡng: Dinh dưỡng là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động nhất là thật cần thiết để cung cấp dưỡng chất vào buổi sáng. Kết quả trên cho thấy, 4% ý kiến không quan tâm, 19% ít quan tâm, 25% là bình thường, 28% quan tâm và có 24% ý kiến là rất quan tâm. Xét về mức độ cần thiết về dinh dưỡng cho bữa ăn sáng thì mức độ quan tâm của các bạn chưa thật sự để phản ánh lên được tầm quan trọng của bữa ăn sáng.

Giá cả: Đây cũng là yếu tố mà sinh viên phải quan tâm khi dùng bữa ăn sáng. Thật vậy, qua kết quả nghiên cứu có 51% sinh viên rất quan tâm đến giá cả, 46% các bạn sinh viên quan tâm, chỉ 3% trong tổng số sinh viên được phỏng vấn là ít quan tâm. Ngoài ra, không có ý kiến nào của các bạn là không quan tâm về yếu tố giá cả. Do vậy, những người phục vụ món ăn cần phải biết được sự quan tâm của sinh viên về yếu tố này để có thể đưa ra mức giá phù hợp với các bạn sinh viên, đồng thời đảm bảo được những yếu tố khác mà các bạn sinh viên quan tâm.

Yếu tố hợp khẩu vị: Hợp khẩu vị là yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng bởi khi mua, họ muốn món ăn đó phải ngon, chất lượng và đặc biệt là hợp với khẩu vị của mình. Kết quả nghiên cứu có 37% sinh viên rất quan tâm đến yếu tố hợp khẩu vị và có 58% sinh viên quan tâm yếu tố này. Qua đó thấy được các bạn sinh viên rất chú trọng đến yếu tố khẩu hợp vị khi dùng bữa ăn sáng, hầu hết tất cả các bạn đều quan tâm.

  • § Tiêu chí quan tâm nhất khi dùng bữa ăn sáng

Từ số liệu ở biểu đồ 7 ta thấy, 57% sinh viên quan tâm nhất là yếu tố hợp khẩu vị. Có 39% các bạn sinh viên là quan tâm nhất về mặt giá cả, 3% sinh viên quan tâm nhất là chất lượng bữa ăn, 1% cho sự quan tâm nhất là cách phục vụ của người bán. Điều đó thể hiện sự khác nhau giữa các nhóm sinh viên, mỗi nhóm sinh viên có mức thu nhập và hoàn cảnh sống khác nhau sẽ đánh giá khác nhau về yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn một bũa ăn sáng.

4.2.4 Quyết định mua

  • § Nơi sinh viên thường dùng bữa ăn sáng

Đa phần các bạn sinh viên dùng bữa ăn sáng ở quán ăn, tiệm ăn. Tỷ lệ này chiếm 43% và kế đến, có 35% mua đem vào lớp, 8% các bạn dùng bữa ăn sáng ở nhà và 14% cho những nơi khác. Từ kết quả này cho thấy, các bạn sinh viên thích dùng bữa ăn sáng ở các quán ăn, tiệm ăn hơn là ở những nơi khác. Cùng với sự tiện lợi của món ăn, số đông sinh viên đã lựa chọn mua đem vào lớp, điều này giúp các bạn tiết kiệm được thời gian cho bữa ăn sáng của mình.

  • § Yếu tố tác động đến quyết định mua cho bữa ăn sáng

Qua biểu đồ 9, ta có kết quả như sau: Yếu tố tác động đến quyết định mua cao nhất là giá thấp, chiếm 32%, tiếp theo là sở thích chiếm 27%, nơi bán thuận tiện cũng là yếu tố tác động mạnh đến quyết định mua của các bạn, chiếm 24%, kế đến là tác động bởi yếu tố chất lượng bữa ăn, chiếm 17%. Vì đây là nhu cầu của mỗi cá nhân nên tùy thuộc vào sở thích, thu nhập mà người tiêu dùng quyết định mua, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác ( bạn bè, người thân…).

  • § Mức nhận xét về nơi phục vụ bữa ăn sáng

Ta thấy, có 15% sinh viên cho rằng địa điểm phục vụ món ăn là rất tốt, có 30% sinh viên nhận xét tốt về địa điểm phục vụ và 40% ý kiến là bình thường. Các bạn sinh viên cho rằng địa điểm bán không tốt là 5%, tương đối tốt là 10%.

Đánh giá về cách phục vụ ở nơi phục vụ bữa ăn sáng, ta thấy rằng: 25% bạn sinh viên nhận xét rất tốt, 20% sinh viên có nhận xét là tốt, 35% bạn nhận xét là bình thường, 18% sinh viên cho rằng tương đối tốt và có 2% bạn sinh viên nhân xét là không tốt.

Từ kết quả nghiên cứu, ta thấy mức nhận xét của các bạn về chất lượng món ăn như sau: 10% có nhận xét rất tốt, 36% sinh viên nhận xét tốt, 35% ý kiến trung hòa, 5% là tương đối tốt và có nhận xét không tốt về chất lượng món ăn là 14%.

à Nhìn chung, đa số các bạn sinh viên có nhận xét tốt về địa điểm bán cũng như cách phục vụ và chất lượng món ăn.

4.2.5 Hành vi sau khi mua

  • § Đánh giá mức độ hài lòng về bữa ăn sáng

Kết quả ở biểu đồ 10 ta thấy, thái độ của sinh viên hài lòng về bữa ăn sáng là rất cao (44%), bên cạnh đó, số sinh viên không hài lòng chiếm tỷ lệ cũng khá lớn, 21%. Tuy nhiên, từ nhận định chung của các bạn sinh viên về mức độ hài lòng sau khi dùng bữa ăn sáng thể hiện việc đáp ứng yêu cầu của các bạn từ những người phục vụ bữa ăn sáng là tương đối đảm bảo. Để người tiêu dùng luôn có thái độ hài lòng về bũa ăn sáng thì những người bán hàng, phục vụ cho bữa ăn sáng cần phải cải thiện hơn về mọi mặt để đáp ứng kịp thời nhu cầu của sinh viên.

  • § Lý do không hài lòng về bữa ăn sáng

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 31% sinh viên không hài lòng về bữa ăn sáng là do giá cao, nơi bán không thuận tiện cũng là lý do làm các bạn không hài lòng về bữa ăn (26%). Ngoài ra, chất lượng kém cũng sẽ khiến các bạn có thái độ không hài lòng, lý do này chiếm 25%. Một số lý do khác là 8% và không hài lòng về người bán dẫn đến thái độ không hài lòng về bữa ăn sáng là 10%. Do vậy, người cung cấp dịch vụ cần phải có chiến lược giá hợp lý, đảm bảo chất lượng và yếu tố không kém phần quan trọng là phải đảm bảo sự tiện lợi cho sinh viên.

4.3 Nhận thức của các bạn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng

Việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bữa ăn sáng sẽ đo lường được sự quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bởi thấy được sự cần thiết về dưỡng chất cung cấp cho bữa ăn sáng, các bạn mới có thể phản ánh đúng nghĩa về một bữa ăn.

Từ những số liệu thu thập được, ta thấy có 35% sinh viên rất không đồng ý bữa ăn sáng là quan trọng nhất. Và với phát biểu bữa ăn sáng chỉ giúp người ăn không bị đói thì có 31% ý kiến trung hòa, 30% các bạn sinh viên đồng ý, đó là một con số rất cao mà các bạn còn thiếu thông tin về tầm quan trọng của bữa ăn sáng. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu trên biểu đồ thì đa phần các bạn sinh viên có nhận định đúng về một bữa ăn sáng ( chiếm tỷ lệ 153% so với nhận định sai là 132%, 115% ý kiến trung hòa trong tổng số ý kiến phát biểu).

Để đo lường chính xác mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn sáng, cần phải xét đến yếu tố dinh dưỡng có làm thay đổi hành vi dùng bữa sáng của các bạn hay không.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 37% các bạn thay đổi bữa ăn sáng là do muốn thay đổi khẩu vị bữa ăn, 29% do ảnh hưởng của yếu tố giá trị dinh dưỡng, 34% là yếu tố của sự tiện lợi, 0% cho các yếu tố khác. Như vậy, giá trị dinh dưỡng cũng ảnh hưởng khá lớn đến việc thay đổi và lựa chọn món ăn cho bữa sáng của các bạn sinh viên. Điều này chứng tỏ sinh viên có quan tâm đến dinh dưỡng trong bữa ăn, nhưng mức độ quan tâm của các bạn chưa cao.Điều mà các bạn chú trọng nhất là hợp khẩu vị và sự tiện lợi cho một bữa ăn sáng. Nhìn lại biểu đồ 6, ta cũng thấy được mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng trong bữa ăn.

Kết quả từ biểu đồ 6, như phân tích ở trên ( 28% thể hiện sự quan tâm về dinh dưỡng trong món ăn, 24% là rất quan tâm, trong khi yếu tố hợp khẩu vị thì chiếm 58% cho sự quan tâm, 37% rất quan tâm đến yếu tố này,..) có thể kết luận, sinh viên trường Đại học An Giang chưa quan tâm nhiều đến giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn. Hay nói cách khác, mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn sáng còn ở mức thấp.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN  VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

5.1 Kết luận

Mục đích chính của việc nghiên cứu là tìm hiểu các yếu tố tác động đến việc lựa chọn món ăn cho bữa sáng của sinh viên và đo lường mức độ quan tâm của các bạn sinh viên về dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn sáng.

Qua nghiên cứu cho thấy việc dùng bữa ăn sáng của sinh viên trường Đại học An Giang với mục đích nhằm đảm bảo sức khỏe là 38%, đó là một tỷ lệ phần trăm khá cao. Nhưng mục đích chủ yếu của các bạn sinh viên dùng bữa ăn sáng là để không bị đói, chiếm 60%. Vì lẽ đó, các bạn chưa thật sự quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng trong bữa ăn và chưa nhận thấy được tầm quan trọng của bữa ăn sáng.

Nguồn thông tin giúp các bạn lựa chọn một bữa ăn là do bản thân tự biết, bên cạnh cũng có một số thông tin bên ngoài tác động (quảng cáo, bạn bè giới thiệu…) nhưng ở mức thấp.

Đánh giá về việc lựa chọn bữa ăn sáng, các bạn sinh viên quan tâm nhiều đến giá cả và yếu tố hợp khẩu vị. Tiêu chí được quan tâm nhất là yếu tố hợp khẩu vị, chiếm 57%. Các yếu tố về dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phục vụ cũng được quan tâm nhưng ở mức độ thấp hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiếm cao nhất là sinh viên dùng bữa ăn sáng ở các quán ăn, tiệm ăn( có 43%), kế đến là mua đem vào lớp( 35%). Yếu tố tác động đến quyết định mua là do giá thấp, sở thích, sự thuận tiện về nơi bán và chất lượng của bữa ăn.

Đa phần các bạn sinh viên có nhận xét về nơi phục vụ món ăn là tốt.

Về hành vi sau khi mua, qua kết quả nghiên cứu thấy rằng, có 44% sinh viên hài lòng sau khi dùng bữa ăn sáng, 12% rất hài lòng và 16% sinh viên đánh giá là bình thường. Bên cạnh đó, 21% sinh viên có thái độ không hài lòng về bữa ăn sáng và 7% sinh viên rất không hài lòng về bữa ăn. Đa số sinh viên không hài lòng về giá cao chiếm 31%, không hài lòng về sự thuận tiện chiếm 26%, chất lượng kém 25%.

5.2 Hạn chế của đề tài

Có nhiều sinh viên chưa thật sự trả lời chính xác với những gợi ý, vì vậy mẫu nghiên cứu còn nhiều hạn chế về thông tin.

Do phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu là lấy mẫu theo sự thuận tiện nên tính đại diện chưa cao, chưa thể tổng quát hóa. Với cỡ mẫu là 100 bạn sinh viên, phạm vi nghiên cứu hẹp, chưa thể hiện được hết đặc điểm của sinh viên khi dùng bữa ăn sáng.

Các nghiên cứu tiếp theo cần đa dạng cỡ mẫu, phải có sự phân bố cỡ mẫu chính xác hơn để nguồn thông tin được thật sự thỏa đáng.

Phụ lục

DÀN BÀI THẢO LUẬNTAYĐÔI

  1. Lý do nào giúp bạn có thói quen ăn sáng?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bữa ăn sáng mà bạn chọn là gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Bạn thường dùng bữa ăn sáng ở đâu?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tại sao bạn chọn địa điểm đó cho bữa ăn sáng?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Tại sao bạn chọn món đó cho bữa ăn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bạn quan tâm đến yếu tố nào nhất đối với một bữa ăn sáng?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

  1. Nguồn thông tin nào giúp bạn lựa chọn một bữa ăn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bạn có thường thay đổi bữa ăn sáng hay không? Vì sao?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc mua của bạn?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

  1. Bạn có gặp khó khăn gì trong việc lựa chọn bữa ăn sáng hay không?

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào các bạn, tôi là sinh viên thuộc khoa kinh tế-QTKD trường Đại học An Giang đang thực hiện chuyên đề năm 3 với đề tài là “Nghiên cứu hành vi dùng bữa ăn sáng của sinh viên trường Đại học An Giang”. Các bạn vui lòng dành ít phút để giúp cho tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bạn!

Trước tiên, bạn vui lòng cho biết những thông tin sau:

Bạn là sinh viên khóa:

a. Khóa 8                     b. Khóa 9                     c. Khóa 10

Giới tính:

a.Nam                         b. Nữ

NỘI DUNG CHÍNH:

Câu 1: Bạn có thường ăn sáng không?

a. Có                            b. Không (dừng lại)

Câu 2: Bạn chọn bữa ăn sáng nhằm mục đích?

  1. Không bị đói
  2. Đảm bảo sức khỏe
  3. Khẳng định phong cách
  4. Khác…………….

Câu 3: Bạn hãy cho biết nhận định của bạn với những phát biểu sau đây:

Rất đồng ý

Đồng ý

Trung hòa

Không đồng ý

Rất không đồng ý

Bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong các bữa ăn

1

2

3

4

5

Bữa ăn sáng tránh một số nguy cơ mắc bệnh

1

2

3

4

5

Bữa ăn sáng chỉ giúp người ăn không bị đói

1

2

3

4

5

Bữa ăn sáng giúp cơ thể được thon mảnh

1

2

3

4

5

Câu 4: Nguồn thông tin nào giúp bạn chọn một bữa ăn?

  1. Bản thân tự biết
  2. Bạn bè, người thân giới thiệu
  3. Quảng cáo
  4. Khác…….

Câu 5: Bạn hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đến các yếu tố sau về bữa ăn sáng?

Yếu tố

Không quan tâm

Ít quan tâm

Bình thường

Quan tâm

Rất quan tâm

Yếu tố hợp khẩu vị

1

2

3

4

5

Giá cả

1

2

3

4

5

Yếu tố dinh dưỡng trong món ăn

1

2

3

4

5

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

1

2

3

4

5

Cách phục vụ của người bán

1

2

3

4

5

Câu 6: Bạn quan tâm đến tiêu chí nào nhất trong bữa ăn sáng?

  1. Giá cả
  2. Hợp khẩu vị
  3. Chất lượng bữa ăn
  4. Cách phục vụ của người bán

Câu 7: Bạn thường dùng bữa ăn sáng ở đâu?

  1. Ở nhà
  2. Mua đem vào lớp
  3. Quán ăn / tiệm ăn
  4. Khác…….

Câu 8: Yếu tố nào tác động đến việc mua của bạn?

  1. Sở thích
  2. Nơi bán thuận tiện
  3. Giá thấp
  4. Chất lượng bữa ăn
  5. Yếu tố khác

Câu 9: Bạn có nhận xét gì về nơi phục vụ bữa ăn sáng?

1. Không tốt     2. Tương đối tốt           3. Bình thường  4.Tốt                5. Rất tốt

Các mục nhận xét

Đánh giá

Địa điểm bán

Cách phục vụ

Chất lượng món ăn

      1         2          3           4           5

1         2          3           4           5

1         2          3           4           5

Câu 10: Mức độ hài lòng của bạn sau khi dùng bữa ăn?

a.  Rất hài lòng

b.  Hài lòng

c.  Bình thường

d.  Không hài lòng

e.  Rất không hài lòng

Câu 11 : Vì sao bạn không hài lòng về các món ăn?

a. Giá cao

b. Chất lượng kém

c. Không hài lòng về người bán

d. Nơi bán không thuận tiện

e. Khác……..

Câu 12: Bạn có thường thay đổi bữa ăn sáng hay không?

a.  Rất thường xuyên

b.  Thường xuyên

c.  Trung hòa

d.  Không thường xuyên

e.  Rất không thường xuyên

Câu 13: Yếu tố ảnh hưởng đến việc thay đổi bữa ăn sáng?

  1. Thay đổi khẩu vị
  2. Giá trị dinh dưỡng
  3. Sự tiện lợi
  4. Yếu tố khác….

Cuối cùng, bạn hãy cho biết thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu?

  1. Dưới 1.000.000 đồng
  2. Từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng
  3. Từ 1.500.000 đến 2.000.000 đồng
  4. Trên 2.000.000 đồng

Cảm ơn sự cộng tác của bạn, chúc bạn thành công trong học tập.

TÀI LIÊU THAM KHẢO

Marketing căn bản. Philip Kotler. Nhà xuất bản thống kê.

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. Nguyên lý Marketing.2003.Tp.HCM: NXB Đại Học Quốc Gia.

Huỳnh Thị Anh Thảo. Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy và sự nhận biết thương hiệu petrolimex. Khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa kinh tế, đại học An Giang.

Phương pháp nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh. Ts Nguyễn Thành Long, khoa kinh tế, Đại Học An Giang.