Ngoại giao chính trị là gì


Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan.
Đó là những chia sẻ và mong muốn của nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, một nhà ngoại giao kỳ cựu, với Báo Điện tử Chính phủ về công tác đối ngoại, công tác ngoại giao trong mối quan hệ với các ngành, các lĩnh vực; phát huy thế mạnh của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay…

“Khi lực vật chất chưa mạnh thì lực tinh thần phải cao”

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chúng ta vừa tổ chức Hội nghị Đối ngoại toàn quốc trong thời điểm bước ngoặt lịch sử với tâm thế tương đối thuận lợi vì tất cả các nước trên thế giới đều tôn trọng Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên sau 46 năm kể từ khi nước ta giành được độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, một Hội nghị về Đối ngoại toàn quốc được tổ chức mặc dù hoạt động đối ngoại luôn phong phú, sôi động trong bất kỳ giai đoạn nào.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, có thể so sánh Hội nghị này với Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần nhưng có 2 điểm khác biệt. Thứ nhất, chủ đề của Hội nghị Diên Hồng thời nhà Trần là chọn lựa hòa hay đánh, còn Hội nghị Đối ngoại toàn quốc vừa qua là tìm giải pháp để hoạt động đối ngoại góp phần phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.

Thứ hai, Hội nghị Diên Hồng thời Trần chỉ triệu tập các bậc bô lão, còn Hội nghị Đối ngoại toàn quốc không chỉ riêng ngành ngoại giao mà gồm tất cả các ngành, lĩnh vực khác, các tỉnh, thành phố, các địa phương cùng tham dự. Trong bối cảnh đất nước ta đã hội nhập sâu rộng với thế giới, Hội nghị Đối ngoại toàn quốc được tổ chức để quán triệt tất cả những tư tưởng, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại trong thời kỳ mới.

“Nước ta đang đứng trước bước ngoặt, từ một nước có thu nhập thấp phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển, có thu nhập trung bình ở mức cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Do đó cần có cái nhìn toàn diện và có những biện pháp mạnh mẽ mới đạt được mục tiêu trên. Vì vậy hội nghị lần này có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc đặc biệt, chứ không đơn thuần là hoạt động chính trị bình thường”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói.

Đề cập đến công tác đối ngoại trong tiến trình lịch sử phát triển dân tộc, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho biết, công tác đối ngoại có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong lịch sử, không nước nào có đến 4-5 hội nghị quốc tế về nước mình. Không nước nào công tác ngoại giao được đặt ở vị trí đặc biệt từ vị lãnh tụ cao nhất của đất nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cho đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng và tiếp theo là những nhà lãnh đạo cao cấp như Nguyễn Duy Trinh, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ… Điều đó cho thấy tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong tiến trình lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

“Phải là những lãnh đạo trí tuệ như vậy mới có thể làm tốt công tác ngoại giao. Chúng ta cần phải nâng tầm công tác ngoại giao hơn nữa, phải xác định việc lớn, hướng lớn, những khâu then chốt. Ngoại giao cần phát huy truyền thống lịch sử của mình, khi lực vật chất chưa mạnh thì lực tinh thần phải cao và ngoại giao chính là kết tinh của trí tuệ”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói.

“Nếu nhìn hẹp thì không thể có đối sách thỏa đáng”

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, hoạt động ngoại giao của nước nào cũng đều phục vụ cho lợi ích của quốc gia, dân tộc đó. Thực tế cũng cho thấy ngoại giao phải đưa lợi ích quốc gia, dân tộc lên đầu bởi lợi ích quốc gia, dân tộc là rất chính đáng: Đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất, hòa bình và phát triển. Tùy từng thời điểm, tùy từng đối tượng để đưa những ưu tiên nào lên hàng đầu.

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, vị trí địa chính trị và vị thế lịch sử đã cho đất nước chúng ta vị thế như ngày hôm nay. Trong thời kỳ đổi mới, vị thế đó ngày càng được nâng cao nhờ các hoạt động đối ngoại phong phú và sôi động. Đồng thời trong thời kỳ đổi mới, chúng ta cũng xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, ngoại giao nối tiếp của đối nội, ưu tiên tạo môi trường tốt nhất để phát triển đất nước. Như vậy không có nghĩa là không coi trọng nhiệm vụ bảo vệ độc lập chủ quyền, không coi trọng và nâng cao vị thế của đất nước. Ba nhiệm vụ đó gắn chặt với nhau, tác động qua lại nhau nhưng những ưu tiên này biến chuyển theo thời gian và yêu cầu.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, hiện nay lợi ích cao nhất của chúng ta là có môi trường hòa bình trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ để đưa nước ta thành nước phát triển. Chúng ta tự hào khi rất nhiều nước, nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam.

Tuy nhiên, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng bày tỏ trăn trở dù thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam rất tốt, kể cả trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhưng trong đó “gene Việt Nam” là bao nhiêu mới là điều quan trọng. Phần thu về của chúng ta phải tương xứng, phải nhiều hơn chứ không chỉ làm công không.

“Cái cuối cùng phải là của Việt Nam. Như câu chuyện chuyển đổi số, Việt Nam phát triển rất nhanh lĩnh vực này. Nhưng có bao nhiêu người sử dụng hàng điện tử hay công nghệ của Việt Nam. Qua đấy cho thấy nền tảng của chúng ta chưa thật vững chắc. Mặc dù thành tựu nhiều nhưng chúng ta cũng phải tỉnh táo để thấy chỗ nào là điểm mạnh, chỗ nào là điểm yếu để từ đó phải cố gắng vươn lên”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói.

Trong bối cảnh hiện nay, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, một trong những bảo bối của ngoại giao Việt Nam là tạo sức mạnh tổng hợp, không thể một ngành nào làm được nếu không có sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan. Ngoại giao cũng không thể phát triển được nếu không có sự hợp lực của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương.

Theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chủ trương đó đã được Đảng đề cập nhiều từ việc tạo sức mạnh tổng hợp của tất cả các ngành các cấp, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và thế giới, giữa sức mạnh dân tộc với xu thế của thời đại. Quan điểm và triết lý sức mạnh tổng hợp của chúng ta đã quán triệt và đem lại nhiều thắng lợi. Trong thời chiến, chúng ta tạo sức mạnh tổng hợp từ 3 mũi giáp công: Quân sự, chính trị, ngoại giao. Trong thời bình là 3 mũi: Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Trong bối cảnh hiện nay và thời gian tới, chúng ta phải đẩy mạnh ngoại giao y tế, ngoại giao khoa học, ngoại giao đào tạo nguồn nhân lực…

Tuy nhiên, theo nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, muốn tận dụng được sức mạnh tổng hợp này phải có cơ chế phối hợp. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cho rằng, công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác đối ngoại cũng chưa được như mong muốn, một trong những nguyên nhân là do chưa có cơ chế phối hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng nhấn mạnh, muốn làm tốt công tác ngoại giao phải nghiên cứu và dự báo chiến lược tốt, nghiên cứu ở tầm xa, tầm cao và bề rộng. Khi có bất kỳ sự việc gì nảy sinh thì phải nhìn lại lịch sử. “Muốn hiểu trước mắt phải hiểu được lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, để rút ra được những quy luật các nước hành xử với mình như thế nào, cái gì là tối đa, cái gì là tối thiểu thì mới có đối sách thỏa đáng, còn nhìn ngắn thì không ra vấn đề. Đôi khi cứ nhìn hẹp, mặt đối mặt với một bên, nhưng trước thế giới rộng mở, tác động qua lại lẫn nhau mà không nhìn toàn diện tất cả các bên thì không thể có đối sách thỏa đáng được”, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói.

Kiều Liên - Hải Minh


Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại... Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.

Liên Hợp Quốc có trụ sở ở New York là một tổ chức ngoại giao lớn nhất.

Ger van Elk, Symmetry of Diplomacy, 1975, Groninger Museum.

Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cử xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.

Nhiệm vụ chính của ngoại giao là bảo đảm đến cùng lợi ích quốc gia và dân tộc.

Ngoại giao là một phương pháp thiết lập các mối quan hệ giữa các nhóm người, và rõ ràng, nó xuất hiện ngay từ thời tiền sử. Theo G.Nicholson, những lý thuyết gia thế kỷ XIII tuyên bố rằng những nhà ngoại giao đầu tiên là những thiên thần [angels], những người đóng vai trò là các sứ giả giữa bầu trời và mặt đất. Người ta cũng tin tưởng rằng, trong thời tiền sử, rất có thể xảy ra tình huống như thế này, một bộ lạc khi chiến tranh với những bộ lạc khác đã muốn thu thập và chôn cất người chết, phải tiến hành thỏa thuận, thương lượng để ngưng chiến. Lưu ý rằng, cuộc thương lượng sẽ không thể thành công nếu đại diện của bộ lạc bị giết hại trong quá trình truyền thông điệp. Và như vậy, phải có những luật lệ và đặc quyền nhất định để bảo vệ những sứ giả đó. Cá nhân những sứ giả hay những người được ủy quyền được thừa hưởng những quyền lợi hợp lệ nhưng phải nằm trong những khía cạnh đặc biệt nhất định. Tất cả những điều này góp phần định hình nên những đặc quyền ngoại giao được sử dụng trong quan hệ quốc tế hiện đại sau này. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, sức mạnh quân sự được sử dụng liên tục để tạo ra thêm nhiều lực lượng lao động, và là phương tiện chủ yếu để hiện thực hóa chính sách ngoại giao của nhà nước. Vì thế, quan hệ ngoại giao chỉ được duy trì không thường xuyên thông qua các đại sứ, những người được cử đi và trở về sau khi hoàn thành một nhiệm vụ nhất định. Trong thời kỳ phong kiến phân quyền, có sự tiếp nhận rộng rãi khái niệm "ngoại giao cá nhân" của các lãnh địa nhằm ký kết những hiệp định chấm dứt chiến tranh hay tham gia khối liên minh quân sự, hoặc tổ chức sắp đặt những cuộc hôn nhân chính trị giữa các triều đại. Giữa thế kỷ XV, cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, dần dần xuất hiện những đại diện thường trực của quốc gia ở nước ngoài.

  • Nhiệm vụ ngoại giao
  • Hộ chiếu ngoại giao
  • Ngoại giao kinh tế
  • Ngoại giao văn hóa
  • Chính sách đối ngoại
  • Phân tích chính sách đối ngoại
  • Quan hệ quốc tế
  • Chủ nghĩa đa phương
  • Hiệp ước hòa bình
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Luật quốc tế
  • Sứ thần
  • Hàm ngoại giao
  • Chính sách nhân nhượng
  • Phái bộ ngoại giao

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Ngoại giao.
  • Bộ ngoại giao Việt Nam
  • The United Nations
  • U.S. Dept. of State Foreign Affairs Handbook - Using Diplomatic Notes Lưu trữ 2013-10-29 tại Wayback Machine
  • Frontline Diplomacy: The Foreign Affairs Oral History Collection of the Association for Diplomatic Studies and Training
  • Library of Congress.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ngoại_giao&oldid=66967484”

Video liên quan

Chủ Đề