Nguyễn ái quốc đọc bản sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của lênin vào tháng, năm nào

Trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân ta đang sống trong cảnh lầm than, nô lệ dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cũng như bao người Việt Nam yêu nước khác, sau nhiều trăn trở, suy nghiệm, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành với chân phụ bếp trên chiếc tàu Latouche Treville thuộc hãng Vận tải hợp nhất, rời cảng Nhà Rồng [Sài Gòn] hướng tới phương Tây, trước hết là nước Pháp, tìm đường cứu nước.

Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin

Từ ngày 16 và ngày 17-7-1920, liên tiếp trong hai số liền Báo Nhân đạo [L’Humanité] đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin dưới tiêu đề lớn là Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa.

 Sau khi đọc bản Luận cương, Nguyễn Ái Quốc đã sung sướng thốt lên: "Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".

Báo Nhân đạo đã đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Ảnh tư liệu

Trong Luận cương, Lênin phê phán nhiều luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế thứ hai về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thực sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa, phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến. Bằng cách luận giải ngắn gọn, Lênin đã làm sáng tỏ những quan điểm cơ bản của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc, làm sáng rõ hướng đi và biện pháp quan trọng nhất là đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc ở thuộc địa giành thắng lợi hoàn toàn.

Chính Nguyễn Ái Quốc cũng nhận thấy bước ngoặt lớn của cuộc đời hoạt động cách mạng của mình sau 10 năm tìm tòi, thử nghiệm để nhận biết được chân lý lớn nhất của thời đại. Người nói:

"Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ... Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".

Bằng việc tiếp cận với Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc còn là người đầu tiên mở đường cho chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, làm cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam gắn bó với sự nghiệp của giai cấp vô sản thế giới.

Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” [1]. Từ khi tiếp cận được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã chuyển hóa từ một người yêu nước trở thành chiến sỹ cộng sản. Người khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, từ đây người đã tích cực học tập lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin để làm định hướng cho cách mạng Việt Nam sau này. Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức thấy một điều: "Cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khác là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng" [2].

         Trong 12 luận điểm của Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đã có nhiều nội dung được Hồ Chí Minh tiếp thu trong đó có 2 nội dung lớn:

      Thứ nhất, Xác định đối tượng đấu tranh của cách mạng.

      Thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng từng bước đặt ách thống trị trên phạm vi cả nước và dần bộc lộ bản chất cai trị, bóc lột của mình chứ không phải như những gì chúng tuyên bố là “khai phá văn minh”. Trong bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Lênin đã chỉ rõ: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng” [3]. Như vậy, ... “nhiệm vụ cơ bản của mình - là đấu tranh chống chế độ dân chủ tư sản và vạch trần sự dối trá và sự giả nhân giả nghĩa của nó, - đảng cộng sản, người đại diện tự giác của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản...” [4]

      Như vậy, đối tượng để đấu tranh của cách mạng Việt Nam khi đó không phải là toàn bộ nhân dân Pháp như nhiều người yêu nước đương thời nhận thức. Ngay cả các trí sỹ yêu nước lúc đó chỉ nhìn thấy Pháp xâm lược Việt Nam lên căm thù Pháp và cần tiêu diệt toàn bộ những người Pháp không kể họ thuộc giai cấp, tầng lớp hay lực lượng nào, miễn là “người Tây” thì cần phải giết hết. Hồ Chí Minh đã có sự thay đổi nhận thức về đối tượng để đấu tranh cho cách mạng Việt Nam: chống Pháp giành độc lập dân tộc là đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, chống bọn tư sản Pháp núp dưới chiêu bài “khai hóa văn minh cho An Nam”, hay mang “tự do, bình đẳng, bác ái” cho nhân dân Việt Nam nhưng thực chất là “tước lục” nhân  dân các nước thuộc địa, khai thác tài nguyên của nước ta để làm giàu cho giai cấp tư sản chính quốc Pháp. Còn nhân dân lao động Pháp không phải đối tượng để đấu tranh mà cần sự đồng tình và ủng hộ giúp đỡ của họ theo tinh thần "bốn phương vô sản đều là anh em" mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Người viết: “Phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp” [5]

      Trong bản sơ thảo lần thứ nhất này, Lênin còn chỉ rõ:... “nhất thiết phải đặc biệt ủng hộ phong trào nông dân ở các nước chậm tiến, chống bọn địa chủ, chống chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất, chống mọi biểu hiện và tàn dư của chế độ phong kiến;” [6] Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm này để xác định đối tượng đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. Người phân tích một cách sâu sắc các giai cấp, tầng lớp xã hội ở Việt Nam; phân tích mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam khi đó và thấy rằng không chỉ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược giành độc lập dân tộc là đủ mà còn phải đấu tranh chống lại “chống bọn địa chủ”, “chống chế độ chiếm hữu nhiều ruộng đất”, “chống mọi biểu hiện và tàn dư của chế độ phong kiến”. Như vậy, cách mạng Việt Nam phải giải quyết hai nhiệm vụ chiến lược: thứ nhất, giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước; hai là, giải quyết mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân [chủ yếu là nông dân] với giai cấp địa chủ phong kiến. Phải cùng một lúc song song thực hiện hai nhiệm vụ cách mạng này để giải quyết các mâu  thuẫn nêu trên. Điều này nó khác với việc xác định đối tượng để đấu tranh cách mạng của các nước trên thế giới là đấu tranh giai cấp: đối tượng cần phải đấu tranh để xóa bỏ là gia cấp tư sản, những kẻ đi bóc lột, áp bức các giai tầng khác.

      Thứ hai, Xác định lực lượng cách mạng.

     Bản sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Lênin đã nêu nên: để xác định đâu là lực lượng cách mạng cần phải đi từ tình hình kinh tế, từ “sự phân biệt rõ rệt lợi ích của giai cấp bị áp bức, của những người lao động, của những người bị bóc lột, với cái khái niệm chung về lợi ích của nhân dân nói chung, nó chỉ biểu hiện những lợi ích của giai cấp thống trị” [7]. Cần “...phân biệt thật rõ rệt những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình... với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi” [8]. Vậy thì, ... “tuyệt đại đa số nhân dân trên trái đất bị một thiểu số nhỏ bé những nước tư bản tiên tiến rất mực giàu có, nô dịch về mặt thuộc địa và tài chính” [9]. Lực lượng cách mạng theo Lênin là giai cấp vô sản và ... “ quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản” [10]. Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm này để xác định lực lượng để đấu tranh cho cách mạng Việt Nam:

      Đó là, những người vô sản Việt Nam, là giai cấp công nhân và nông dân: “công, nông là gốc cách mạng”. Vì vậy, “công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối” để tạo thành một lực lượng lớn cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, lật đổ bọn địa chủ, phong kiến và tay sai, nhưng giai cấp vô sản Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

       Nhưng mâu thuẫn không chỉ có giai cấp vô sản Việt Vam với đế quốc Pháp xâm lược mà còn là toàn thể dân tộc Việt Nam, mỗi con dân nước Việt với thực dân Pháp. Mỗi người dân Việt đều có tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc, nó được tiếp biến qua hàng ngàn năm lịch sử, qua lớp các thế hệ, truyền thống đó được hun đúc và khi Tổ quốc bị xâm lăng nó sẽ trỗi dậy, phát huy tác dụng. Nên lực lượng của cách mạng Việt Nam là: cả dân tộc Việt Nam, là đồng bào Việt Nam, bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo và ở mọi lứa tuổi.

       Kế thừa quan điểm của Lênin, Nguyễn Ái Quốc còn xác định rõ: lực lượng của cách mạng Việt Nam là phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và phong trào hòa bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam. Tại Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng: Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi.

      Ngoài ra, lực lượng của cách mạng Việt Nam theo Người, còn là các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tự do và công lý, các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Hồ Chí Minh cũng tìm mọi cách để thực hiện đoàn kết các lực lượng tiến bộ quốc tế để thành lực lượng cho cách mạng Việt Nam giành độc lập dân tộc, đánh đổ địa chủ, phong  kiến và thành “một trong những cái cánh của cách mạng vô sản thế giới” [11]

      Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra con đường mà Nguyễn Ái Quốc đã phải trải qua một quá trình rất lâu dài, bôn ban nhiều nơi, nghiên cứu nhiều học thuyết lý luận mới tìm thấy đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người, đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Bản luận cương giúp Người xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù đó để đánh đổ, và đâu là lực lượng của các mạng Việt Nam để phải tuyên truyền, thuyết phục “để góp thành lực lượng lớn”, thành khối đoàn kết thống nhất thực hiện mục tiêu: giành độc lập dân tộc, đánh đổ địa chủ, phong  kiến với  xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

 [1]. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417

[2].PGS.TS Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam [1921-1930], H.2009

[3], [4], [6], [7], [8], [9], [10], [11] V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.197-207.

Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa khi nào ở đâu?

Chính vì thế, trong hai ngày 16 và 17/7/1920 trên báo Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin [được gọi tắt là Sơ thảo luận cương] với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 7 năm 1920 có sự kiện gì xảy ra?

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Bản sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, sự bắt gặp của lý tưởng yêu nước với chất lý thời đại đã mở ra bước ngoặt lớn trong tư tưởng cứu nước của Người.

Hồ Chí Minh nghiên cứu Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin khi nào?

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản sơ thảo lần thứ nhất luận cương về những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919

Trong đó, công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1920-1930 là xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam- con đường cách mạng vô sản [1920].

Chủ Đề