Nhắc lại tính chất hóa học của axit

Tính chất hóa học của axit là một bài học quan trọng trong chương trình Hoá học lớp 9. Do đó, để củng cố kiến thức cho các học và làm bài tập. Chúng tôi có tổng hợp kiến thức lý thuyết và bài tập vận dụng về Tính chất hóa học của axit trong tài liệu. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo tài liệu bên dưới.

Tổng quan về tính chất hóa học của axit

Tính chất hoá học của Axit là một trong những bài học đầu tiên của Hoá học lớp 9. Vậy t.ính chất hoá học của Axit là gì?

Dựa vào tính chất hoá học thì sẽ có 3 loại axit. Đó là Axit mạnh, Axit trung bình và axit yếu. Ngoài ra, sẽ có 6 tính chất hoá học của axit mà các bạn cần nắm vững. Đó là:

  • Tác dụng với chất chỉ thị màu
  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với bazo
  • Tác dụng với oxit bazo
  • Tác dụng với muối
  • Tác dụng với phi kim loại

Ngoài các tính chất hoá học của axit, các bạn cần nắm vững những phương pháp điều chế axit. Bao gồm phương pháp điều chế đối với axit có oxi và điều chế đối với axit không có oxi.

Để nắm vững các kiến thức trên, các bạn hãy tham khảo tài liệu bên dưới.

Có thể bạn quan tâm:  Hóa học 9 bài 1: Những lưu ý khi làm bài Oxit

Phương pháp làm bài tập Hoá học lớp 9

Bài tập về t.ính chất hoá học của axit thường là những bài cơ bản. Những đây sẽ là những bài tập nền tảng cho các bài tập nâng cao ở các chuyên đề khác. Do đó, các bạn cần nắm vững lý thuyết và làm bài tập chăm chỉ, bao gồm cả bài tập trong tài liệu bên dưới. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm bài tập về tính chất hoá học của oxi và saccarozo. Chúc các bạn học tốt.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Thu Hoài

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các tính chất hóa học đặc trưng của axit, các axit khác nhau có những tính chất hóa học nào giống nhau, từ đó có thể xác định được thứ tự mạnh yếu của các axit.

Tính chất hóa học của axit. Cách xác định thứ tự axit mạnh axit yếu và bài tập thuộc phần: CHƯƠNG I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

I. Khái quát về Axit - Axit là gì?

- Định nghĩa: Axit là những hợp chất có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit.

Ví dụ : HCl [Axit clohidric]; H2SO4 [Axit sunfuric]; HNO3 [Axit nitric]  H2S [Axit sunfuhidric];  H2CO3 [axit cacbonic];

- Axit có 5 tính chất hóa học đặc trưng:

  • Làm đổi màu quỳ tím
  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với bazơ
  • Tác dụng với oxit bazơ
  • Tác dụng với muối
Tính chất hóa học của axit

II. Tính chất hóa học của Axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị màu [quỳ tím]

- Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ

* Lưu ý: Dựa vào tính chất này mà quỳ tím được sử dụng để nhận biết dung dịch axit

2. Axit tác dụng với kim loại

- Dung dịch Axit tác dụng được với một số kim loại [trừ Cu, Ag, Au, Pt] tạo thành muối và giải phóng khí Hidro.

- Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

- Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K , Na , Ba , Ca , Mg , Al , Zn , Fe , Ni , Sn , Pb , H , Cu , Hg , Ag , Pt , Au

* Cách nhớ gợi ý: Khi Nào Bạn Cần Mua Áo Záp Sắt Nhìn Sang Phải Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu

- Tổng quát: Axit + Kim loại → Muối + H2↑

Ví dụ: 2Na + 2HCl  →  2NaCl + H2↑

Mg + H2SO4 [loãng] →  MgSO4 + H2↑

Zn + H2SO4 [loãng] →  ZnSO4 + H2↑

Cu + HCl ↵ Không phản ứng

Fe + 2HCl  →  FeCl2 + H2↑

* Chú ý: Sắt khi tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo muối sắt [II] chứ không tạo muối sắt [III]

- Dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng Hidro [nội dung này các em sẽ được học ở bậc THPT].

3. Axit tác dụng với Bazơ

- Tất cả các axit đều tác dụng với bazơ. Phản ứng xảy ra mãnh liệt và được gọi là phản ứng trung hòa.

- Tổng quát: Axit + Bazơ → Muối + H2O

Ví dụ: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Mg[OH]2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Cu[OH]2 + HCl → CuCl2 + H2O

4. Axit tác dụng với Oxit bazơ

- Tất cả các axit đều tác dụng với oxit bazơ.

- Tổng quát: Axit + Oxit bazơ → Muối + H2O

Ví dụ: Na2O + 2HCl →  2NaCl + H2

FeO + H2SO4 [loãng] →  FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl  →  CuCl2 + H2O

5. Axit tác dụng với muối

- Điều kiện để axit tác dụng với muối:

• Muối tham gia tan, Axit mạnh, muối tạo thành không tan trong axit sinh ra

• Chất tạo thành có ít nhất 1 kết tủa hoặc một khí bay hơi

• Sau phản ứng, nếu muối mới là muối tan thì axit mới phải yếu, nếu muối mới là muối không tan thì axit mới phải là axit mạnh

- Tổng quát: Muối [tan] + Axit [mạnh] → Muối mới [tan hoặc không tan] + Axit mới [yếu hoặc dễ bay hơi hoặc mạnh].

Ví dụ: H2SO4 + BaCl2  →  BaSO4 ↓ trắng + 2HCl

K2CO3 + 2HCl  →  2KCl + H2O + CO2↑ [H2CO3 phân hủy ra H2O và CO2].

III. Axit mạnh, Axit yếu

- Axit mạnh:  H2SO4 [Axit sunfuric]; HCl [Axit clohidric]; HNO3 [Axit nitric]

- Axit yếu hơn:  H3PO4 [axit photphoric] H2S [Axit sunfuhidric]; H2SO3 [axit sunfurơ];  H2CO3 [axit cacbonic];

IV. Cách xác định thứ tự axit mạnh, axit yếu

- Axit mạnh có các tính chất hóa học sau: Phản ứng nhanh với kim loại, với muối cácbonat; dung dịch dẫn điện tốt,...

- Axit yếu có các tính chất hóa học sau: Phản ứng chậm với kim loại, với muối cacbonat; dung dịch dẫn điện kém,...

V. Bài tập về axit

Bài 1 trang 14 SGK Hóa 9: Từ Mg, MgO, Mg[OH]2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.

* Lời giải bài 1 trang 14 SGK Hóa 9:

- Phương trình phản ứng:

Mg + H2SO4 [loãng] → MgSO4 + H2↑

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg[OH]2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Bài 2 trang 14 SGK Hóa 9: Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe[OH]3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

a] Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.

b] Dung dịch có màu xanh lam.

c] Dung dịch có màu vàng nâu.

d] Dung dịch không có màu.

Viết các phương trình phản ứng.

* Lời giải bài 2 trang 14 SGK Hóa 9:

a] Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2.

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

b] Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch CuCl2.

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c] Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch FeCl3.

Fe[OH]3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O

Hoặc Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

d] Dung dịch không màu là các dung dịch MgCl2, AlCl3.

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑

Bài 3 trang 14 SGK Hóa 9: Hãy viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp sau:

a] Magie oxit và axit nitric.

b] Đồng [II] oxit và axit clohiđric.

c] Nhôm oxit và axit sunfuric.

d] Sắt và axit clohiđric.

e] Kẽm và axit sunfuric loãng.

* Lời giải bài 3 trang 14 SGK Hóa 9:

- Phương trình hóa học của các phản ứng:

a] MgO + 2HNO3 → Mg[NO3]2 + H2O

b] CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

c] Al2O3 + 3H2SO4 → Al2[SO4]3 + 3H2O

d] Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

e] Zn + H2SO4[loãng] → ZnSO4 + H2↑

Bài 4 trang 14 SGK Hóa 9:  Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm [theo khối lượng] của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a] Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b] Phương pháp vật lí.

[Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng].

* Lời giải bài 4 trang 14 SGK Hóa 9:

a] Phương pháp hóa học:

- Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

- Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

- Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

- Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = [7,2/10].100% = 72% và % Fe = 100% - 72% = 28%

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

Cu + HCl → không phản ứng.

b] Phương pháp vật lý:

- Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.

Tính chất hóa học của axit Cách xác định thứ tự axit mạnh axit yếu và bài tập -Hóa 9  được biên soạn theo SGK mới và được đăng trong mục Soạn Hóa 9 và giải bài tập Hóa 9 gồm các bài Soạn Hóa 9 được hướng dẫn biên soạn bởi đội ngũ giáo viên dạy giỏi hóa tư vấn và những bài Hóa 9 được soanbaitap.com trình bày dễ hiểu, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, giúp bạn học giỏi hóa 9. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập.

Video liên quan

Chủ Đề